Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, ‘răn đe’ Việt Nam?
Tin tức:
http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được
VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi ngưng tập trận trên biển Đông của
Hà Nội, trong khi có ý kiến nói chính quyền của ông Tập Cận Bình đang phô trương sức mạnh trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của
Philippines.
Sau khi Bắc
Kinh thông báo thực hiện cuộc diễn tập quân sự gần quần đảo
Hoàng Sa từ ngày 5 – 11/7, Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã ngay lập tức “phản đối mạnh mẽ”, đồng thời yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt ngay”.
Đáp lại, hôm
6/7, người phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], và nói rằng cuộc tập trận thường niên diễn ra trên lãnh thổ của Trung Quốc.
Khi được hỏi rằng Trung Quốc muốn gửi tới các nước có tranh chấp thông điệp gì qua hoạt động quân sự kéo dài một tuần tại vùng biển tranh chấp, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á ở
Singapore nhận định:
“Cho dù Trung Quốc có những cuộc tập trận ở quy mô như thế nào, với phạm vi ra làm sao, tôi nghĩ nó không thay đổi bản chất phán quyết của
PCA cũng như tình hình trên thực tế. Hành động của Trung Quốc thể hiện sự cứng rắn, diễn ra từ trước đến nay rồi, chứ không phải tới thời điểm bây giờ mới xuất hiện. Tôi nghĩ thông điệp của Trung Quốc gửi ra không hẳn rõ ràng, và nếu như, Trung Quốc thực sự có ý đồ nào đấy, dùng sức mạnh quân sự để răn đe các nước khác và tòa PCA, nó sẽ không thành công như Trung Quốc mong muốn. Phán quyết của PCA vẫn có giá trị, bất chấp hành động của Trung Quốc trên biển Đông, cụ thể là cuộc tập trận ở Hoàng Sa”.
Không chỉ đáp trả Việt Nam trên bình diện ngoại giao, Trung Quốc còn công kích Việt Nam trên “mặt trận” truyền thông.
Tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 6/7 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không ngừng tập trận “chỉ vì Hà Nội phản đối”, và cho rằng Việt Nam sẽ không duy trì được sự ổn định “nếu thiếu ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc”.
Ông
Vũ Quang Việt, một cựu nhân viên của Liên Hiệp Quốc, và hiện nghiên cứu vấn đề biển Đông, nói rằng những việc làm của Trung Quốc thời gian qua nhằm mục đích “trấn an dư luận trong nước”.
“Trung Quốc khi khắp nơi để họ vận động các nước không liên quan gì tới biển Đông ủng hộ họ. Trung Quốc muốn tạo dư luận trên thế giới, nhưng bản thân họ muốn dùng thông tin đó để tạo dư luận của Trung Quốc, cho người dân tin tưởng vào chính sách của [ông] Tập Cận Bình, và Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ những cái gì Trung Quốc coi là của mình”.
Ông Việt nhận định thêm rằng Hà Nội sẽ tính toán các bước đi tiếp theo “tùy theo phán quyết của tòa”.
Philippines không muốn ‘chiến tranh’ với Trung Quốc
Tân Tổng thống
Rodrigo Duterte mới nói rằng chiến tranh là từ “bẩn thỉu”, và nếu Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết nghiêng về Philippines,
Manila sẽ tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc.
Phát biểu trước lực lượng không quân hôm 5/7, người được mệnh danh là ‘
Donald Trump’ của Philippines nói: “Nếu nó có lợi cho cho chúng ta, chúng ta sẽ đàm phán. Chúng ta không chuẩn bị để giao chiến”.
Ông
Roilo Golez, cựu dân biểu đồng cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho biết rằng mọi người dân Philippines đều ngóng chờ phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 6/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bày tỏ hy vọng rằng chính quyền của ông
Duterte sẽ “từ bỏ việc sai trái” của chính quyền tiền nhiệm, và quay trở lại bàn đàm phán.
Khi được hỏi về quan hệ Hà Nội và Manila sắp tới, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines nói rằng ông nghĩ mối bang giao vẫn sẽ được duy trì như dưới thời của tổng thống tiền nhiệm nước này, ông
Benigno Aquino.
“Tôi không thấy có lý do gì mà quan hệ song phương không tốt đẹp như trong thời kỳ của chính quyền trước. Có nhiều thứ chúng tôi có thể học được từ Việt Nam vì Việt Nam đương đầu với Trung Quốc hơn một nghìn năm qua, nhất là cuộc hải chiến năm
1988, và mới nhất là cuộc đối đầu quanh giàn khoan dầu hai năm trước”.
Ông cho rằng Việt Nam cũng đang nóng lòng chờ đợi quyết định của Tòa Trọng tài vì Hà Nội cũng “hưởng lợi từ một phán quyết có lợi cho Philippines”.