Bạn chính là tác giả của Wikipedia!
Mọi người đều có thể biên tập bài ngay lập tức, chỉ cần nhớ vài quy tắc. Có sẵn rất nhiều trang trợ giúp như tạo bài, sửa bài hay tải ảnh. Bạn cũng đừng ngại đặt câu hỏi.
Hiện chúng ta có 1.243.702 bài viết và 735.349 thành viên.
Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những mô khỏe mạnh của cơ thể. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch bẩm sinh với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người, hàng rào máu–não, hàng rào máu–dịch não và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với hệ thống miễn dịch não, vốn chuyên bảo vệ não. Các mầm bệnh có thể nhanh chóng tiến hóa và thích nghi, và do đó có thể tránh bị phát hiện và không bị vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên, nhiều cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. Ngay cả các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn cũng có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn. Một số cơ chế miễn dịch cơ bản khác đã phát triển trong các loài sinh vật nhân chuẩn cổ đại và vẫn còn trong hậu duệ hiện đại của chúng, như ở thực vật và động vật không xương sống. Các cơ chế này bao gồm thực bào, các peptide kháng khuẩn được gọi là defensin, và hệ thống bổ thể. Các động vật có quai hàm, bao gồm cả con người, còn có cơ chế phòng vệ tinh vi hơn, bao gồm khả năng thích ứng theo thời gian để nhận ra các mầm bệnh cụ thể hiệu quả hơn. (xem tiếp…)