An ninh sân bay: một số vật dụng gây sốc khi cho phép được để trong hành lý xách tay

Tháng 6 là tháng nghỉ hè đối với học sinh, sinh viên. Bởi là tháng cao điểm của mùa du lịch nên lượt hành khách đi du lịch trong nước và nước ngoài tăng cao. Ngoài những hành lý cồng kềnh buộc bạn phải ký gửi thì mỗi hành khách đều được quy định mang theo hành lý xách tay gọn nhẹ, cân nặng tùy theo mỗi hãng hàng không, ví dụ như 7kg với hãng Vietjet, 10kg với hãng Vietnam airlines…

sân bay

Theo quy định của hàng không, sẽ có một số vật dụng mà hành khách không được mang lên máy bay theo hành lý xách tay như nước uống, các đồ vật sắc nhọt như dao gọt hoa quả… Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên khi một số vật dụng dưới đây lại được thông qua cổng an ninh sân bay.

Dao cạo
Dao cạo râu là một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất mà vẫn được để trong hành lý xách tay. Dao cạo với lưỡi cố định có thể được mang lên máy bay nhưng dao cạo tháo rời thì không được phép. Cắt móng tay và kéo nhỏ có lưỡi nhỏ hơn 6cm cũng được phép thông qua hệ thống an ninh sân bay.

Bật lửa
Hành khách được mang bật lửa lên máy bay nhưng mỗi người chỉ được mang 1 cái và phải luôn giữ trong người bởi nó vẫn là một thứ gây nổ và hỏa hoạn trên máy bay.

Chai nước rỗng
Điều này cũng khá là bất cập, bởi hầu hết các sân bay đều có vòi nước sạch ở bên trong cổng an ninh. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm cho một chai nước đắt tiền ở sân bay, bạn có thể làm đầy chai khi đã qua hệ thống an ninh.

Thực phẩm đôi khi là một vấn đề an ninh rất khó khăn để quản lý. Tuy nhiên những vật dụng sắc nhọn hoặc chứa chất lỏng hoặc có mùi nồng nặc, thì bạn không nên mang lên máy bay qua hành lý xách tay.

Du khách Mỹ vẫn đặt niềm tin vào du lịch Anh và Pháp sau hàng loạt vụ khủng bố

London và Paris tiếp tục là sự lựa chọn hàng đầu của du khách Mỹ trong số các điểm du lịch phổ biến của Châu Âu trong mùa hè này – theo thống kê của Công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm du lịch Allianz Global Assistance.

Du khách Mỹ

Xem xét hơn 10 triệu lượt đi do khách hàng lên kế họach trong suốt mùa hè năm 2016 và năm 2017, Allianz Global Assitance cho biết, mùa hè này du khách Mỹ đến London tăng lên 36,55% và Paris tăng 28,77% so với năm 2016. Đây là một tín hiệu tốt với ngành du lịch hai quốc gia này kể từ sau vụ khủng bố Paris tháng 11 năm 2015.

Daniel Durazo, Giám đốc truyền thông Allianz Global Assistance tại Mỹ cho biết “Mặc dù các hoạt động khủng bố vẫn tiếp tục diễn ra ở châu Âu, bên cạnh những cảnh báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ nhưng những du khách Mỹ sẽ không thay đổi kế họach du lịch vì mong muốn đến khám phá các điểm du lịch mang tính biểu tưởng của châu Âu như London và Paris”.

Theo thống kê của Công ty Allianz Global Assistance cho biết 20 điểm du lịch hàng đầu ở châu Âu mùa hè năm nay (được xếp theo tỷ lệ khách du lịch):
1. London, Anh (15,3%);
2. Paris, Pháp (9,6%);
3. Rome, Ý (8,2%)
4. Athens, Hy Lạp (4,7%)
5. Barcelona, Tây Ban Nha (4,6%)
6. Dubin, Ai len (4,6%)
7. Amsterdam, Hà Lan (4,5%)
8. Madrid, Tây Ban Nha (3,0%)
9. Frankfurt, Đức (2,9%)
10. Venice, Ý (2,6%)
11. Zurich, Thụy Sỹ (2,6%)
12. Munich, Đức (2,2%)
13. Milan, Ý (2,0%)
14. Copenhagen, Đan Mạch (1,9%)
15. Lisbon, Bồ Đào Nha (1,9%)
16. Edinburgh, Anh (1,8%)
17. Reykjavik, Na Uy (1,5%)
18. Shannon, Ai Len (1,2%)
19. Stockholm, Thuỵ Điển (1,1%)
20. Prague, Cộng hoà Séc (1,1%)

Chính sách mở cửa du lịch cho khách nước ngoài sẽ kết thúc dưới thời ngân sách của Trump

Theo tờ USA Today đưa tin ngày 23 tháng Năm năm 2017, tất cả các khoản tài trợ cho Brand USA, chương trình nhằm thúc đẩy Hoa Kỳ trở thành một điểm đến du lịch cho du khách nước ngoài, sẽ được loại bỏ theo kế hoạch ngân sách do Quốc hội Hoa Kỳ đệ trình lên Quốc hội.

mở cửa du lịch
Brand USA nhận 80 triệu đô la Mỹ mỗi năm tiền tài trợ – không phải từ những người đóng thuế Hoa Kỳ, mà thông qua các khoản phí thu từ khách du lịch quốc tế thông qua Chương trình Hệ thống Điện tử Ủy quyền Du lịch (ESTA). Ngân sách Trump kêu gọi chuyển số tiền đó sang cơ quan Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ.
Đề xuất này đã gặp phải sự chỉ trích từ các quan chức lãnh đạo du lịch Hoa Kỳ và các nhà lập pháp như Thượng nghị sĩ Bill Nelson, Đảng Dân chủ của Florida, người nói rằng “việc phế bỏ một chương trình lưỡng đảng khuyến khích du khách quốc tế tới thăm Hoa Kỳ là không có ý nghĩa về mặt kinh tế”; bổ sung rằng những nỗ lực tiếp thị của Brand USA là “đặc biệt quan trọng đối với việc làm ở Florida và các tiểu bang phụ thuộc vào du lịch khác.”
“Với tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới, việc đơn phương làm nguội các nỗ lực biến thị trường Mỹ thành điểm đến du lịch sẽ là việc từ bỏ thị trường ở thời điểm tồi tệ nhất có thể,” Chủ tịch Hiệp hội du lịch Mỹ Roger Dow chia sẻ. “Đặc biệt là việc xóa bỏ Brand USA trên danh sách khi cả Bộ trưởng Thương mại Ross và Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách liên bang (OMB) Mulvaney đã từng ủng hộ trước đây.”
Ngân sách của Tổng thống Mỹ không bị ràng buộc; Quốc hội là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc chi tiêu.

Indonesia khuyến khích phát triển du lịch bằng ẩm thực

Bộ Du lịch Indonesia cho biết nước này đang muốn sử dụng du lịch ẩm thực và mua sắm để tăng số lượng du khách từ 12 triệu người năm ngoái lên 20 triệu người vào năm 2019.


Vita Datau, Trưởng nhóm Phát triển Du lịch về Ẩm Thực và Mua sắm, đang tham dự Diễn đàn Du lịch Ẩm thực Thế giới lần thứ 3 tại San Sebastian – với sự tham gia của 250 chuyên gia từ 50 quốc gia tại Trung tâm Ẩm thực Basque (BCC).
Trong một cuộc phỏng vấn với EFE, Datau ghi nhận tiềm năng to lớn của các nguồn lực của Indonesia từ quan điểm ẩm thực và các dịch vụ thương mại trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
Datau chia sẻ rằng Indonesia hiện có 5 điểm đến về ẩm thực, bao gồm Yogyakarta, Solo, Semarang, Bandung và Bali.
Ubud, thuộc đảo Bali, đã được giới thiệu với Tổ chức Du lịch Thế giới như là một “nguyên mẫu” của du lịch ẩm thực được quảng bá, dựa trên các sản phẩm địa phương.
Trên tất cả, gia vị, cùng với rượu vang, rau, trái cây và cà phê, là một phần của ẩm thực Bali, cùng với hai nhà hàng địa phương gần đây đã có tên trong danh sách 50 nhà hàng Châu Á tốt nhất thế giới.
Ông Datau cho biết những giải thưởng này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá những điểm thu hút ẩm thực của một đất nước có ba trung tâm mua sắm lớn được xếp hạng trong 10 khu vực tốt nhất trên thế giới.

Và, như một phần trong chiến dịch thúc đẩy, chính phủ Indonesia và khu vực tư nhân đã cùng nhau phối hợp thực hiện.
Bà cho biết Indonesia đã đón 10 triệu khách du lịch nước ngoài vào năm 2015 và 12 triệu du khách trong năm 2016.
Theo thông tin từ cơ quan du lịch, mục tiêu trong năm nay là đạt đến con số 15 triệu du khách, sau đó là 17 triệu vào năm 2018 và 20 triệu vào năm 2019, trong đó dự kiến 2,3 triệu du khách sẽ tham gia du lịch ẩm thực và con số cao hơn tham gia vào du lịch mua sắm.
Datau cho biết cô tự tin rằng chính sách của du lịch Indonesia sẽ thu hút nhiều du khách từ các quốc gia ẩm thực nổi tiếng như Pháp và Tây Ban Nha.

Thánh địa Mỹ Sơn – di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.

Là một trong số ít những di tích còn sót lại của người Chăm, Thánh địa Mỹ Sơn là điểm du lịch khá nổi tiếng ở Miền Trung.

myson3

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Đà Nẵng khoảng 69 km. Tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi núi non hùng vĩ, thâm nghiêm kéo dài từ Đông Trường Sơn, qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu. Nơi đây, nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, thể hiện qua hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XIII), và là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam á như Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan), Pagan (Myanma), Borobudur (Indonesia).

Là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa, nơi các vị vua làm lễ thánh tẩy sau khi lên ngôi. Bắt đầu từ những năm 700, vua Sambhuvarman cho xây dựng ngôi đền mới bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Từ đó,  các triều vua tiếp theo luôn thực hiện song hành, vừa tu sửa các đền tháp cũ vừa xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần. 20140812-ngo-ngang-thanh-dia-my-son-o-thai-lan-4 Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ bao quanh  ngôi đền thờ chính (Kalan). Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh. Những đền chính thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Các đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời. Những công trình phụ là những ngôi tháp có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ.

        Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới. Theo kiến trúc sư Kazik (Kazimiers – Kwiatkowski) “Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại. Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ -thâm nghiêm – hùng vĩ.”. Với những giá trị kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo vẫn còn in dấu đậm nét, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999.

Thành Điện Hải – Chứng nhân lịch sử của người dân Đà Thành

Tọa lạc ngay trung tâm quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng, thành Điện Hải, một di tích quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam, đây là nơi đã ghi lại dấu ấn về cuộc đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước nói chung.

Thành Điện Hải ban đầu có tên gọi là đồn Điện Hải, được xây dựng dưới thời vua Gia Long năm 1813 nơi tả ngạn sông Hàn, gần cửa biển Đà Nẵng. Dưới thời vua Minh Mạng, đồn Điện Hải được dời vào bên trong đất liền và được dựng lại bằng gạch. Đến đời Minh Mạng thứ 15 được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847, năm Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng về quy mô (chu vi lên đến 139 trượng), với tường thành cao 11 trượng 2 thước, chung quanh là hào sâu 7 thước. Thành có 2 cửa, cửa chính nhìn xuống sông Hàn, cửa phụ mở về phía Nam. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, có các kho chứa quân lương, vũ khí,… và hơn 30 ụ súng cỡ lớn. Giai đoạn từ 1858 – 1860, dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương, đội quân triều Nguyễn với những khẩu thần công được bố trí ngay trên các ụ súng quay mặt ra biển đã đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn, giành chiến thắng oanh liệt trước đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.

Thành Biện Hải qua những thước ảnh xưa.
Thành Biện Hải qua những thước ảnh xưa.

Hơn hai trăm năm đã trôi qua, thời gian không thể xóa nhòa tất cả, thành Điện Hải vẫn âm thầm năm bên đường Trần Phú như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng đau thương mà anh dũng trong cuộc chiến bảo vệ quê hương. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Bên cạnh những khẩu thần công năm ấy, nơi đây tượng đài của tướng Nguyễn Tri Phương đã được dựng lên, anh dũng và uy nghi như để nhắc nhớ về  một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Nếu một lần ghé thăm Đà Nẵng, du khách nên dừng chân với thành Điện Hải, một không gian hấp dẫn đậm chất lịch sử để được chiêm nghiệm, cảm nhận và hiểu thêm về lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầy đau thương của dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế – Nơi lưu giữ nhiều cổ vật triều Nguyễn

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là viện bảo tàng thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Tòa nhà chính của viện được dựng nên từ 128 cây cột gỗ quý được chạm khắc hình tứ linh: long – lân – quy – phụng và cả ngàn bài thơ bằng chữ Hán. Nhà trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một kiến trúc cung đình thời Nguyễn, có tên là Điện Long An. Bản thân công trình này được coi là hiện vật – cổ vật trưng bày lớn nhất của bảo tàng có giá trị rất cao về cả lịch sử và nghệ thuật. Bên trong bảo tàng trưng bày hơn 300 cổ vật thời Nguyễn được làm bằng vàng, sành, sứ và pháp lam Huế. Bên cạnh đó còn có nhiều cổ vật là ngự y, ngự dụng và trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn…

giấy chứng nhận
Là Viện Bảo tàng được yêu thích nhất năm qua.

Hiện bảo tàng đang trưng bày số lượng hiện vật khổng lồ về triều đại phong kiến cuối cùng, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đưa đến cho du khách cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống xa hoa của hoàng thất và cả vương triều Nguyễn ở cung đình Huế; sự thăng trầm của lịch sử; văn hoá; xã hội đất kinh kỳ cũng như sự giao lưu – tiếp biến văn hoá ở đất cố đô nói riêng và ở cả đất nước Việt Nam nói chung trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, nơi lưu giữ đầy đủ nhất những hiện vật, những chứng nhân ghi dấu về một thủa vàng son nay đã trở thành ký ức. Mặc dù trải qua vô số những cuộc chiến tranh, cùng những biến động lớn về chính trị xã hội; rất nhiều cổ vật đã bị mất mát, thất thoát, lưu lạc nhưng hiện bảo tàng vẫn có hơn 10.000 cổ vật quý được trưng bày ở điện Long An và trong các kho lưu trữ.

namdulichquocgai_2103_2
Một số cổ vật được lưu giữ tại Viện Bảo tàng

Các cổ vật quý giá này phần lớn có niên đại trong giai đoạn vua chúa triều Nguyễn. Các cổ vật phong phú về chủng loại, chất liệu; được phân mục thành gần 17 bộ sưu tập. Phần nhiều là các sản phẩm mỹ nghệ do các nghệ nhân hàng đầu chế tác theo lệnh của triều đình, hoặc các sản phẩm đặt hàng từ châu Âu, một số từ Trung Quốc… vì vậy thuộc loại hàng độc bản – độc nhất vô nhị.

Điện Long An – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (là cung điện tráng lệ bậc nhất ở Kinh thành, một di tích quan trọng trong Quần thể di tích cố đô Huế được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới) và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Điện Long An – Bảo tàng Mỹ thật Cung đình Huế

Du khách đến Huế, đến với những danh lam thắng cảnh, với những cung điện vàng son giữa trập trùng núi đồi phía tây Kinh Thành Huế…

Điện Long An một danh lam như thế, nơi mà mỗi lần đến Huế, du khách nên tự mình tìm đến, bước qua bậc tam quan vào với cánh cửa gỗ đang rộng mở, để khám phá những gì ẩn giấu bên trong.

Nằm trong tổng thể kiến trúc cung Bảo Ðịnh được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị ở bờ Bắc sông Ngự Hà (gần cầu Vĩnh Lợi, phường Tây Lộc). Đến năm 1885, bị quân Pháp lục soát thô bạo và cho triệt hạ khi Kinh thành Huế thất thủ. Mãi đến năm 1909, đời vua Duy Tân, Điện Long An được chuyển ra vị trí mới hiện nay và phục dựng làm Tân Thơ Viện với mục đích lưu giữ các tư liệu bằng chữ Hán, tiếng Anh, Pháp, …. phục vụ cho học sinh trường Quốc Tử Giám.

bao-tang-my-thua%cc%a3t

Điện Long An sau khi trùng tu.

Tháng 8 năm 1923, Khâm Sứ Trung kỳ và vua Khải Ðịnh cùng ban sắc đem Ðiện Long An làm Bảo tàng Khải Ðịnh. Ngày nay, điện Long An được biết đến là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, là nơi trưng bày và lưu giữ cổ vật cung đình Huế.

Vốn dĩ là bảo tàng mỹ thuật, là một báu vật của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Điện Long An còn là một kiến trúc tuyệt đẹp; là cung điện tráng lệ bậc nhất trong Kinh thành Huế nhưng có số phận long đong, là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất, chứa đựng một số lượng hiện vật khổng lồ ghi dấu về triều Nguyễn và cung đình Huế trong quá khứ; một thủa vàng son nay đã trở thành ký ức. Đây thực sự là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách.

bentrong-dien-long-an

Du khách thăm quan Điện Long An.

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, bị thay đổi không chỉ là tên gọi mà còn thay đổi cả vị trí trong một khoảng thời gian dài; Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, may mắn vẫn tồn tại. Điện Long An luôn được đánh giá là ngôi điện tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Hành trình đến với Điện Long An không chỉ mang đến cho du khách những khám phá mới về ngôi điện đã tồn tại hơn 1,5 thế kỷ mà đây còn là chứng nhân lịch sử với một sức hấp dẫn đặc biệt khi đến viếng thăm đất cố đô.

Chuyển nước Mekong, đồng bằng sông Cửu Long sẽ khô hạn

Cùng với hệ thống thủy điện thượng nguồn, chuyển nước Mekong sẽ là áp lực khổng lồ lên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nhất là khi vùng này vừa trải qua đợt hạn hán kỷ lục một thế kỷ.

Nhu cầu sử dụng nước tưới trong nông nghiệp của các quốc gia lưu vực sông Mekong đang tăng mạnh. Trong 4 nước hạ lưu Mekong, Thái Lan có số lượng công trình tưới tiêu nhiều hơn cả với 6388 công trình nằm dọc theo hành lang của các sông, quanh các hồ chứa lớn và các đập dâng, trong đó vùng đông bắc là trung tâm sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, nhiên liệu sinh học của Thái Lan.

14494794_1122914507762404_7949271211694859338_n

Việt Nam, Thái Lan, Campuchia đều là những nước lấy nông nghiệp làm chính.

Thái Lan và Campuchia cũng đang triển khai một dự án chuyển nước khổng lồ trị giá 200 triệu USD. Đất nước có 2,8 triệu ha đất trồng lúa này rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Diện tích tưới tiêu hiện nay của Campuchia là 504.245 ha và dự kiến tăng lên 772.499 ha vào năm 2030.

Campuchia đang hợp tác với Trung Quốc xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, chủ yếu dọc sông Mekong. Đặc biệt là các dự án nhằm chuyển nước lũ sông Mekong chảy tràn qua bờ tả và qua sông Samdei (một nhánh của sông Mekong) vào trữ tại hồ Krapik sau đó dẫn nước cho vùng trồng lúa ở phía hạ lưu 3 tỉnh. Diện tích tưới là 108.300 ha trong mùa mưa và 27.100ha trong mùa khô. Năm 2014, đã đưa vào vận hành hệ thống đập đầu mối, các kênh, các cửa van điều tiết cùng các cống.

Thái Lan và Campuchia thường lấy/chuyển nước sông Mekong qua các dòng nhánh vào các hồ, đập có cửa van khống chế để trữ nước. Vì vậy, khi mực nước lũ xuống thấp, hầu như không còn dòng chảy ngược lại sông Mekong như trước đây khi mà tất cả các dòng nhánh bên bờ hữu sông Mekong thuộc Thái Lan và Camphuchia đều có các trạm bơm chuyển nước vào trữ trong các hồ. Khi lượng nước lũ giảm cùng với việc bị thay đổi dòng chảy, hiện tượng lũ lớn hay còn gọi lũ đẹp vốn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân sẽ ít xuất hiện. Ngoài lưu lượng nước, lượng phù sa cũng sẽ suy giảm. Tác dụng thau chua, rửa phèn, bồi bổ chất dinh dưỡng cho các diện tích đất canh tác ở ĐBSCL chắc chắn bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải quan tâm nhiều đến vấn đề chuyển nước Mekong. Bà Đỗ Hồng Phấn, cố vấn trưởng Mạng lưới Vì nước cho rằng, bấy lâu nay bàn nhiều về vấn đề phát triển thủy điện mà lơ là vấn đề chuyển nước vốn được nói đến từ vài chục  năm trước.