Nghệ nhân hát Chầu Văn Tuyết Tuyết – Người gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật dân gian
Việt Nam
Sinh năm
1982 tại
Thái Bình, Nghệ nhân Tuyết Tuyết (tên thật là Nguyễn Thị Tuyết) ngay từ nhỏ đã có niềm đam mê loại hình nghệ thuật hát Chầu văn(
1998), có lẽ bởi Chị được thừa hưởng môn nghệ thuật này từ gia đình của mình (Cha và mẹ của nghệ nhân Tuyết Tuyết đều là những cung văn có tiếng)…
(Nghệ nhân Tuyết Tuyết)
Năm
2002 Tuyết Tuyết học trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình, theo đuổi niềm đam mê hát Chầu văn. Năm 2004 chị đoạt Huy chương vàng hát chầu văn do Bộ
Văn Hóa - Thông tin tặng tại Chung khảo Hội thi "Tiếng hát sinh viên và học sinh THCN toàn quốc “lần thứ
VIII”.
Giải A tiết mục hát văn "Thái Bình miền đất quê em" do Tuyết Tuyết tự soạn lời và biểu diễn tại Liên hoan ca múa nhạc và triển lãm mỹ thuật học sinh sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc năm 2004 tại
Hà Nội.
Năm
2006 Tuyết Tuyết thi đỗ vào trường Nhạc viện Hà Nội nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, và từ đó đến năm 2008 chị đã tham gia 3 tháng Triển lãm văn hóa thế giới tại Tây Ban Nha cùng nhiều cuộc thi văn nghệ và nhận được nhiều giải thưởng nghệ thuật tiêu biểu cho loại hình nghệ thuật này. Năm
2013 Nghệ nhân Tuyết Tuyết đạt Huy chương vàng tiết mục hát văn "Hà thành 36 phố phường" tại Liên hoan hát văn và hát chầu văn vùng đồng bằng Sông Hồng mở rộng.
Mới đây vào tháng 11 năm 2014 Tuyết Tuyết tham gia chương trình diễn xướng dân gian tại thành phố
Đà Lạt tỉnh
Lâm Đồng, soạn lời và biểu diễn bài hát văn "Thắm tình Đà Lạt ngàn hoa" đã được ban tổ chức chọn vào biểu diễn truyền hình trực tiếp tối mùng
9/11/2014 tại Lâm Đồng.
Trao đổi với PV về cách bảo tồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân gian qua nghệ thuật hát Chầu văn, Tuyết Tuyết chia sẻ: “Để bảo lưu giá trị của nghệ thuật hát Chầu văn, cần đi sâu vào phong trào quần chúng. Do đặc thù hát chầu văn không dễ cảm nhận, tiếp thu nên hiện đa số mới chỉ có những người cao tuổi quan tâm đến loại hình nghệ thuật này. Bởi vậy, cần kiên trì tuyên truyền mở rộng để thêm nhiều người biết hát văn… Trên thế giới hiếm có đất nước nào có nghệ thuật hát chầu văn và hầu thánh như Việt Nam. Chúng ta là những người kế thừa, phải gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật này. Phải làm sáng tỏ giá trị môn nghệ thuật này thì bản thân thế hệ trẻ mới cảm thấy phấn khởi, hãnh diện, và thấy được tiềm năng nền văn hoá của nước mình”.
Có thể nói loại hình nghệ thuật hát chầu văn đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng vẫn giữ được hồn Việt thuần nhất, mộc mạc, song cũng rất đa dạng, phong phú.
Và nếu có nhiều hơn những nghệ nhân hát chầu văn như Nghệ nhân Tuyết Tuyết, thì giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật độc đáo này sẽ luôn được kế thừa và phát triển trong đời sống cộng đồng, từ đời này đến đời sau…sau nữa !
- published: 10 Nov 2015
- views: 19127