Ete

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bài này nói về ete như là một lớp chung các hợp chất hữu cơ. Đối với các nghĩa khác, xem bài Ête (định hướng)

Ete[1] hay ête[2] là tên gọi chung cho một lớp hợp chất hữu cơ trong đó có chứa nhóm chức ête — nguyên tử ôxy liên kết với hai (được thay thế) nhóm ankyl. Một ví dụ điển hình là dung môithuốc gây tê điêtyl ête (êthôxyêtan, CH3-CH2-O-CH2-CH3).

Các cấu trúc tương tự[sửa | sửa mã nguồn]

Structures not ethers.png

Không phải mọi hợp chất có công thức R-O-R' đều là các ête. Ête không nên nhầm lẫn với các lớp hợp chất hữu cơ sau có cùng một công thức cấu trúc tổng quát R-O-R'.

Các ête bậc nhất, bậc hai, bậc ba[sửa | sửa mã nguồn]

Các thuật ngữ "ête bậc nhất", "ête bậc hai""ête bậc ba" đôi khi được sử dụng và nó chỉ tới nguyên tử cacbon ngay sau nguyên tử ôxy của ête. Trong ête bậc nhất thì nguyên tử cacbon này chỉ được nối với một nguyên tử cacbon khác, như trong điêtyl ête CH3-CH2-O-CH2-CH3. Ví dụ về ête bậc haiđiisoprôpyl ête (CH3)2CH-O-CH(CH3)2 và ví dụ về ête bậc bađi-tert-butyl ête (CH3)3C-O-C(CH3)3.

Đimêtyl ête Ête bậc nhất (điêtyl ête) Ête bậc hai (điisoprôpyl ête) Ête bậc ba (đi-tert-butyl ête)
Đimêtyl ête, ête bậc nhất, ête bậc haiête bậc ba.

Các polyête[sửa | sửa mã nguồn]

Polyête là các hợp chất có nhiều hơn một nhóm ête. Trong khi thuật ngữ này nói chung đẻ chỉ tới các polyme như polyêtylen glycolpolyprôpylen glycol, các hợp chất thấp phân tử như các ête vòng đôi khi cũng có thể được gọi như thế.

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

  1. R-OH + R-OH → R-O-R + H2O
    Phản ứng trực tiếp này cần các điều kiện mạnh (nhiệt và xúc tác axít) và thông thường không được áp dụng trong thực tế. Các điều kiện như thế có thể phá hủy các cấu trúc nhạy cảm của một số nhóm chức. Tồn tại một số phương pháp nhẹ nhàng hơn để sản xuất ête.
  2. R-O- + R-X → R-O-R + X-
    Phản ứng này gọi là tổng hợp ête Williamson. Nó bao gồm việc xử lý rượu gốc với các bazơ mạnh để tạo ra anion ankôxít, tiếp theo là thêm một lượng vừa đủ hợp chất béo chứa nhóm thế thích hợp (R-X). Các nhóm thế thích hợp (X) bao gồm iốtua, brômua hay sulfonat. Phương pháp này không có tác dụng khi R là gốc vòng thơm như trong brômobenzen. Tương tự, phương pháp này chỉ cho kết quả tốt nhất đối với các nguyên tử cacbon bậc nhất, do các nguyên tử cacbon bậc hai sẽ tham gia phản ứng khử E2 khi tiếp xúc với các anion ankôxít gốc sử dụng trong phản ứng. Các ête gốc aryl có thể được điều chế theo phản ứng tổng hợp ête Ullmann.
  3. R2C=CR2 + R-OH → R2CH-C(-O-R)-R2 (xúc tác axít)

Tính chất hoá học[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc của điêtyl ête perôxít dạng polyme

Ête là các hợp chất có phản ứng hóa học rất kém. Chúng chỉ bị thủy phân trong những điều kiện rất mạnh chẳng hạn đốt nóng với BF3 hay đun sôi trong HBr. Các axít vô cơ chứa halôgen thấp phân tử khác, chẳng hạn HCl cũng sẽ chia cắt các ête, nhưng rất chậm. Chỉ có HBrHI là có thể chia cắt chúng với tốc độ nhận thấy được.

Các ête có thể phản ứng như là các bazơ Lewis. Ví dụ, điêtyl ête tạo ra phức chất với các hợp chất của bo, chẳng hạn như triflorua bo điêtyl êterat F3B:O(CH2CH3)2.

Các êpôxít, hay các ête vòng trong các vòng ba thành viên, là rất dễ bị tổn thương trước các tấn công kiểu ái lực hạt nhân (nucleophil) và chúng phản ứng theo cách này.

Các ête bậc nhất và bậc hai với nhóm CH ngay sau nguyên tử ôxy của ête dễ dàng tạo ra các perôxít hữu cơ có khả năng gây nổ cao (ví dụ điêtyl ête perôxít) khi có mặt ôxy, ánh sáng và kim loại cũng như các tạp chất alđêhít). Vì lý do này các ête như điêtyl ête và THF thông thường không nên sử dụng làm dung môi trong các quy trình công nghiệp.

Thuộc tính vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Các phân tử ête không thể tạo ra các liên kết hiđrô với nhau, vì thế kết quả là chúng có điểm sôi tương đối thấp khi so sánh với các ankan tương tự. Các ête là không ưa nước hơn nhiều so với các este hay amit với cấu trúc tương tự.

Danh pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hệ thống danh pháp IUPAC, các ête được đặt tên theo nguyên tắc chung "ank-ôxy-ankan", ví dụ CH3-CH2-O-CH3 là mêtôxyêtan. Nếu ête là một phần của các phân tử phức tạp hơn thì nó được miêu tả như là gốc thay thế ankôxy, vì thế -OCH3 có thể coi như là nhóm "mêtôxy-". Tên gọi kiểu hai nhóm ankyl và chèn thêm "ête", ví dụ "êtyl mêtyl ête" trong ví dụ trên đây, là cách gọi thông thường.

Các ête quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam
  2. ^ Nguyễn Như Ý, Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhóm chức
  • Mêtôxy
  • Xăng ête, không phải là ête mà là hỗn hợp các ankan có điểm sôi thấp.
  • Thiôête, các hợp chất tương tự của ête trong đó nguyên tử ôxy được thay thế bằng nguyên tử lưu huỳnh.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]