Chiến tranh ma túy México

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chiến tranh ma túy Mexico
.
Thời gian 11 tháng 12, 2006[1] – nay
Địa điểm Các tiểu bang của Mexico: Baja California, Durango, Sonora, Guerrero, Chihuahua, Michoacán, Tamaulipas, Nuevo León, San Luis Potosí, Sinaloa, Guanajuato, và Quintana Roo
Kết quả Đang diễn ra
Tham chiến
México México
Logo of the Mexican Army.svg Quân đội
Naval Jack of Mexico.svg Hải quân
Mexican Air Force roundel.svg Không quân
Mexico Federal Police Shield.png Cảnh sát Liên bang
México Cảnh sát thành phố
Tổ chức Sinaloa
Los Negros
Tổ chức Vịnh
Los Zetas
Tổ chức Tijuana
Tổ chức Juárez
Tổ chức La Familia
Tổ chức Beltrán Leyva
v.v.
Chỉ huy
México Felipe Calderón

México Mariano Francisco Saynez Mendoza
México Guillermo Galván Galván
México Sergio Aponte Polito[2]

Joaquín Guzmán,[3]

Ismael Zambada García,
Marcos Beltrán Leyva,
Vicente Carrillo Fuentes,
Luis Fernando Sánchez Arellano,
Jorge Eduardo Costilla,
Heriberto Lazcano,
v.v.

Lực lượng
50.000 binh sĩ[4]
10.000 cảnh sát liên bang
không rõ
Tổn thất
1.000+ Cảnh sát, thẩm phán và công tố viên bị giết[5]
200 binh sĩ bị giết
208 Cảnh sát Liên bang bị giết
58 phóng viên bị giết
121.199 thành viên băn đảng bị bắt[5]
62 thiệt mạng năm 2006[6]
2.837 thiệt mạng năm 2007[7]
6.844 thiệt mạng năm 2008[8]
9.635 thiệt mạng năm 2009[9]
15.273 thiệt mạng năm 2010.[9]
236 thiệt mạng năm 2011[10]
Tổng cộng: 34.887 (tháng 12 2006-tháng 1 2011)
.

Cuộc chiến tranh chống ma túy tại Mexico là một cuộc xung đột vũ trang giữa các băng đảng ma túy với nhau và với lực lượng chính phủ, cảnh sát của México. Mexico biến thành một bãi chiến trường đẫm máu. Các cuộc chiến thảm khốc khiến đất nước này rơi vào hỗn loạn.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Biện pháp mạnh[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi lên nhậm chức vào tháng 12 năm 2006, Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chiến chống tội phạm ma túy. Ông Calderon đã sa thải hàng trăm cảnh sát và quan chức tham nhũng, bắt giữ gần 100 tên tội phạm buôn ma túy cao cấp và huy động 40.000 binh sĩ chống lại các băng đảng ma túy khắp cả nước. Từ đó, bạo lực liên quan các hoạt động buôn bán ma túy đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người. Riêng trong năm 2008, số vụ giết người liên quan đến ma túy ở Mexico lên đến hơn 5.630, tăng gấp đôi so với năm 2007.[11]

Leo thang[sửa | sửa mã nguồn]

Calderon tuyên bố tình trạng bạo lực gia tăng là bằng chứng cho thấy chính quyền đang chiến thắng trong cuộc chiến chống các băng đảng ma túy hùng mạnh và giàu có. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh Mỹ nhận định việc bắt giữ các thủ lĩnh băng đảng ma túy không làm các băng đảng này sụp đổ, mà chỉ tạo ra khoảng trống quyền lực dẫn đến nội chiến trong các phe phái khiến máu tiếp tục đổ. Cuối năm 2008, quân đội Mỹ đánh giá Mexico, cùng Pakistan, là hai quốc gia có nguy cơ "sụp đổ bất thình lình và rơi vào hỗn loạn" cao nhất.[12]

Ngày 24/8/2009, quân đội Mexico bắt giữ Luis Ricardo Magana, người theo các công tố viên là một thành viên lãnh đạo hàng đầu của băng đảng ma túy La Familia nổi tiếng hung dữ. Magana nghe nói ở cùng hàng với nhân vật đang chỉ huy băng La Familia là Servando "La Tuta" Gomez và có nhiệm vụ vận chuyển các chuyến hàng "thuốc lắc" vào Hoa Kỳ cho băng ma túy này. Gomez là một trong những nghi can bị săn lùng gắt gao nhất ở Mexico và cũng là người bị cáo buộc từng mở ra các cuộc tấn công nhắm vào cảnh sát liên bang tại nơi xuất phát của tổ chức này là tiểu bang Michoacan ở vùng Tây Mexico. Magana bị bắt ngày 23/8/2009 tại Manzanillo, nằm trên vùng bờ biển Thái Bình Dương, cùng với năm người đàn ông khác, được coi là cận vệ của ông ta. Magana cũng được biết dưới danh hiệu "19½" thành phần buôn bán ma túy thường sử dụng các mật hiệu và con số tương tự như đặc hiệu truyền tin để nhận diện nhau.

Cùng vào cuối tháng 8, 2009, cảnh sát ở tiểu bang Sinaloa tìm thấy bốn đầu người bị chặt bỏ trong một thùng đá để bên lề con đường làng hôm Thứ Hai. Một viên chức trong văn phòng biện lý tiểu bang nói nhân viên công lực cũng tìm thấy lời nhắn gửi liên hệ đến băng đảng bên cạnh thùng đựng các thủ cấp này. Các xác không đầu được tìm thấy ở nơi cách đó khoảng 5 cây số. Sinaloa được coi là cái nôi của ít nhất hai băng đảng ma túy chính ở Mexico, nơi tình trạng bạo động đã làm thiệt mạng hơn 11.000 người kể từ cuối năm 2006.

Ngày 16 tháng 12 năm 2009, khoảng 200 lính Thủy quân Lục chiến Mexico tiến vào một khu chung cư sang trọng và hạ sát Arturo Beltran Leyva, một tay trùm băng đảng ma túy nổi tiếng ở quốc gia này trong cuộc chạm súng kéo dài hai giờ. Ðây được coi là một trong những chiến thắng lớn nhất của Tổng thống Calderon trong cuộc chiến chống ma túy.

Liên minh các băng đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Băng Sinaloa[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Băng Sinaloa

Băng Juárez[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Băng Juárez

Băng Tijuana[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Băng Tijuana

Băng Golfo[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Băng Golfo

Los Negros[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Los Negros

Los Zetas[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Los Zetas

La Familia Michoacana[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: La Familia Michoacana

Băng La Familia có những lò chế tạo thuốc methamphetamine rất lớn đặt tại các nơi hẻo lánh. Băng này cũng kiếm tiền qua việc bắt cóc đòi tiền chuộc, tống tiền các doanh gia cùng những hành vi bất hợp pháp khác.

Băng Beltrán-Leyva[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Băng Beltrán-Leyva

Những chiến trường đẫm máu[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thành phố Tijuana thuộc bang Baja California, sát biên giới Mỹ, mỗi tháng xảy ra trung bình 120 vụ giết người. Những vụ chặt đầu xảy ra như cơm bữa. Nạn bắt cóc tràn lan không thể kiểm soát nổi. Nạn nhân thường bị nhốt trong lồng khắp các địa điểm trong thành phố. Thi thể biến dạng do bị tra tấn và bị vứt bừa bãi trên nhiều con phố. Đã xảy ra vô số vụ đọ súng ác liệt, và các tay súng sử dụng những vũ khí hạng nặng như súng máysúng phóng lựu. Gần như tất cả đều liên quan đến ma túy.[13]

Tuy nhiên, Tijuana vẫn chưa phải là chiến trường lớn nhất của các băng đảng ma túy. "Vinh dự" đó thuộc về thành phố Ciudad Juárez thuộc bang Chihuahua, gần thành phố El Paso, bang Texas (Mỹ). Tính từ tháng 2/2008 đến tháng 3/2009, hơn 2.000 người đã bị sát hại. Số người chết nhiều đến nỗi nhà xác thành phố có kế hoạch mở rộng gấp đôi diện tích. Thời gian qua người dân Ciudad Juárez buổi tối chỉ ở trong nhà. Cuộc sống thường nhật gần như tê liệt do người dân lo sợ bị bắt cóc hoặc bị đạn lạc. Kể từ cuối tháng 2, 2009 chính quyền Mexico đã điều động 2.000 binh sĩ và cảnh sát đến đây để chống bạo loạn ma túy.[14]

Giới chuyên gia chống ma túy Mỹ nhận định phần lớn số thành viên băng đảng ma túy chết trong hai năm, 2007-2009, còn rất trẻ, chưa tới 25 tuổi. Hiện tượng này cho thấy các băng đảng ma túy đã tuyển dụng các tay súng trẻ. "Bọn tội phạm biết lũ trẻ có thể dễ dàng bị tẩy não và làm những chuyện xấu như giết người - Tony, một cựu thành viên băng đảng, sinh 1983, làm việc cho trường cải tạo trẻ vị thành niên ở Ciudad Juárez, giải thích - Bọn tội phạm đưa cho một cậu bé khẩu súng. Nếu là người lớn, cậu ta sẽ nghĩ đến hậu quả, nhưng vì trẻ nên cậu ta nghĩ rằng có thể đối đầu với cả thế giới".

Ma túy kiểm soát mọi lãnh vực đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Các chủ tiệm trong vùng núi non đầy thông phủ này dễ dàng đọc lên danh sách lệ phí "bảo vệ" mà họ phải trả cho băng ma túy La Familia để tiếp tục làm ăn: 100 pesos mỗi tháng cho một sạp bán hàng ngoài đường, 30.000 pesos cho tiệm bán xe hơi hay công ty cung cấp vật liệu xây cất. Hình phạt đầu tiên cho những ai không chịu trả: đánh một trận nhừ tử. Những người cứng đầu - hay những người định chen chân vào vùng kiểm soát của La Familia - có thể phải trả giá bằng tính mạng của họ. "Ngày nào người ta cũng thấy người bị đánh được chở vào IMSS," theo lời thợ máy Jesus Hernandez, chỉ về phía bệnh viện công ở ngay gần tiệm sửa xe của anh ta.

Các băng đảng ma túy bành trướng ra thành các tổ chức mafia và chen chân vào đủ mọi lãnh vực xã hội, tống tiền những người làm ăn, buôn bán đủ mọi thứ, từ con người cho đến dĩa DVD in lậu. Trong lúc nguồn lợi từ cocain đang suy giảm và giới hữu trách ở Hoa Kỳ cũng như Mexico đang mạnh mẽ bố ráp các đường đưa ma túy vào Hoa Kỳ, các băng đảng này mở ra các đường hướng làm ăn mới, có thể dễ dàng hơn và có nhiều lợi tức hơn cả cocain. Các tổ chức tội phạm lúc này xâm nhập vào xã hội Mexico qua những phương cách chưa hề thấy trước đó, tạo thêm khó khăn để truy lùng và phá vỡ. Ngoài việc kiểm soát các cơ sở thương mại, băng đảng còn cung cấp công ăn việc làm và dịch vụ xã hội ở những nơi mà chính quyền không làm được. "Ngày nay, bọn băng đảng có các công ty lớn, có học thức, có nghề nghiệp," theo lời nữ Dân biểu Yudit del Rincon thuộc tiểu bang Sinaloa, vốn từ lâu nay đã bị kiểm soát bởi băng đảng ma túy có cùng tên. "Họ trở thành 'nhà doanh nghiệp thành công nhất trong năm', thậm chí, họ còn đứng ra làm các công tác xã hội và thành lập các tổ chức từ thiện."

Các giới chức địa phương không đủ người để điều tra thành phần băng đảng và chuyển các vụ này sang cấp tiểu bang, vốn lại chuyển tiếp sang cho các nhân viên liên bang hiện đã có quá nhiều việc. Một bản báo cáo của cảnh sát liên bang đưa ra vào tháng 4/2009 nói rằng thường thì chẳng có ai đối đầu với băng đảng, "cảnh sát địa phương không dính vào vì trong nhiều trường hợp có sự tham nhũng hối lộ, dân chúng cũng không vì họ sống trong sự sợ hãi." Tổng thống Filipe cũng phải gửi khoảng 5.500 binh sĩ và cảnh sát liên bang đến quê nhà của ông là tiểu bang Michoacan để đối phó với băng đảng nhưng kết quả cũng không lấy gì làm khả quan.

Tại thị trấn Areaga trong khu vực núi non thuộc tiểu bang Michoacan, trùm băng La Familia, Servando Gomez Martinez, được dân chúng địa phương kính nể và thương mến vì cho họ thực phẩm, quần áo và ngay cả các dịch vụ y tế miễn phí. "Cũng giống hệt như ở Chicago, thời mà Al Capone còn hoành hành," theo lời một viên chức an ninh cao cấp Hoa Kỳ. "Chúng kiểm soát mọi thứ, từ thằng bé đánh giày cho đến người tài xế xe tắc xi."

Chính phủ Mexico vào giữa năm 2009 bắt đầu truy lùng tài sản của băng đảng. Vào tháng 4/2009, Quốc hội Mexico thông qua đạo luật cho phép chính phủ tịch thu tài sản và tiền bạc của những người tình nghi trong băng đảng ma túy và các thành phần tội phạm khác trước khi họ bị kết án. Tuy vậy, băng đảng đã thành lập những hệ thống tinh vi để qua mặt chính phủ và nhanh chóng chuyển tiền qua các tiệm "nhận ngân phiếu trả tiền mặt" và qua các địa điểm chuyển tiền.

Mexico thay thanh tra biên giới[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Mexico thay thế tất cả 700 thanh tra quan thuế bằng các nhân viên mới để khám xét hàng cấm, từ súng, ma túy đến máy truyền hình và các món gia dụng đắt tiền khác được đưa lậu vào Mexico để trốn thuế nhập cảng. Việc thay đổi này, một phần của nỗ lực diệt trừ tham nhũng và gia tăng canh phòng ở các cảng và khu vực biên giới với kỹ thuật tân tiến hơn, đã tăng gấp đôi số thanh tra quan thuế. Các thanh tra ở tất cả 49 trạm quan thuế được thay thế bằng 1.400 người mới, có trình độ học vấn cao hơn và được điều tra lý lịch kỹ càng hơn cũng như có sự huấn luyện lâu hơn, theo lời phát ngôn viên sở thuế Mexico, Pedro Canabal nói ngày 16/8/2009. Những thanh tra cũ không bị đuổi việc, nhưng chính phủ sẽ không tái ký giao kèo với họ khi hết hạn.

Mục tiêu chính của sự thay đổi này là để chống nạn trốn thuế, dù rằng Mexico cũng cố gắng ngăn chặn tình trạng nhập súng lậu từ Hoa Kỳ cũng như từ các quốc gia khác để giao cho băng đảng ma túy. Các nhóm băng đảng ma túy Mexico nay kiểm soát phần lớn lượng cocain chuyển từ Nam Mỹ vào Hoa Kỳ. Các thanh tra quan thuế cũ đã giao nạp súng ống của họ cho các binh sĩ liên bang trước khi rời nhiệm sở ở phi trường và cửa khẩu biên giới khắp nước tối ngày 15/8, 2009. Enrique Torres, một phát ngôn viên của quân đội và cảnh sát liên bang tại thành phố Ciudad Juarez, nói rằng binh sĩ đã đến cửa khẩu nhìn sang El Paso, Texas để giúp ngăn ngừa bạo động trong thời gian có cuộc chuyển tiếp. Các tân thanh tra, hơn 70% trong số này có bằng đại học, được tuyển chọn qua những điều kiện gắt gao, cũng như các cuộc điều tra lý lịch để bảo đảm là họ không có tiền án.

Mexico dẫn độ nghi can về Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Mexico trong năm 2009 dẫn độ số lượng kỷ lục các nghi can tội phạm về Hoa Kỳ, cho thấy sự cải thiện trong mối hợp tác giữa các cơ quan công lực hai nước, và cũng là một nỗ lực khẩn cấp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của thành phần lãnh đạo tội phạm trong các nhà tù tại Mexico. Giới hữu trách đạt được con số kỷ lục 100 người qua việc chuyển giao 11 nghi can ngày 1 tháng 11, 2009, trước cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Tư pháp Mexico Arturo Chavez tại Washington. Trước đó, con số cao nhất Mexico dẫn độ về Hoa Kỳ trong một năm là 95 người, vào năm 2008.

Tuy việc Washington hứa trợ giúp $1,4 tỉ trong ba năm cũng tạo sự hợp tác nhanh chóng hơn từ phía Mexico, các giới chức nơi đây nói việc họ gia tăng dẫn độ tội phạm không chỉ là một hành động có tính cách biểu diễn. Nỗ lực diệt trừ thành phần buôn bán ma túy khắp Mexico gặp khó khăn bởi tình trạng tham nhũng tràn lan, ở cả phía nhân viên công lực cũng như trong nhà tù, đưa đến tình trạng thành phần đầu đảng tuy bị giam cầm cũng vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động ở bên ngoài.

Trong hoàn cảnh đó, việc đưa thành phần chỉ huy băng đảng ra khỏi nước là một hành động hợp lý, theo lời Leopoldo Velarde Ortiz, thứ trưởng Tư pháp Mexico, đặc trách chương trình dẫn độ. "Ðây không phải là trường hợp 'Anh đưa tôi cái này, tôi đưa lại cái kia," Velarde Ortiz nói với AP. "Không hề có sự thương lượng như vậy. Mà chỉ có sự thông hiểu rằng chúng tôi không thể để cho bọn tội phạm tung hoành." Tính đến đầu tháng 11 năm 2009, giới hữu trách Mexico dẫn độ 284 nghi can về Hoa Kỳ kể từ khi Calderon lên cầm quyền, nhiều hơn con số 15 năm trước cộng lại.

Chỉnh đốn lực lượng cảnh sát[sửa | sửa mã nguồn]

Toán điều tra bằng máy dò sự thật được cấp chỉ huy trung ương từ thủ đô gửi về đáng lẽ sẽ giúp thanh lọc thành phần cảnh sát viên tham nhũng nơi đây. Tuy nhiên, có vấn đề mà không ai nghĩ tới: đa số các cảnh sát viên đều bị rớt cuộc khảo sát bằng máy dò sự thật, và một cấp chỉ huy lại tìm cách gian lận để cho những người khác đậu. Khi tư lệnh cơ quan an ninh công cộng, Genaro Garcia Luna, biết được điều này liền có một quyết định mạnh bạo là cho nghỉ việc toàn thể lực lượng cảnh sát này, từ 50 đến 60 người. "Ông ta đuổi hết mọi người," một viên chức công lực cao cấp Hoa Kỳ nói.

Tuy nhiên sự kiện này cũng cho thấy mức độ khó khăn mà chính phủ Mexico phải vượt qua để đối phó với tình trạng tham nhũng trầm trọng trong ngành cảnh sát, tạo nhiều tai tiếng, làm mất lòng tin của người dân vào nhân viên công lực và hủy hoại một trong những cơ chế căn bản nhất của xã hội. Tính đến cuối năm 2009, cuộc chiến chống ma túy cho thấy mức độ trầm trọng về sự xâm nhập của băng đảng vào các cơ quan công lực ở mọi cấp, ngay cả ở trung ương. Tình trạng tham nhũng thối nát trầm trọng này đang cản trở chiến dịch chống ma túy của ông Calderon vì không thể nào nhận ra sự khác biệt giữa thành phần tội phạm và những người chống tội phạm.

Chính phủ Mexico tìm cách thanh lọc hàng ngũ cảnh sát, đưa ra một loạt các biện pháp kiểm soát khắt khe chưa hề thấy trước đây. Các tân học viên cảnh sát cũng như các cảnh sát viên nhiều năm phục vụ trong ngành đều phải tiết lộ trương mục ngân hàng, thẻ tín dụng, trải qua các cuộc thử nghiệm bằng máy dò sự thật và cũng phải khai họ hàng để chứng minh không có những liên hệ mờ ám. Trên khắp Mexico, hàng trăm cảnh sát viên địa phương và tiểu bang bị đuổi khỏi ngành và nhiều người khác bị bắt vì thông đồng với băng đảng ma túy. Nhưng ở Mexico cũng thường thấy xảy ra việc người cũ đi người mới đến lại tiếp tục tham nhũng và nỗ lực trong sạch hóa ngành cảnh sát ở Mexico sẽ là một cuộc tranh đấu dai dẳng để đối phó với tội phạm, lấy lại lòng tin của người dân.

Băng đảng thanh toán nhau[sửa | sửa mã nguồn]

Thi thể của hai người đàn ông bị trói tay, đánh bầm giập được thấy treo cổ trên một cây cầu bắc ngang qua xa lộ ở vùng Bắc Mexico ngày 30 tháng 12 năm 2009, cùng với thư cảnh cáo của một nhóm băng đảng ma túy. Tay của hai nạn nhân này bị trói quặt về phía sau, và các vỏ đạn nhặt được ở hiện trường tại Los Mochis cho thấy các tay sát thủ bắn vào hai nạn nhân khi họ bị treo cổ, theo lời phát ngôn viên công tố viện tiểu bang Sinaloa, Martin Gastelum. Gần đó, người ta tìm thấy một tấm bảng với hàng chữ "đất này đã có chủ." Ðiều này có vẻ là lời nhắn gửi của băng Beltran Leyva, tổ chức có tay trùm là Marcos Arturo Beltrán-Leyva bị bắn chết ngày 16 tháng 12, 2009.[15]

Ðiều này có vẻ cho thấy là cái chết của ông ta gây ra cuộc chiến tranh giành lãnh thổ với các băng khác đang thừa cơ hội tiến vào lấn chiếm. Sinaloa được coi là cứ địa của một số băng đảng mạnh mẽ nhất ở Mexico. Tại thành phố biên giới Ciudad Juárez, có 12 người, kể cả một trẻ nhỏ mới 3 tuổi, thiệt mạng trong các vụ nổ súng ngày 30 tháng 12, 2009. Phát ngôn viên bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Chihuahua, Vladimir Tuexi, nói các tay súng bắn chết bé gái này và một người đàn ông khi họ đi trên chiếc xe tải nhỏ. Một phụ nữ trên xe cũng bị thương. Tại một nơi khác, cảnh sát thấy xác của bốn người đàn ông và một phụ nữ bên trong chiếc xe tải nhỏ vứt bỏ trên con đường đất bên ngoài thành phố Ciudad Juarez, theo lời Tuexi.[16]

Khoảng 2.500 người bị giết ở Ciudad Juarez trong năm 2009, khiến nơi này trở nên thành phố có các vụ sát nhân cao nhất. Tại thành phố Tijuana, có một nhóm người lạ mặt kéo đến đốt 10 chiếc xe tại một đại lý bán xe. Giới hữu trách nói đây có thể là hành động cảnh cáo của thành phần băng đảng để đòi tiền bảo kê.[17]

Ảnh hưởng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Khi thừa nhận mình cũng có phần trách nhiệm trong tình trạng hỗn loạn vì ma túy tại Mexico, người láng giềng Hoa Kỳ mở hầu bao. Tại cuộc họp báo ngày 25/3, 2009 trong chuyến thăm Mexico đầu tiên với cương vị ngoại trưởng, Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẽ giải ngân khẩn cấp hơn 80 triệu Mỹ kim cho Mexico mua trực thăng để trang bị cho lực lượng cảnh sát trong các hoạt động trấn áp các băng đảng hung hãn.[18]

Ngày 24/8, 2009, Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ nói một phái đoàn gồm các viên chức công lực cao cấp Hoa Kỳ khởi sự chuyến viếng thăm kéo dài ba ngày ở Mexico để tìm cách cải thiện việc ngăn chặn vũ khí từ Hoa Kỳ đổ vào Mexico trong nỗ lực chung nhằm chống lại băng đảng ma túy. Mexico cho rằng đa số vũ khí thành phần băng đảng ma túy xuất xứ từ Hoa Kỳ và kêu gọi phải có hành động ngăn chặn việc này. Trong phái đoàn này có John Morton, thứ trưởng đặc trách di dân và quan thuế; Thứ trưởng Tư pháp Bruce SwartzKenneth E. Melson, quyền giám đốc cơ quan Kiểm soát Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]