Yerevan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Yerevan
Երեվան
Hình nền trời của Yerevan  Երեվան
Cờ hiệu của Yerevan  Երեվան
Cờ hiệu
Ấn chương chính thức của Yerevan  Երեվան
Ấn chương
Yerevan  Երեվան trên bản đồ Armenia
Yerevan  Երեվան
Yerevan
Երեվան
Tọa độ: 40°10′11,99″B 44°31′12″Đ / 40,16667°B 44,52°Đ / 40.16667; 44.52000
Quốc gia  Armenia
Thành lập 782 trước Công Nguyên
Chính quyền
 • Thị trưởng Yervand Zakharyan
Diện tích
 • Tổng cộng 227 km2 (88 mi2)
Độ cao 989,4 m (32,461 ft)
Dân số (2007)[1]
 • Tổng cộng 1,107,800
 • Mật độ 5.196.4/km2 (13,459/mi2)
Múi giờ GMT+4 (UTC+4)
 • Mùa hè (DST) GMT+5 (UTC+5)
Mã bưu chính 0001–0099 sửa dữ liệu
Mã điện thoại 10 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166 AM-ER sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩa Carrara, Antananarivo, Cambridge, Massachusetts, Marseille, Isfahan, Odessa, Tbilisi, Beirut, Damas, Montréal, Buenos Aires, Bratislava, São Paulo, Chişinău, Rostov trên sông Đông, Los Angeles, Venezia, Moskva, Sankt-Peterburg, Volgograd, Lyon, Firenze, Kiev, Athena, Minsk, Podgorica, Sofia, New Delhi, Rio de Janeiro sửa dữ liệu
Trang web www.yerevan.am
Hraparak

Yerevan (tiếng Armenia: Երևան hoặc Երեւան), đôi khi được viết là Erevan, các tên cũ: Erebuni, Revan, và Erivan - là thủ đô và là thành phố lớn nhất Armenia. Thành phố này nằm bên sông Hrazdan, là trung tâm công nghiệp, văn hóa, hành chính của quốc gia này. Thành phố này đã là thủ đô của Armenia kể từ năm 1918, là thủ đô thứ 12 trong lịch sử Armenia.

Lịch sử của Yerevan bắt đầu tính từ thế kỷ 8 trước Công Nguyên, với việc thiết lập pháo đài Urartia Erebuni năm 782 trước Công Nguyên tại cực tây của đồng bằng Ararat.[2] Sau thế chiến I, Yerevan đã trở thành thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Armenia khi hàng ngàn người sống sót sau vụ diệt chủng Armenia đã định cư tại khu vực này. Thành phố đã được mở mang nhanh chóng trong thế kỷ 20 khi Armenia trở thành một trong 15 nước cộng hòa trong Liên Xô. Trong 50 năm, Yerevan đã được phát triển từ một thị xã vài ngàn dân trong thời kỳ đầu của nước cộng hòa thành một trung tâm công nghiệp, nghệ thuật lớn, là trung tâm hành chính của quốc gia. Với sự phát triển của kinh tế Armenia, Yerevan đã trải qua một thời kỳ chuyển đổi lớn khi cả thành phố trở thành một đại công trường xây dựng vào đầu thập niên 2000. Ngày nay, các công trình mới xây dựng này đã bắt đầu xóa dần các công trình được xây trong những năm của thập kỷ 70, thời kỳ thống lĩnh của nhà nước Xô Viết.

Năm 2007, dân số của Yerevan ước tính 1.107.800 người, nếu tính vùng đô thị xung quanh ước tính 1.245.700 người.[3]), chiếm hơn 42% dân số Armenia.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Armenia's Population 3,229,900 On Jan 1, 2008”. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008. 
  2. ^ Katsenelinboĭgen, Aron (1990). The Soviet Union: Empire, Nation and Systems. New Brunswick: Transaction Publishers. tr. 143. ISBN 0-88738-332-7. 
  3. ^ Population of each district in Yerevan according to the city's official website.