Athens

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Athena)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Athens  (Αθήνα)
Acropolis
Acropolis
Vị trí
Athens trên bản đồ Hy Lạp
Athens
Tọa độ 37°58′B 23°43′Đ / 37,967°B 23,717°Đ / 37.967; 23.717Tọa độ: 37°58′B 23°43′Đ / 37,967°B 23,717°Đ / 37.967; 23.717
Múi giờ: EET/EEST (UTC+2/3)
Độ cao (min-max): 70 - 338 m (230 - 1109 ft)
Chính quyền
Quốc gia: Hy Lạp
Khu ngoại vi: Attica
Các quận: 7
Thị trưởng: Nikitas Kaklamanis  (ND)
(kể từ: 1 tháng 1 năm 2007)
Số liệu thống kê dân số (năm 2001[1])
Nội ô
 - Dân số: 745.514
 - Diện tích:[2] 38,964 km² (15 mi2)
 - Mật độ: 19.133 /km² (49.555 /sq mi)
Vùng đô thị
 - Dân số: 3.761.810
 - Diện tích: 411,717 km² (159 mi2)
 - Mật độ: 9.137 /km² (23.664 /sq mi)
Các mã
Mã bưu chính: 10x xx, 11x xx, 120 xx
Mã vùng: 21
Biển số xe: Yxx, Zxx, Ixx (excluding INx)
Website
www.cityofathens.gr
Flag of Greece.svg

Athens[3] (Hy Lạp cổ:Ἀθῆναι, Athēnai; Hiện tại:Αθήνα, Athína) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm.

Ngày nay, Athens là thành phố lớn thứ 8 châu Âu[4] và đang nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh doanh hàng đầu ở trong Liên minh châu Âu. Dân số thành phố Athens là 3,3 triệu người và dân số vùng đô thị là 3,8 triệu, làm trung tâm của cuộc sống chính trị, văn hóa, công nghiệp, tài chính, kinh tế ở Hy Lạp. Nội thành thành phố có diện tích 39 km² còn vùng đô thị có diện tích 412 km²[5].

Athens Cổ đại là một thành bang hùng mạnh. Là một trung tâm nghệ thuật, học thuật và triết học, là địa điểm có Hàn lâm Học viện của nhà văn hào Platonvườn Lyceum của nhà văn hào Aristotle[6][7]. Athens cũng là nơi sinh của Socrates, Pericles, Sophocles và nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng của thế giới cổ đại. Athens được xem như là cái nôi của nền Văn minh phương Tây[8] và là nơi sinh của khái niệm dân chủ,[9] phần lớn là do ảnh hưởng của những thành tựu chính trị và văn hóa của thành phố này trong các thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên đối với phần còn lại của lục địa châu Âu[10].

Di sản của thời kỳ cổ đại vẫn còn hiển hiện ở trong thành phố, qua mô tả của một số tượng đài và công trình nghệ thuật; nổi tiếng nhất là Đền Parthenon ở trên Acropolis, như là một điểm nổi bật sử thi của nền văn minh phương Tây. Thành phố này cũng lưu giữ nhiều tượng đài La MãByzantine, cũng như một số nhỏ các tượng đài Ottoman còn lại thể hiện bề dày lịch sử của thành phố này qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động. Những công trình nổi bật của thời kỳ hiện đại cũng góp mặt ở thành phố này, có thời gian xây dựng năm 1830 (thời gian thành lập nhà nước Hy Lạp), thể hiện ở Quốc hội Hy Lạp (thế kỷ 19) và Bộ tam Athens (Thư viện, Trường đại học và Viện Academia).

Athens là thành phố đăng cai Thế vận hội hiện đại đầu tiên vào năm 1896, và 108 năm sau thành phố lại là chủ nhà của Thế vận hội mùa Hè, với thành công lớn[11].

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Nội ô Khu đô thị Vùng đô thị
1833 4,000[12] - -
1870 44,500[12] - -
1896 123,000[12] - -
1921 473,000[13] - -
1921 718,000[12] - -
1971 867,023[14] - -
1981 885,737 - -
1991 772,072 - 3,444,358[15]
2001 745,514[16] 3,130,841[16] 3,761,810[16]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Athens có khí hậu cận nhiệt đới thảo nguyên (phân loại khí hậu theo Köppen BSh), với thời gian được chiếu dài sáng trong suốt cả năm (2.884 giờ nắng mỗi năm tại trạm khí tượng Thision, 1961-1990)[17] và với số lượng mưa lớn chủ yếu xảy ra từ giữa tháng mười đến giữa tháng tư, lượng mưa còn lại thưa thớt trong mùa hè và thường có dạng mưa phun sương hoặc các cơn bão. Do nằm ở vị trí sườn khuất mưa của núi Parnitha, khí hậu của Athens khô hơn nhiều so với phần còn lại của khu vực châu Âu Địa Trung Hải. Các vùng ngoại ô miền núi phía Bắc, có một mô hình hơi khác biệt về khí hậu, với nhiệt độ thường thấp hơn. Sương mù dày đặc hiếm xảy ra ở trung tâm thành phố nhưng thường xuyên hơn ở phía đông, sau dãy núi Hymettus.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống đường sắt đô thị (Metro, Suburban, Tram), bao gồm những kế hoạch mở rộng trong tương lai
A trolleybus and a bus in central Athens

Athen có các dạng vận tải đa dạng, hình thành nên một mạng lưới vận tải công cộng lớn nhất Hy Lạp. Hệ thống vận tải công cộng (mass transit) gồm buýt phục vụ trung tâm đô thị, mạng lưới tàu điện[21] và xe điện, kết nối với các ngoại ô phía nam với trung tâm thành phố.[22]

Vận tải bằng xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]

Ethel (tiếng Hy Lạp: ΕΘΕΛ) (Etaireia Thermikon Leoforeion), hoặc Thermal Bus Company, là nhà vận tải bằng buýt chính ở Athens. Hệ thống này gồm khoảng 300 tuyết xe buýt bao phủ toàn vùng đô thị Athens,[23] với số nhân viên 5.327, và 1.839 xe buýt.[24] Trong số 1.839 xe búy thì có 416 chạy bằng khí thiên nhiên nén,[24] nên là hệ thống xe buýt sử dụng khí thiên nhiên lớn nhất châu Âu.[25]

Ngoài các loại xe buýt trên dùng khí thiên nhiên và dùng dầu diesel, khu vực nội ô của Athens cũng còn các xe bút điện. Hệ thống xe buýt này do xe buýt điện vùng Athens-Pireaus vận hành, hay ILPAP (tiếng Hy Lạp: ΗΛΠΑΠ), gồm có 22 tuyến với 1.137 nhân viên.[26] Tất cả 366 xen buýt điện đều được trang bị song hành cùng hệ thống sử dụng diesel để sử dụng trong trường hợp mất điện.[26]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ PDF “(875 KB) 2001 Census” (PDF). Cục thống kê quốc gia Hy Lạp (ΕΣΥΕ). www.statistics.gr. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2007. 
  2. ^ “Basic Characteristics”. Ministry of the Interior. www.ypes.gr. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007. 
  3. ^ “Học Tập Đỉnh Cao”. Google Books. Truy cập 26 tháng 10 năm 2015. 
  4. ^ Các khu vực Đại đô thị ở Liên minh châu Âu
  5. ^ Hellenic Interior Ministry – Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2007
  6. ^ “Plato's Academy”. Hellenic Ministry of Culture. www.culture.gr. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007. 
  7. ^ CNN & Assiciated Press (ngày 16 tháng 1 năm 1997). “Greece uncovers 'holy grail' of Greek archeology”. CNN.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  8. ^ Athens Info Guide: History of Athens – Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007
  9. ^ BBC History on Greek Democracy – Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007
  10. ^ Encarta: Ancient Greece – Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007
  11. ^ CNN & Sports Illustrated (ngày 5 tháng 9 năm 1997). “Sentiment a factor as Athens gets 2004 Olympics”. sportsillustrated.cnn.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007. 
  12. ^ a ă â b Tung, Anthony (2001). “The City of the Gods Besieged”. Preserving the World's Great Cities:The Destruction and Renewal of the Historic Metropolis. New York: Three Rivers Press. tr. 260, 263, 265. ISBN 0-609-80815-X. 
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tung
  14. ^ “World Gazetter City Pop:Athens”. www.world-gazetter.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. 
  15. ^ “World Gazetter Metro Pop:Athens”. www.world-gazetter.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. 
  16. ^ a ă â “Population of Greece”. General Secretariat Of National Statistical Service Of Greece. www.statistics.gr. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.  Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “pop” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “pop” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  17. ^ “National Observatory of Athens.Monthly bulletins”. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010. 
  18. ^ “Climate Information for Hellinikon”. Hellenic National Meteorological Service. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2014. 
  19. ^ “Athens/Hellenkion Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2014. 
  20. ^ “Athens Observatory Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2014. 
  21. ^ “Προαστιακός”. Proastiakos.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2009. 
  22. ^ “Tram Sa”. Tramsa.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009. 
  23. ^ “Athens Urban Transport Network in Facts and Figures (pdf) page 5” (PDF). OASA. www.oasa.gr. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2007. [liên kết hỏng]
  24. ^ a ă “Athens Urban Transport Network in Facts and Figures (pdf) page 6” (PDF). OASA. www.oasa.gr. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2007. [liên kết hỏng]
  25. ^ Ilias Tatsiopoulos & Georgios Tziralis. “New, Post-Olympics Athens” (PDF). www.minpress.gr (Secretariat General of Communication – Secretariat General of Information). tr. 79. Bản gốc lưu trữ (PDF) ngày 9 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008. [liên kết hỏng]
  26. ^ a ă “Athens Urban Transport Network in Facts and Figures (pdf) page 11” (PDF). OASA. www.oasa.gr. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2007. [liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]