Bước tới nội dung

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết tốt Tiêu chuẩn Đề cử (6) Rút sao (0) Thảo luận Thống kê
Tuần tới: VinFast President      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{OK}} Đồng ý
 Chưa đồng ý {{OK?}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{YK}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
    5. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốtdanh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
    6. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    7. Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích

Gợi ý

Đề cử hiện hành

  • Nhận xét: Đây là một mẫu xe concept của thương hiệu ngôi sao ba cánh đến từ Đức, với hy vọng sẽ chứng minh tầm nhìn của họ về tương lai của ngành công nghiệp ô tô điện. Bên cạnh đó, mẫu xe này cũng xác lập kỷ lục quãng đường di chuyển xa nhất chỉ trong một lần sạc là hơn 1.202 km, vô cùng ấn tượng đối với một chiếc xe chạy điện. Bài viết được tôi dịch toàn bộ từ enwiki và có bổ sung một ít thông tin từ các nguồn tiếng Việt, đồng thời tra cứu khá kỹ các thuật ngữ chuyên ngành. Mặc dù vậy, theo tôi đánh giá đây là một bài viết không dễ dịch nên có thể tồn đọng vài sai sót, hy vọng sẽ được các bạn góp ý.
  • Người nhận xét: Martin L. KingI have a dream 05:25, ngày 20 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  • Nhận xét: ... "Smells Like Teen Spirit" là bài hát bất hủ của ban nhạc Nirvana, được mệnh là thánh ca của thế hệ X, có mặt trong nhiều danh sách các bài hát và video âm nhạc (MV) vĩ đại nhất. Hiện MV của bài cũng đã đạt mốc 1 tỷ 8 tính đến thời điểm mở biểu quyết này. Bài được tôi dịch full từ bản FA bên en đã đắc cử từ lâu, có chỉnh đôi chỗ về lỗi lặp nguồn, định dạng nguồn và cập nhật nội dung. Mời mọi người nhận xét bài.
  • Người nhận xét:  Jimmy Blues  12:28, ngày 19 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến @Mintu Martin: Bài có một vài vấn đề:
1. Mặc dù vậy, báo giới âm nhạc đã trao tặng ca khúc danh hiệu "thánh-ca-của-một-thế-hệ", xếp Cobain là người phát ngôn miễn cưỡng của Thế hệ X (đề mục Phát hành và đón nhận) – Bạn diễn giải lại văn phong của cụm "thánh-ca-của-một-thế-hệ".
2. Cobain mở đầu bằng tuyên bố: "Tôi muốn mọi người trong phòng này biết rằng Courtney Love, giọng ca chính của nhóm nhạc pop Hole, là người tình tuyệt nhất thế giới." (đề mục Trình diễn trực tiếp) – "Tình tuyệt" là gì nhỉ? Hongkytran (thảo luận) 14:43, ngày 19 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
3. Các nguồn 12, 13, 18, 19, 24, 42, 44, 45, 46, 47, 51, 70, 72 không có "chữ xanh" nào cả! Hongkytran (thảo luận) 12:23, ngày 21 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  • Nhận xét: Đây là món ăn khá phổ biến ở khu vực Nam Bộ và một số vùng khác, với thành phần chính là thịt bò tẩm gia vị được cuốn trong lá lốt. Bài viết do tôi chắp bút vào nửa đầu năm và dự định sẽ ứng cử vào những tháng cuối cùng một số bài khác, nay sẵn dịp comeback nên tôi quyết định tế em nó đầu tiên. Nhìn chung bài viết đã thỏa mãn các tiêu chí về thông tin, hình ảnh và nguồn gốc. Hy vọng các bạn sẽ đưa ra những lời góp ý cho bài.
  • Người nhận xét: Martin L. KingI have a dream 12:26, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn của một bài viết tốt. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:51, ngày 20 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài viết không còn vấn đề gì nữa Hongkytran (thảo luận) 14:25, ngày 22 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến @Baoothersks: Đề mục Độ phủ rộng mình nghĩ bạn nên thay đổi thành Đón nhận (Reception thì sẽ hợp lý hơn! Hongkytran (thảo luận) 05:23, ngày 19 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Đón nhận dễ gây nhầm lẫn vì có ý nghĩa khá giống với Đánh giá, hay nói đúng hơn thì đánh giá là một phần của đón nhận. Đã thay đổi tên đề mục chính cho phù hợp Martin L. KingI have a dream 05:35, ngày 19 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Phổ biến , sự phổ biến hay hơn - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 05:52, ngày 19 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  • Nhận xét: Calci là một kim loại kiềm thổ phổ biến, bởi nó là một trong những thành phần quan trọng của xương và đóng vai trò sinh học quan trọng đối với cơ thể. Bài viết này được phê duyệt BCB vào tháng 7 và được biên dịch từ BVT bên Wikipedia tiếng Anh. Ngoài ra, mình cũng đã sử dụng một số nguồn tiếng Việt để giải thích một số từ ngữ khoa học cũng như là để "địa phương hóa" bài viết và phổ biến một số nguồn bách khoa tại Việt Nam. Mong nhận được đánh giá khách quan của mọi người.
  • Người nhận xét: ChopinTheChemistTrò chuyện 04:27, ngày 5 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Đã bình duyệt trước khi người viết chính đăng ứng cử — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 07:07, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài rất OK đủ điều kiện làm BVT. Mong bạn Minh Đức tiếp tục đại tu nhiều bài nguyên tố hóa học lên BVT trong tương lai gần.  Jimmy Blues  08:39, ngày 22 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1. Bình luận: Xin cảm ơn Mongrangvebet vì đã giúp hiệu đính và hoàn thiện bài viết cho mình. ChopinTheChemistTrò chuyện 04:27, ngày 5 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Không hiểu sao phần đầu bài lại bị trống một khoảng nhỉ?  Jimmy Blues  13:58, ngày 7 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý Đã sửa. Mong bạn đọc xem nội dung đủ tiêu chuẩn chưa @Mintu Martin – ChopinTheChemistTrò chuyện 14:52, ngày 7 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Do không chuyên về bộ môn hoá lắm nên mình không rõ quá trình biên soạn. Nhưng mình thấy phần tên in4box "Calci, 20Ca" hình như sau dấu "," bị hai dấu cách mà bên en.wiki không có. Không biết đây là quy chuẩn chung của dự án hay bị lỗi typo nhỉ. Nếu có thể các bạn kiểm tra lại nhé. Nếu có sai sót mong các bạn cho mình xin lỗi trước hì ^^. – Anna Yamada đang ngủ rất ngon với bé mèo của họ | - ˕ •マ 09:57, ngày 9 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đúng là Bản mẫu:Thông tin nguyên tố hóa học đang dùng đến 2 dấu cách, và hiện giờ mình đã rút lại còn 1 dấu. Bạn kiểm tra lại nhé, nếu thấy không thuận thì có thể hồi sửa. Thuyhung2112 (thảo luận) 10:09, ngày 9 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến @Minh Duc le wiki: Cụm "bắt nguồn từ từ tiếng Pháp calcium /kalsjɔm/" – Thứ nhất có hai "từ từ", thứ hai là calcium bạn để trong {{Lang-fr| và /kalsjɔm/ bạn để trong {{IPA-fr|. Tham khảo bài viết en:France Hongkytran (thảo luận) 14:29, ngày 16 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý Đã sửa thành: bắt nguồn từ tên nguyên tố trong tiếng Pháp: calcium phát âm tiếng Pháp: ​[/kal.sjɔm/]. Mong bạn tiếp tục đánh giá xem bài đã đủ tiêu chuẩn BVT chưa nhé – ChopinTheChemistTrò chuyện 19:01, ngày 16 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki: Nguồn số 5 toàn chữ đen, không có chữ xanh nào giống như các nguồn khác:))))
    @Hongkytran:Về nguồn số 5 thì mình tìm được trang này của nhà xuất bản GERFLINT, nhưng mình chưa rõ bản quyền của nguồn này nên mình tạm thời chưa đưa vào bài viết. Bạn nghĩ xem có nên liên kết nguồn này bài viết không?ChopinTheChemistTrò chuyện 04:21, ngày 17 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki: Chia sẻ thật là mình không quá am hiểu về hóa học. Vì vậy, mình xin shout out cho MongrangvebetThuyhung2112 để tư vấn về vấn đề này nha! Hongkytran (thảo luận) 07:04, ngày 17 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wikiHongkytran: Theo nhận định của mình thì không có cái gọi là "tên nguyên tố trong tiếng Pháp", mà chỉ có tên nguyên tố chuẩn hóa do IUPAC cung cấp. Xét theo ngữ cảnh của Việt Nam thì từ khuyến nghị của IUPAC, chúng ta đã có một bộ tiêu chuẩn quốc gia về danh pháp các nguyên tố (có thể tham khảo thêm tại Wikipedia:Tên bài (hóa học)). Vì vậy, quan điểm của mình là nên lược bỏ thông tin về "tên gọi bắt nguồn" đó ra khỏi bài.
    Một điều đáng chú ý nữa là từ điển được trích dẫn (trang 79) chỉ nhắc đến chữ can-xi phiên âm từ tiếng Pháp. Thuyhung2112 (thảo luận) 08:48, ngày 17 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Có lý. Tuy nhiên mình sẽ giữ nguyên phần "còn được viết là canxi" do đây vẫn là tên gọi phổ biến của calci. Nguồn thì có thể thay bằng từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê năm 2021. Bạn nghĩ sao về việc này? (với cả tiện thì mình hỏi bạn là nếu mình liên kết nguồn này vào bài thì có bị VPBQ không nhỉ) – ChopinTheChemistTrò chuyện 12:40, ngày 17 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki: Nếu vậy thì bạn có thể ghi trong ngoặc (danh pháp cũ: canxi) (tương tự bài Fluor) và dẫn nguồn đến từ điển. Mình không rõ về việc liên kết đến nguồn nên việc này tùy bạn quyết định. Thuyhung2112 (thảo luận) 13:25, ngày 17 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình đã thay bằng nguồn của mình. Tuy nhiên mình vẫn sẽ giữ câu "hay còn được gọi là canxi" do đến thời điểm này vẫn còn những bài báo hay trang thông tin gọi calci như trên. Mong rằng nó sẽ không ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng bài viết. – ChopinTheChemistTrò chuyện 21:06, ngày 17 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến @Minh Duc le wiki: Nguồn số 5 – Phải là |first=Hoàng|last=Phê, bổ sung thêm |author-link=Hoàng Phê cũng như |publisher=Nhà xuất bản Hồng Đức nha bạn! Hongkytran (thảo luận) 05:36, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tên tác giả tiếng Việt để vào trường author mới phù hợp. Ví dụ: |author=Hoàng Phê. Thuyhung2112 (thảo luận) 05:43, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý Đã sửa. – ChopinTheChemistTrò chuyện 08:15, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Minh Duc le wiki: Mình thấy bạn lạm dụng - quá nhiều. Ngoài trong định nghĩa hóa học ra thì mong bạn thay - thành hay , luân phiên sao cho hợp lý nhất là ok 👌👌 Hongkytran (thảo luận) 11:00, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Đã sửa: thay - thành – ở phần mở đầu và trong bảng khuyến nghị dinh dưỡng. Mong bạn tiếp tục xem xét và đóng góp. – ChopinTheChemistTrò chuyện 16:42, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Đã thêm author-link – ChopinTheChemistTrò chuyện 12:48, ngày 20 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  • Nội dung: Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân cùng giới cao tại châu Á (theo Trung tâm Nghiên cứu Pew). Nước này trước đó đã có ban hành lệnh cấm hôn nhân cùng giới kéo dài từ năm 2000 cho đến khi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được ban hành với việc dỡ bỏ lệnh cấm. Tuy nhiên khi dỡ bỏ, vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới vẫn chưa được công nhận. Trong giai đoạn vận động hợp pháp hóa, hàng loạt các tổ chức/phong trào xã hội cũng được diễn ra và điển hình như VietPride, Tôi Đồng Ý... Theo viện iSEE, chiến dịch Tôi Đồng Ý giai đoạn 2025–2030 sẽ tiến tới vận động Quốc hội Việt Nam hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Bài viết cũng sẽ được cập nhật thường xuyên theo thời gian theo tiến trình của hôn nhân cùng giới ở Việt Nam.
  • Nhận xét: Bài viết đã được tổng hợp mới so với bài viết trước đó từ nhiều nguồn với nhiều góc độ khác nhau từ ủng hộ cho đến phản đối, từ trong nước cho đến quốc tế cũng như các vấn đề có liên quan khác như sự cởi mở của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề LGBT, các tranh cãi liên quan đến việc hợp pháp hóa, cảm hứng cho các quốc gia trong khu vực... Bài viết có dựa trên một số thông tin từ bài viết cũ và enWiki. Hy vọng nhận được các đánh giá chân thành nhất từ các thành viên.
  • Người nhận xét:  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:29, ngày 3 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài viết của bạn Khangdora2809 không còn vấn đề gì lớn cả 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 12:55, ngày 20 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

  •  Ý kiến @Khangdora2809: Câu "Tuy nhiên, đến ngày 4 tháng 7, Việt Nam đã "ghi nhận" (từ chối) các đề xuất này." trong đề mục Lịch sử mình thấy hơi khó hiểu và lủng củng. Mong bạn diễn giải lại câu trên cho nó dễ hiểu và trôi chảy hơn! Hongkytran (thảo luận) 05:03, ngày 4 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran Mình thấy khó hiểu thì có thể đối với một số người ít tiếp xúc với các vấn đề ngoại giao quốc tế nhưng lủng củng thì có lẽ không nha. Trong trường hợp này, thay vì từ chối thẳng thì Việt Nam được xem là lựa chọn "ghi nhận" (được hiểu ở đây là "không thực hiện" theo yêu cầu của quốc gia đề xuất), một cách từ chối khéo trong ngoại giao. Mình sẽ bổ sung thêm một cái ghi chú ở vị trí này để giải thích cho mọi người khi đọc sẽ dễ hiểu.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 07:34, ngày 5 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đề cử đã qua

Xem thêm