Cocain

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Cocaine (info[1])

Cocaine's chemical structure

Cocaine

Tên hóa học:
[1R-(exo,exo)]-3-(Benzoyloxy)-8-methyl-8-azabicyclo
[3.2.1]octane-2-carboxylic acid methyl ester
alternate chemical name:
3beta-hydroxy-1alphaH, 5alphaH-tropane-2beta-carboxylic
acid methyl ester benzoate
alternate chemical name:
2beta-carbomethyoxy-3beta-benzoxytropane,
ecgonine methyl ester benzoate
alternate chemical name:
l-cocaine, beta-cocaine, benzoylmethyl-ecgonine

Mã CAS
50-36-2

Mã ATC
S01HA02

Công thức hóa học C17H21NO4
Trọng lượng phân tử 303.36 amu
Tác dụng sau chuyển hóa Uống: 33%
Hít vào mũi: 19%
(11% - 26%)[2]
Chuyển hóa Gan
Thời gian bán thải Gần 3 ngày
Bài tiết Nước tiểu
Hạng tác dụng bào thai C
Dạng thuốc Bôi, Hít, Chích, Uống
Nhiệt độ tan (monoclinic tablets) 98 độ C
Nhiệt độ tan (hydrochloride) 195 độ C
Nhiệt độ tan (nitrate dihydrate) 58 - 63 độ C
Độ nghiện Cao

Cocain là loại ma túy chiết xuất từ lá coca, có tinh thể hình kim, không màu và không mùi, vị hơi đắng mát và gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cocain lần đầu tiên được một Dược sĩ - hóa học người Đức,tên là Albert Niemann,(ở Goslar-Niedersachsen), chiết xuất từ lá cây coca vào năm 1860. Mãi tới tận năm 1883 cocain mới được một bác sĩ thử nghiệm với binh lính Đức và cho kết quả là sự hồi phục sức khỏe đáng kinh ngạc. Năm 1884 dược tính của cocain lại được phát hiện thêm tác dụng giảm đau, có công hiệu với bệnh lao phổi, hen suyễn, đau thần kinh liên sườn, đau răng. Những tác dụng làm tăng sức khỏe của cocain đã khiến trong những năm đầu của lịch sử chế phẩm, cocain có mặt trong nhiều loại thuốc bổ, kẹo, bánh và nước giải khát[3]. Nhiều người, trong đó có cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu như nữ hoàng Victoria, nhà văn Jules Verne, đã ưa thích sử dụng cocain và những đồ ăn có cocain.

Những năm sau đó, cocain được sử dụng trong ngành dược, dùng để gây tê bằng cách bôi hay nhỏ giọt. Khi phẫu thuật cocain có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, tuy phương thức này ít được sử dụng.

Tuy vậy, cùng với sự phổ biến của cocain, các nhà khoa học cũng nhận thấy tác dụng gây nghiện, gây hoang tưởng bộ phận rất mạnh của thuốc. Bởi vậy, cocain được xếp vào nhóm ma túy và bị luật pháp của hầu hết quốc gia ngăn cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép.

Thông tin thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Khi phân tích các xác ướp Ai Cập, các nhà khảo cổ học thấy nhiều xác có dấu vết của cocain trong khi cây coca không có ở xứ sở này.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Edited by Susan Budavari và đồng nghiệp biên tập (1996). The Merck Index (ấn bản 12). Merck & Co. ISBN 0-911910-12-3. 
  2. ^ Pagliaro, Louis; Ann Marie Pagliaro (2004). Pagliaros’ Comprehensive Guide to Drugs and Substances of Abuse. Washington, D.C.: American Pharmacists Association. ISBN 1-58212-066-8.  Đã bỏ qua tham số không rõ |curly= (trợ giúp)
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tintuconline