Quan hệ tình dục

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hai con sư tử đang giao cấu ở Maasai Mara, Kenya

Quan hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào bên trong bộ phận sinh dục nữ/cái.[1][2] Đây là phương pháp duy trì nòi giống cơ bản của động vật nói chung (con người nói riêng).

Đối tượng thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính.

Phân loại quan hệ tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đường quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Hành vi tình dục thâm nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Tình dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm nhập. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định nghĩa này.[2]

Hành vi tình dục không thâm nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Những hành vì tình dục không có sự tiếp xúc dương vật vào trong âm đạo và thủ dâm lẫn nhau được coi là hành tình dục không thâm nhập.[3][4]

Theo ảnh hưởng sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Tình dục an toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Là cách thức phù hợp để giảm các nguy cơ nhiễm bệnh.

  • Sử dụng bao cao sudụng cụ che chắn được khuyến khích rộng rãi như là cách thức để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Theo các báo cáo của Viện Sức khỏe Quốc giaTổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách giảm thiếu 85%–99% nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS so với nguy cơ khi không được bảo vệ.
  • Khi cảm thấy ham muốn tình dục (horny/sexual arousal) có thể thủ dâm để tự thỏa mãn bản thân lại vừa tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên nếu thủ dâm quá độ (6-7 lần/tuần tùy theo đối tượng, độ tuổi) có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân: Hao tổn sức lực, Nghiện thủ dâm, Rối loạn cương dương, Những vấn đề về thần kinh, Xuất tinh sớm, Rụng tóc, lão hóa sớm, Thường xuyên uể oải, mệt mỏi, Giảm sút trí nhớ, Mất hứng thú với tình dục, đau lưng, mỏi gối,...

Tình dục không an toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ với nhiều đôi tượng bừa bãi và không có biện pháp bảo vệ an toàn (bao cao su).

Ở động vật[sửa | sửa mã nguồn]

động vật, giao cấu hầu như xảy ở thời điểm động dục (khoảng thời gian mà con cái có khả năng thụ thai cao nhất)[5][6] để tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, cá heo[7]tinh tinh được biết là quan hệ tình dục ngay cả khi con cái không động dục và thực hiện cả hành vi tình dục đồng giới.[8] Trong hầu hết trường hợp, con người quan hệ tình dục chủ yếu là vì mục đích khoái cảm.[9] Quan hệ tình dục ở hai loài vừa kể cũng được coi như vì mục đích khoái cảm[10] điều đem lại sự gắn kết giữa chúng.

Cặp ruồi nhà giao phối.

Con người, tinh tinh[11] và đặc biệt là cá heo[7] là các loài thực hiện hành vi tình dục không những vì mục đích truyền chủng mà còn để tìm kiếm khoái cảm. Cả ba loài đó đều có các thói quen tình dục khác giới thậm chí khi con cái không ở tình trạng estrus (rụng trứng), có nghĩa là thời điểm trong chu kỳ sinh đẻ của giống cái có tỷ lệ thụ thai cao nhất. Tương tự, cả ba loài đều có thói quen tình dục đồng giới.[8]

Con người, tinh tinh và cá heo đều là các giống vật thông minh, và cách hợp tác (đực-cái) của ba loài minh chứng rằng chúng hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ một cá nhân đơn độc nào. Đối với con người, bonobo và cá heo, tình dục ngoài ý nghĩa truyền chủng còn có thêm các ý nghĩa chức năng xã hội. Có lẽ tình dục thúc đẩy tình thân mật giữa các cá nhân để hình thành nên các cơ cấu xã hội lớn hơn. Sự hợp tác lại dẫn tới khả năng thực hiện các nhiệm vụ tập thể lớn hơn tăng khả năng tồn tại của mỗi cá nhân trong nhóm.

Ở loài người[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi kết quả tự nhiên của quan hệ tình dục đường âm đạo là sinh sản, người ta thường quan hệ tình dục vì mục đích khoái cảm và/hoặc thể hiện tình yêu và sự thân mật.[2][9] Quan hệ tình dục có tác dụng đặc trưng là tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ. Trong nhiều xã hội, các cặp đôi thường quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp tránh thai, cùng nhau đạt khoái cảm và làm cho mối quan hệ tình cảm thêm mạnh mẽ.[9]Khi xuất tinh, thường là đi kèm với cực khoái ở nam, một loạt cơ co rút làm cho tinh dịch phóng vào âm đạo.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Do Thái giáo, Ki-tô giáoHồi giáo hiện đại coi quan hệ tình dục giữa người chồng và người vợ như một hành động tinh thần và soi sáng. Truyền thống về hôn nhân và vợ lẻ thay đổi theo thời gian cùng với những quan điểm tương đồng về những hành vi tình dục được chấp nhận. Lời dạy trong đạo Hinduđạo Phật về tình dục có những giải thích khác nhau. Phật giáo dạy "kiềm chế ngoại tình", điều này có những cách giải thích và định nghĩa khác nhau tùy theo từng cá nhân. Tuy nhiên, có nhiều nhóm tôn giáo nhỏ với các quan điểm khác nhau về hành vi tình dục được chấp nhận và vài nhóm cấm thầy tu hoặc ni cô quan hệ tình dục.

Văn hóa nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Việc quan hệ tình dục của con người cũng được miêu tả trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật khiêu dâm:

Các giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ tình dục bắt đầu bằng giai đoạn khởi động để kích thích bạn tình nhằm làm cho dương vật cương cứng và bôi trơn âm đạo. Để quan hệ, dương vật được đưa vào âm đạo và một hoặc cả hai cử động hông để di chuyển dương vật tới lui trong âm đạo để tạo ma sát. Bằng cách này, họ tự kích thích và kích thích lẫn nhau thường là đến khi một hoặc cả hai đạt cực khoái.

Tinh trùng từ âm đạo đi đến cổ tử cung và vào tử cung rồi đến ống dẫn trứng. Có hàng triệu tinh trùng trong một lần xuất tinh để tăng khả năng thụ tinh. Khi trứng có sẵn ở ống dẫn trứng, tinh trùng kết hợp với trứng, thụ tinh xảy ra và phôi thai hình thành. Trứng sau khi thụ tinh rơi xuống tử cung được niêm mạc tử cung giữ lại và nuôi dưỡng. Quá trình mang thai bắt đầu. Xem bài chi tiết: Phóng tinh

Không giống hầu hết các loài khác, hoạt động tình dục ở con người không gắn kết với giai đoạn động dục và được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ sinh sản, ngay cả khi đang mang thai.[12]

Những khó khăn trong quan hệ tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh cảm là tình trạng khó đạt được cực khoái sau khi đã kích thích đầy đủ dẫn đến lo lắng. Lãnh cảm thường xảy ra ở nữ hơn nam. Vì cấu tạo cơ thể mà hành động quan hệ tình dục tạo ra kích thích ở dương vật hơn ở âm vật. Vì vị trí của âm vật nằm phía ngoài nên cần phải kích thích bằng tay để người nữ đạt cực khoái. Khoảng 15% phụ nữ cho biết có khó khăn để đạt cực khoái và 10% phụ nữ ở Hoa Kỳ chưa bao giờ đạt cực khoái. Ngay cả đối với những phụ nữ đạt cực khoái, việc này chỉ xảy ra khoảng 50-70% số lần.[13]

Vài nam giới bị rối loạn cương dương, còn gọi là liệt dương hay bất lực, ít nhất là trong một số thời điểm. Đối với liệt dương vì vấn đề sức khỏe, có thể dùng thuốc như Viagra, Cialis, hoặc Levitra. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không dùng nếu không thực sự cần thiết bởi vì chúng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, thuốc làm che đi nguyên nhân gây ra liệt dương và không thể giải quyết được. Tình trạng càng trầm trọng nếu không chữa trị.

Một rối loạn chức năng tình dục phổ biến hơn là xuất tinh sớm. Cơ quan kiểm soát thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) đang nghiên cứu thuốc dapoxetine để trị xuất tinh sớm. Trong các thử nghiệm lâm sang ở những người bị xuất tinh sớm, dùng thuốc này có thể kéo dài quan hệ thêm ba đến bốn phút trước khi đạt cực khoái so với không dùng thuốc. Một dạng rối loạn xuất tinh khác là chậm xuất tinh do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như Fluvoxamine.[14][15]

Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) ước tính có 27-34% đàn ông Mỹ bị xuất tinh sớm. AUA cũng ước tính 10-12% đàn ông Mỹ bị rối loạn cương dương. Co thắt âm đạo (vaginismus) là tình trạng co thắt cơ sàn chậu, làm cho việc quan hệ đau đớn và đôi khi không thể thực hiện được.[16][17] Giao hợp đau (dyspareunia) chỉ tình trạng quan hệ đau đớn và không thoải mái.[18][19]

Mặc dù những rối loạn liên quan đến đau đớn hoặc cương cứng có thể làm cho quan hệ tình dục khó khăn, trong nhiều trường hợp khó khăn quan trọng nhất chính là yếu tố tâm lý.[20] Đặc biệt, những người gặp khó khăn có thể cảm thấy chán nản vì họ tự quan niệm rằng họ là con người với chức năng sinh dục[21][22] hoặc bạn tình cảm thấy không thoải mái.[20]

Những khó khăn nhất thời có thể do quan hệ sau khi uống rượu bia vì rượu bia làm tăng sự thích thú đối với tình dục (vì mất phản xạ có điều kiện) nhưng giảm khả năng tình dục khi uống nhiều.

Ảnh hưởng của tình dục với sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Lợi ích tình dục an toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với con người, quan hệ tình dục được cho là có nhiều lợi ích như tăng khứu giác,[23] giảm stress và giảm huyết áp,[24][25] tăng cường khả năng miễn dịch[26] và giảm thiếu nguy cơ về ung thư tiền liệt tuyến.[27][28][29] Những cử chỉ thân mật trong chăn gối và sự đạt cực khoái tăng cường hormone oxytocin, còn được gọi là "hormone tình yêu", một loại hormone giúp tăng cường lòng tin của con người.[30][31][32] Một nghiên cứu với 3.500 người ở độ tuổi từ 30 tới 101 của nhà tâm lý học thần kinh David Weeks, trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Hoàng gia Edinburgh, cho thấy "tình dục giúp bạn nhìn trẻ hơn từ bốn đến bảy tuổi", theo các đánh giá các bức ảnh của chủ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể thì không rõ, những lợi ích này có thể là liên quan trực tiếp tới tình dục hoặc cũng có thể là do sự giảm stress, tạo ra sự mãn nguyện và giấc ngủ sâu mà quan hệ tình dục mang lại.[33][34][35]Tư thế quan hệ tình dục đóng một phần vai trò trong tình dục con người.

Tác hại của tình dục không an toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đối lập với lợi ích thì quan hệ tình dục cũng có thể là một trung gian truyền bệnh.[36] Ở Mỹ hàng năm có 19 triệu trường hợp bị lây bệnh qua đường tình dục, trên thế giới con số này là 340 triệu trường hợp.[37] Hơn một nửa trong số các bệnh lây qua đường tình dục có đối tượng là thanh niên và người trưởng thành từ 15–24 tuổi.[38] Ở Mỹ thì cứ một trong bốn cô gái tuổi teen có bị bệnh lây qua đường tình dục.[39] Ở Mỹ, 30% thanh niên độ tuổi 15-17 có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 80% thanh niên độ tuổi 15-19 sử dụng bao cao su trong lần quan hệ đầu tiên.[40]

  • AIDS gây ra bởi HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục,[41] được mệnh danh căn bệnh thế kỷ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trong năm 2008 có 33,4 triệu người có HIV (2/3 ở khu vực cận Sahara-châu Phi và 1,1 triệu người ở Mỹ),[42] hàng năm AIDS cướp đi mạng sống của 2 triệu người trên thế giới.[41]
  • Chlamydia là một bệnh đặc biệt nguy hiểm vì nhiều người nhiễm bệnh không có triệu chứng.[43] Khi không được chữa trị kịp thời, Chlamydia có thể dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt là với phụ nữ (có thể làm mất khả năng sinh đẻ sau này).[44]
  • Giang mai là bệnh liên quan đến 21% tỉ lệ tử vong của bào thai và trẻ sơ sinh ở khu vực cận Sahara châu Phi.[45][46] Giang mai gây ra đau đớn đối với cơ quan sinh dục, điều này làm cho nó trở nên dễ gây truyền nhiễm HIV hơn.[46]
  • Viêm gan siêu vi B có thể bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục.[47] Bệnh này phổ biến ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á, nơi mà 8-10% số người trưởng thành bị nhiễm viên gan B.[48] Khoảng một phần ba dân số thế giới, hơn 2 tỉ người, đã bị nhiễm virus viêm gan B.[48]

Đạo đức và luật pháp tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều luật, quy định đạo đức và những cấm kỵ liên quan tới quan hệ tình dục. Xem đạo đức tình dục để biết thêm chi tiết. Mọi người tin rằng tất cả các nền văn hoá ngăn cấm quan hệ tình dục đều không còn tồn tại, Shakers, một nhóm tín ngưỡng của Ki-tô giáo có rất ít người tham gia, dù có nhiều cộng đồng bên trong các tôn giáo cấm các thích hợp" và "không thích hợp" từng rất phổ biến trong các xã hội loài người. Chúng gồm cả những điều cấm đối với một số tư thế làm tình, đối với quan hệ tình dục giữa các bạn tình không hôn nhân (được gọi là thông dâm hay gian dâm), khi ít nhất một trong hai người đã có gia đình nhưng không phải với người kia (được gọi là ngoại tình), chống lại quan hệ tình dục với một người họ hàng gần, tức quan hệ tình dục cận huyết (gọi là loạn luân), và chống lại quan hệ tình dục với một phụ nữ đang ở thời kỳ kinh nguyệt.

Thông thường một cộng đồng sử dụng các quy định của nó để phân xử những tranh cãi. Ví dụ, năm 2003 Toà án tối cao New Hampshire, trong vụ Blanchflower v. Blanchflower, đã phán xử rằng các quan hệ cùng giới không cấu thành "quan hệ tình dục", dựa trên một định nghĩa năm 1961 từ cuốn từ điển Webster's Third New International Dictionary, và vì thế không buộc tội người vợ trong vụ xử ly hôn tội "ngoại tình" dựa theo định nghĩa đó.

Đa số các nước có luật về tuổi nhận thức xác định rõ tuổi tối thiểu để có thể quan hệ tình dục mà không trái pháp luật. Quan hệ tình dục với một người mà không được người đó đồng ý, hoặc không có được sự đồng ý từ trước theo pháp luật, được gọi là hãm hiếp và bị coi là một tội ác nghiêm trọng trong đa số nền văn hoá.

Các tôn giáo thường lập ra các tiêu chuẩn và tập tục về quan hệ tình dục, thường khuyến khích một vợ một chồnghôn nhân. Trong đức tin Thiên chúa giáo, tình dục bên ngoài hôn nhân bị chính thức lên án theo nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Sự cấm đoán đối với tình dục chỉ nhằm mục đích tìm kiếm khoái cảm dẫn tới việc Công giáo La Mã lên án nghiêm khắc bất kỳ hình thức tránh thai nào.

Lý do thích đáng nhất bên trong Nhà thờ Thiên chúa giáo để không cho phép quan hệ tình dục giữa những người không hôn nhân bởi vì tình dục không bị coi là xấu, như một số người tin tưởng, mà là nó được coi là hành động thiêng liêng nhất mà một người đàn ông và một người phụ nữ có thể chia sẻ với nhau. Vì thế, để dâng hiến toàn bộ cho sự thiêng liêng này, hành động tình dục của một người chỉ được dành cho một người khác mà họ định chung sống cả cuộc đời.

Trong các xã hội Hồi giáo, quan niệm chặt chẽ về quan hệ tình dục được thể hiện bởi vì có những ngăn cấm đối với những cuộc tụ họp hỗn tạp, nơi đàn ông và phụ nữ có thể không được giao tiếp cởi mở với nhau. Trong Hồi giáo Shia, có sự áp dụng một Mut'a, một hình thức hôn nhân tạm thời có thể ở thời hạn ngắn chỉ một ngày và cũng có thể dài đến vài năm. Thuật ngữ Mut'a bắt nguồn từ một từ trong tiếng Ả Rập để chỉ khoái cảm, và nhiều lần được dùng trong thời gian tìm hiểu tình dục giữa những người trẻ tuổi trong các xã hội như Iran. Với sự gia tăng tự do tình dục trong các xã hội Hồi giáo, cũng có sự gia tăng những kiểu hôn nhân tạm trong thế giới Hồi giáo Sunni. Những cuộc hôn nhân đó được thực hiện theo kiểu Misyar'Arfi và hiện đang tạo ra một sự hồi phục xã hội trong giới trẻ. Theo lý thuyết Hồi giáo, tình dục được coi là một nhu cầu cần thiết giống như ăn. Trong tháng chay Ramadan, người Hồi giáo không được ăn và quan hệ tình dục từ khi Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời lặn.

Trong Do Thái giáo, tình dục được coi là một hành động tự nhiên như ăn và uống. Nó cho rằng nếu thực hiện hành vi đó một cách đúng đắn, như ăn một bữa lúc Purim, hay bốn chén rượu trong Lễ quá hải, thì nó có thể được coi là một hành động thiêng liêng. Tương tự như vậy, nó cũng bị coi là trái phép và tội lỗi nếu các hành động tình dục không theo đúng các lời răn của Luật Do Thái. Torah cho rằng "...một người đàn ông không nên ở một mình" (Gen 2:18) gián tiếp đề cập đến tầm quan trọng của sự riêng tư, tình yêu và quan hệ tình dục lành mạnh.

Có một cách tốt để giải quyết tranh cã viết về trinh bạch, diễn tiến tâm lýđạo đức tình dục.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sexual intercourse Britannica entry.
  2. ^ a ă â “Sexual Intercourse”. Discovery.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2008. 
  3. ^ Kate Havelin (1999). Dating: "What Is a Healthy Relationship?". Capstone Press. tr. 64. ISBN 0-7368-0292-4. 
  4. ^ Isadora Alman (2001). Doing It: Real People Having Really Good Sex. Conari. tr. 280. ISBN 1-57324-520-8. 
  5. ^ "Females of almost all species except man will mate only during their fertile period, which is known as estrus, or heat..." Helena Curtis (1975). Biology. Worth Publishers. tr. 1065. ISBN 0879010401. 
  6. ^ Pineda, Leslie Ernest McDonald (2003). McDonald's Veterinary Endocrinology and Reproduction. Blackwell Publishing. tr. 597. ISBN 0813811066. 
  7. ^ a ă “Central Park Zoo's gay penguins ignite debate”. SFGate. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015. 
  8. ^ a ă Bruce Bagemihl, Biological Exuberance: Animal Homosexuality and Natural Diversity (St. Martin's Press, 1999). ISBN 0-312-19239-8
  9. ^ a ă â Jared Diamond (1992). The rise and fall of the third chimpanzee. Vintage. ISBN 978-0099913801. 
  10. ^ John, Gartner (ngày 15 tháng 8 năm 2006). “Animals Just Want to Have Fun”. Wired. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007. 
  11. ^ Frans B. M. de Waal, "Bonobo Sex and Society", Scientific American (March 1995): 82-86. Available online at: http://songweaver.com/info/bonobos.html.
  12. ^ Diamond, Jared (1997). Why is Sex Fun?. 
  13. ^ Mayo Clinic; Womans Health
  14. ^ Riley, A.; Segraves, RT; R.T. Segraves (2006). “Treatment of Premature Ejaculation”. Int J. Clin Pract. (Blackwell Publishing) 60 (6): 694–697. doi:10.1111/j.1368-5031.2006.00818.x. PMID 16805755. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2008.  Đã định rõ hơn một tham số trong |last1=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |last1=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |first1=|first= (trợ giúp)
  15. ^ Hengeveld VW, Waldinger MD và đồng nghiệp (1998). “Effect of SSRI antidepressants on ejaculation: a double blind, randomised, placebo-controlled study with fluoxetine, fluvoxamine, paroxetine and sertraline”. Journal of Clinical Psychopharmacology 18: 274–281. doi:10.1097/00004714-199808000-00004. 
  16. ^ Reissing ED, Binik YM, Khalifé S, Cohen D, Amsel R. (2003) Etiological correlates of vaginismus: sexual and physical abuse, sexual knowledge, sexual self-schema, and relationship adjustment. J Sex Marital Ther.29:47-59.
  17. ^ Ward E, Ogden J. (1994) Experiencing Vaginismus: sufferers beliefs about causes and effects. The Journal of Nervous and Mental Disease 9 (1): 33–45.
  18. ^ Binik YM (tháng 2 năm 2005). “Should dyspareunia be retained as a sexual dysfunction in DSM-V? A painful classification decision”. Arch Sex Behav 34 (1): 11–21. doi:10.1007/s10508-005-0998-4. PMID 15772767. 
  19. ^ Peckham BM, Maki DG, Patterson JJ, Hafez GR (tháng 4 năm 1986). “Focal vulvitis: a characteristic syndrome and cause of dyspareunia. Features, natural history, and management”. Am J Obstet Gynecol. 154 (4): 855–64. PMID 3963075. 
  20. ^ a ă Williamson, Gail M.; Walters, Andrew S. (01). “Perceived Impact of Limb Amputation on Sexual Activity: A Study of Adult Amputees”. The Journal of Sex Research (Lawrence Erlbaum Associates (Taylor & Francis Group)) 33 (3): 221–230. doi:10.2307/3813582 (không tích cực ngày 5 tháng 6 năm 2009). ISSN 0022-4499. OCLC 39109327.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  21. ^ Majiet, Shanaaz (01). “Disabled Women and Sexuality”. Agenda (Agenda Feminist Media) (19): 43–44. doi:10.2307/4065995.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  22. ^ Dewolfe, Deborah J.; Livingston, Carolyn A. (ngày 1 tháng 8 năm 1982). “Sexual Therapy for a Woman with Cerebral Palsy: A Case Analysis”. The Journal of Sex Research (Lawrence Erlbaum Associates (Taylor & Francis Group)) 18 (3): 253–263. doi:10.2307/3812217 (không tích cực ngày 5 tháng 6 năm 2009). ISSN 0022-4499. OCLC 39109327. 
  23. ^ Wood, H. Sex Cells Nature Reviews Neuroscience 4, 88 (February 2003) | doi:10.1038/nrn1044
  24. ^ Doheny, K. (2008) "10 Surprising Health Benefits of Sex," WebMD (reviewed by Chang, L., M.D.)
  25. ^ Light, K.C. et al., "More frequent partner hugs and higher oxytocin levels are linked to lower blood pressure and heart rate in premenopausal women." Biological Psychology, April 2005; vol 69: pp 5–21.
  26. ^ Charnetski CJ, Brennan FX. Sexual frequency and salivary immunoglobulin A (IgA). Psychological Reports 2004 Jun;94(3 Pt 1):839-44. Data on length of relationship and sexual satisfaction were not related to the group differences.
  27. ^ Michael F. Leitzmann; Edward Giovannucci. Frequency of Ejaculation and Risk of Prostate Cancer—Reply. JAMA. (2004);292:329.
  28. ^ Leitzmann MF, Platz EA, Stampfer MJ, Willett WC, Giovannucci E. Ejaculation Frequency and Subsequent Risk of Prostate Cancer. JAMA. (2004);291(13):1578–1586.
  29. ^ Giles GG, Severi G, English DR, McCredie MR, Borland R, Boyle P, Hopper JL. Sexual factors and prostate cancer. BJU Int. (2003);92(3):211-6.PMID 12887469
  30. ^ Lee HJ, Macbeth AH, Pagani JH, Young WS 3rd. Oxytocin: the great facilitator of life. Prog Neurobiol. (2009);88(2):127-51. PMID 19482229
  31. ^ Riley AJ. Oxytocin and coitus. Sexual and Relationship Therapy (1988);3:29–36
  32. ^ Carter CS. Oxytocin and sexual behavior. Neuroscience & Biobehavioral Reviews (1992);16(2):131–144
  33. ^ Blum, Jeffrey. “Can Good Sex Keep You Young?”. WebMD. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2010. 
  34. ^ Weeks, David (1999). Secrets of the Superyoung. Berkley. tr. 277. ISBN 978-0425172582. 
  35. ^ Northrup, Christiane (2010). Women's Bodies, Women's Wisdom: Creating Physical and Emotional Health and Healing. Bantam. tr. 960. ISBN 978-0553807936. 
  36. ^ "Common Sexually Transmitted Diseases (STDs)". U.S. Department of Health & Human Services.
  37. ^ World Health Organization Fact Sheet on Sexually Transmitted Diseases. [1] Accessed ngày 27 tháng 5 năm 2010
  38. ^ Weinstock H, et al. Sexually transmitted diseases among American youth: incidence and prevalence estimates, 2000. Perspectives on Sexual and Reproductive Health (2004);36(1):6–10.
  39. ^ Sex Infections Found in Quarter of Teenage Girls. The New York Times. ngày 12 tháng 3 năm 2008.
  40. ^ CDC. Sexual and Reproductive Health of Persons Aged 10–24 Years —United States, 2002–2007. MMWR 20009; 58 (No. SS-6):1–59 [2]
  41. ^ a ă “HIV/AIDS”. World Health Organization. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010. 
  42. ^ Centers for Disease Control and Prevention. CDC Fact Sheet: HIV/AIDS. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010
  43. ^ Centers for Disease Control and Prevention. CDC Fact Sheet: Chlamydia. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010
  44. ^ Kalwij S, Macintosh M, Baraitser P. Screening and treatment of Chlamydia trachomatis infections. BMJ. (2010);340:c1915. PMID 20410164
  45. ^ Woods CR. Congenital syphilis-persisting pestilence. Pediatr Infect Dis J. (2009);28(6):536-7.PMID 19483520
  46. ^ a ă Centers for Disease Control and Prevention. CDC Fact Sheet: Syphilis. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010
  47. ^ CDC Hepatitis B Information for Health Professionals Accessed ngày 27 tháng 5 năm 2010
  48. ^ a ă “Hepatitis B”. World Health Organization. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2009. 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh: