Viễn cảnh thế giới – Thời đại của chính sách khắc khổ chuẩn bị cho những biến động mạnh mẽ


General Strike in Greece

12/12/12

Văn bản đã được chấp thuận tại cuộc họp tháng 12 năm 2012 của Ủy ban Chấp hành Quốc tế của CWI (Ủy ban Công nhân Quốc tế)

English Version: World Perspectives – Age of austerity preparing seismic convulsions

 Mở đầu

Chúng ta đang sống trong một trong những thời kì kịch tính nhất của lịch sử. Công nhân Hi Lạp, theo sau đó là công nhân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chính là đội tiên phong của cả phong trào chống lại sự dã man của chủ nghĩa tư bản (CNTB), của chính sách khắc khổ không ngừng nghỉ. Không ai có thể lý lẽ rằng giai cấp lao động đang bị động trước sự tấn công điên cuồng của CNTB đã mục nát. Trong một loạt các cuộc tổng đình công, họ đã kháng cự. Họ vẫn chưa tạo ra một đảng đại chúng và một sự lãnh đạo xứng đáng với họ trong cuộc chiến giữa lao động và tư bản sẽ thống trị đầu thế kỉ 21 này. Đây là nhiệm vụ của CWI thông qua sự rõ ràng về mặt lý luận của đường lối cộng với một chương trình hành động để giúp tạo dựng sự lãnh đạo nói trên, góp phần đảm bảo thắng lợi cho giai cấp lao động.

 Trung Đông

Tính chất bất ổn của quan hệ toàn cầu – điều có thể dẫn tới sự nổ ra các cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu – được biểu thị thông qua những cuộc va chạm giữa Israel và Hamas ở dải Gaza gần đây. Điều này được hạn chế trong khuôn khổ sự đáp trả bằng đạn pháo và một hiệp định ngừng chiến đã đạt được. Nhưng chiến tranh có thể nổ ra một lần nữa và một cuộc tấn công trên bộ bởi Israel nhằm vào Gaza không thể bị loại bỏ, điều này chính nó cũng sẽ châm ngòi cho sự rối loạn khắp vùng Trung Đông và là nguy cơ cho một cuộc chiến tranh lan rộng hơn

Mùa xuân Ả rập” hay một chuỗi các cuộc nổi dậy ở Trung Đông và Bắc Phi đã và đang đe dọa sẽ biến thành một “mùa hè” hay sự bắt đầu của một “mùa đông”. Như CWI đã dự báo, sự tham dự của chủ nghĩa đế quốc ở Libya – được sự ủng hộ đầy tai tiếng của một bộ phận của cánh Tả, kể cả những người tự nhận là “Trotskyists” – đã giúp các nước đế quốc tạo dựng được một chỗ đứng chống lại cuộc cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi. Phong trào khổng lồ của quần chúng này đã đánh đổ chế độ độc tài Ben Ali ở Tunisia và Mubarak ở Ai Cập, với những lực lượng thánh chiến Hồi giáo bất lực đứng nhìn mà không thay đổi được kết quả của của cuộc cách mạng.

Phong trào đã đe dọa đem đến một kết quả tương tự ở Libya bằng sự huy động của quần chúng từ dưới lên trên, điều này được thể hiện qua những ủy ban công nhân độc lập ở Benghazi, những hình thức đã có thể lan rộng ra cả Libya. Tuy nhiên, đường lối này đã bị làm chệch hướng bởi chủ nghĩa đế quốc và đồng minh địa phương của chúng với kết quả thê thảm cho nhân dân Libya. Đất nước giờ đây bị cắt xẻ thành nhiều mảnh nhỏ với những thế lực với những đội dân quân, kể cả những thành phần Hồi giáo chính thống với tư tưởng phản động kiểu al-Qaida. Tuy đã đánh đổ chính quyền độc tài của Gadhafi nhưng quần chúng nhân dân đã không chấp nhận chịu đựng nhiều tên độc tài mini đang thành hình. Kết quả là người dân đã nổi dậy ở một số nơi để đánh đuổi các thế lực độc tài mới. Điều này biểu thị tiềm năng cho một chương trình độc lập của giai cấp lao động cho dân chủ và xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quá trình cách mạng cơ bản không chết hẳn mà có lẽ đã bị đẩy lui vào hậu trường.

Tình hình ở Tunisia, được tô vẽ bởi các nhà phát ngôn tư sản là một câu chuyện thành công, đầy lạc quan của “mùa xuân Ả rập”, vẫn còn hết sức bất ổn. Giá cả thực phẩm và thất nghiệp gia tăng đột ngột. Việc sử dụng những vấn đề tôn giáo như là công cụ tạo chia rẽ của đảng cầm quyền Ennahdha, trong một đất nước với truyền thống thế tục mạnh mẽ nhất thế giới Ả rập, về cơ bản đã thêm dầu vào lửa giận giữ. Tuy nhiên, phong trào Salafist đang thu hút những tầng lớp nghèo thành thị bị mất phương hướng. Một cuộc chiến dành quyền lực đang dần hiện rõ giữa những thành phần của chế độ cũ, tụ hội dưới vây cánh của cựu Thủ tướng lâm thời Caid Essebsi và đảng mới của ông ta – “Tiếng gọi Tunisia”- vốn có tiếng là thế tục cùng với liên minh cầm quyền đang dần sụp đổ bởi Ennahdha – vẫn đang cố gắng níu kéo quyền lực. Trong khi đó, những cuộc đình công của công nhân và biểu tình xã hội vẫn không hề suy yếu, minh chứng là sự tê liệt gần như hoàn toàn của ngành sản xuất phốt-phát trong vòng một tháng ở vùng Gafsa vào tháng 11. Như ở Ai Cập, sự bế tắc của CNTB đẩy những nhà cai trị mới đến việc hồi sinh lại sự thối nát của quá khứ, sự đàn áp đang trở thành phương pháp cai trị chính. Điều này không thể không dẫn tới sự phản kháng rộng rãi hơn của công nhân và thanh niên. Xây dựng ngọn cờ chính trị độc lập của giai cấp lao động dựa trên sức mạnh của UGTT ( Tổng công đoàn lao động Tunisia) là bức thiết hơn bao giờ hết.

Những sự kiện ở Jordan với phong trào quần chúng chống lại nhà vua và khả năng vui bị phế truất sớm thể hiện những gì đang diễn ra. Sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo chính thống chiếm đa số trong nghị viện ở Ai Cập, Tunisia và nhiều nơi khác đang che khuất tạm thời những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng, có tính chất dân chủ và xã hội rõ ràng. Nhưng những đảng và thế lực Hồi giáo sẽ phải đối mặt với bài kiểm tra của những phong trào quần chúng đòi hỏi cải thiện điều kiện cuộc sống, giải pháp cho thất nghiệp hàng loạt, những thứ sẽ không thể thực hiện được trên cơ sở CNTB. Giá cả tăng cao, đặc biệt là xăng dầu, cùng với đòi hỏi dân chủ đang thúc đẩy những phong trào ở Jordan. Những phong trào rộng lớn về những vấn đề xã hội, có thể được châm ngòi từ những sự kiện ở bên ngoài, ví dụ như ở châu Âu, có thể có hiệu ứng có thể thay đổi tình hình

Cùng lúc đó, một cuộc chiến trong khu vực hoặc nhiều cuộc chiến vẫn có khả năng xảy ra. Syria như một thùng thuốc súng với chính quyền Assad đang bị vây hãm và đối mặt với khả năng bị lật đổ nhưng sẽ được thay thế bởi một phe đối lập cũng bị chia rẽ theo lối bè cánh. Chúng ta không thể ủng hộ Assad hay phe đối lập. Chúng ta phải mở một con đường độc lập để tiếp cận với quần chúng nhân dân với một chương trình, quan điểm mang tính giai cấp.

Một số nhóm thiểu số vẫn trú ẩn dưới cánh của Assad vì sợ hãi những hậu quả nhằm vào họ của một chiến thắng cho phe đối lập vốn được sự ủng hộ của phần đông dân số Hồi giáo phái Sunni, với sự ảnh hưởng đáng kể và càng gia tăng của những tổ chức theo kiểu al Qaeda. Thêm vào đó, sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kì chống lại chính quyền Assad đã châm thêm vào sự căng thẳng giữa hai nước. Những cuộc đụng độ vũ trang có thể nổ ra giữa hai bên và rồi có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Sự can thiệp của nhà nước Iran – với đa số thống trị là phe Hồi giáo Shia – ở phía những người cùng chi nhánh tôn giáo của họ ở Syria không thể bị loại trừ. Cũng như vậy, cuộc xung đột bè phái có thể lan sang Li-băng. Điều này có thể dẫn tới việc Israel sẽ mở đợt không kích vào những cơ sở hạt nhân của Iran và đưa đến điều không tránh khỏi là sự đáp trả từ đạn pháo của Iran và Hezbollah công kích các thành phố và cơ sở ở Israel.

Trong cuộc xung đột hiện tại, chính quyền Israel và phần đông dân chúng đã bị bất ngờ bởi khả năng đạn pháo của Hamas có thể nhắm tới trung tâm Tel Aviv. CWI phản đối những cuộc “công kích mang tính phẫu thuật” của Israel (được cho là chỉ tiêu diệt những mục tiêu quân sự cần thiết)- điều này không hề là sự thật khi kết quả là ít nhất 160 người Palestin đã bị giết.

Trong cuộc đấu tranh chính đáng chống lại sự khủng bố của nhà nước Israel chúng tôi không ủng hộ phương pháp của Hamas: phóng tên lửa bừa bãi vào những thành phố đông dân ở Israel. Điều này chỉ phục vụ cho việc đẩy dân chúng về phía chính quyền Netanyahu, với 85% ủng hộ hành động đáp trả và hiện tại 35% đang ủng hộ một cuộc xâm lược trên bộ vào Gaza, trong đó hàng trăm ngàn người Palestin và Israel sẽ bị giết hoặc bị thương. Người dân Palestin có quyền phản kháng những hành vi khủng bố của nhà nước Israel nhưng điều này có thể thực hiện một cách tốt nhất thông qua những phong trào quần chúng chống lại sự xâm lấn trong lãnh thổ bị chiếm đóng – với mục tiêu là tách rời giai cấp lao động Israel khỏi sự ủng hộ chính quyền tàn bạo của Netanyahu. Trong bối cảnh một cuộc xâm lược Gaza hay bất cứ nơi đâu trong lãnh thổ bị chiếm đóng, người dân Palestin có quyền phản kháng, với vũ khí nếu như cần thiết, để chống lại kẻ xâm lược.

Cùng với đó, chính sách thực dân ngày càng khiêu khích của Israel – đặc biệt là một bộ phận những người định cư Israel đang tiếp tục xâm lấn và chiếm lĩnh đất đai ở Palestin – nếu không bị ngăn chặn có thể đẩy một bộ phận dân cư Palestin gần hơn đến sự thay đổi về viễn cảnh của một sự dàn xếp cuộc xung đột này. Đến bây giờ, sự ủng hộ cho giải pháp “2 quốc gia” – một quốc gia cho người Palestin bên cạnh Israel – đang được sự ủng hộ rõ ràng của đa số như là cách giải quyết xung đột.

Trong thời gian ngắn, cuộc tấn công vào Gaza bởi Israel có thể đã làm gia tăng sự ủng hộ cho ý tưởng một nhà nước riêng biệt cho dân Palestin. Tuy nhiên, chúng ta đã chỉ ra rằng trên cơ sở CNTB, một nhà nước Palestin sẽ là một sự thất bại từ trứng nước. Nó sẽ không thỏa mãn yêu sách của quần chúng Palestin về một quê hương bình yên nếu xét tính hạn chế của quốc gia này và sự thiếu vắng nền tảng kinh tế. Chúng ta vì thế ủng hộ một nhà nước dân chủ XHCN Palestin bên cạnh một nhà nước dân chủ XHCN Israel trong một liên bang XHCN của khu vực.

Nam Phi

Không kể đến sự ảnh hưởng của những yếu tố địa chính trị trong một chuỗi các sự kiện – có thể thay đổi nghiêm trọng quan điểm trong nhiều trường hợp – những nét nổi bật của tình hình hiện tại và sự lún sâu vào khủng hoảng của CNTB thế giới và sự đáp trả đầy tính chiến đấu của giai cấp lao động và tầng lớp nghèo. Điều này được biểu tượng hóa bởi sự thức tỉnh trở lại dũng mãnh của giai cấp lao động Nam Phi dẫn đầu bởi những thợ mỏ. Những cuộc đình công anh dũng, giống như những cuộc cách mạng trước đó ở Trung Đông và Bắc Phi, đã truyền cảm hứng cho giai cấp lao động ở những nước công nghiệp phát triển

Theo sau những thợ mỏ, những phân nhánh khác của giai cấp lao động Nam Phi đã đáp lời bằng một làn sóng đình công lớn và đẫm máu nhất trên thế giới hiện tại. Điều này cũng được biểu thị bằng một cấp độ ý thức cao, ý thức XHCN của nhân dân lao động – một di sản đã không bị phủ bỏ hoàn toàn sau cuộc cách mạng sớm thất bại những năm 1980, chính là tiền đề cho sự kết thúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apartheid). Minh chứng là yêu sách về những công đoàn có tính chiến đấu cho công nhân mỏ thay thế cho công đoàn hoàn toàn thối nát NUM (công đoàn thợ mỏ quốc gia). Đối mặt với đảng ANC (Đại hội dân tộc phi) cũng tham nhũng không kém, những người thợ mỏ với sự giúp sức của chúng ta đã phát đi lời kêu gọi cho một đảng công nhân đại chúng mới. Điều này sẽ củng cố yêu sách tương tự cho sự đại diện độc lập của giai cấp lao động ở tất cả các nước – là lực lượng đa số – nơi mà quần chúng công nhân không có một đảng chính trị nào để đại diện cho họ dù chỉ là một phần.

Ngay cả tạp chí Economist, tiếng nói của giới chủ tư bản thế giới đã nói rằng: “Mong ước hiện thực nhất cho đất nước trong những năm tới là sự chia rẽ thực sự trong đảng ANC giữa thành phần dân túy cánh tả và cánh hữu toàn đại tư bản để đưa đến sự lựa chọn thực sự cho cử tri”. Điều này thật ngạc nhiên nếu không muốn nói là không tin nổi khi mới nghe. Không có báo chí tư sản nào ủng hộ điều này với nước Anh! Trong khi đó điều đáng báo động với báo Economist là đảng ANC đã mất uy tín đến mức một trời một vực là khoảng cách hiện diện giữa những vị vua, chúa, lãnh tụ của ANC và giai cấp lao động, để quần chúng bị bần cùng hóa đang bắt đầu quay ngoặc ra sang cánh Tả và đi theo đường lối của những chiến sĩ thực thụ và những người XHCN, thành viên của DSM(Phong trào Xã hội chủ nghĩa Dân chủ) – là phân nhánh của CWI ở Nam Phi. Chính vì thế bọn chúng sẽ lấp sông dời núi để ngăn cản quần chúng hướng về phía chúng ta, ngay cả việc tạo nên một phong trào thay thế “dân túy” đối nghịch với một đảng công nhân đại chúng thực thụ. Bọn chúng sẽ khó lòng mà thành công nếu chúng ta làm tốt hoạt động của mình.

Phong trào ở Nam Phi cũng đã giúp phơi trần sự yếu kém của CNTB Nam Phi. Vào đầu thế kỉ này. Nam Phi chiếm 40% tổng GDP của 48 nước phía nam Sahara. Nigeria, gấp 3 lần về mặt dân số, nhưng tụt xa ở vị trí thứ hai chỉ với 14% GDP. Phần còn lại của châu lục đều nhỏ hơn rất nhiều về mặt GDP so với hai người khổng lồ trên. Tuy vậy những nhà kinh tế đang ước tính rằng, bất chấp sự trục trặc về kinh tế và những trở ngại rõ ràng, Nigeria sẽ vượt mặt Nam Phi trong một vài năm. Một phần sự giải thích là đã có 6% tăng trưởng trong những nền kinh tế phía bắc con sông Limpopo, mặc dù phần lớn sự tăng trưởng này là ở sản xuất tài nguyên, trong khi đó ở mức tăng trưởng của Nam Phi đã chậm lại chỉ chưa tới 2%. Nước này cũng được đánh giá rất thấp trong giáo dục, khoa học, toán học v.v… Sự thất nghiệp hàng loạt tại địa phương được thống kê chính thức khoảng 25% nhưng thực tế có lẽ là gần 40%. Một phần ba công nhân Nam Phi tồn tại với 2 đô la một ngày. Sự bất bình đẳng khổng lồ thực ra đã tăng lên kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc bị dẹp bỏ và khoảng cách giàu nghèo là một trong số lớn nhất trên thế giới.

Hình ảnh của một cuộc khủng hoảng đang leo thang ở khu vực vốn dĩ luôn bất ổn phía Đông Công-gô và bạo lực chủng tộc chết người gần đây ở Kenya- nơi được cho là biểu tượng của sự ổn định- chỉ ra rằng trong sự thiếu vắng một phong trào đoàn kết mạnh mẽ của công nhân, sự phân rã xã hội, xung đột phe cánh hay một sự sụp đổ hoàn toàn có thể thắng thế. Mali, từ lâu cũng được mô tả là hình mẫu của nền dân chủ ở tây Phi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiều phía và không có tiền lệ mà quần chúng là người đang phải trả một cái giá đắt. Đến nay, ước tính 450,000 người đã bỏ chạy khỏi phía bắc đất nước, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của các phe phái vũ trang phản động. Sự giàu có về khoáng sản cũng như vị trí địa-chiến lược của Mali là lí do nước này khuấy động sự thèm khát của những thế lực đế quốc, với Pháp đứng ở hàng đầu. Một yếu tố nữa là nỗi sợ hãi của những nước lân cận là một khi Mali bị tan tác thì sẽ tạo một tiền lệ cho chính đất nước của họ. Khả năng của một cuộc can thiệp được đế quốc hỗ trợ thông qua những nước lân cận từ phía bắc kéo theo nguy cơ làm mất ổn định càng lớn hơn cho cả khu vực.

Điều tối quan trọng là CWI xây dựng trên những nền tảng chúng ta đã phát triển ở châu Phi, đặc biệt là ở Nigeria và Nam Phi. Những đồng chí ở Nigeria của chúng ta đã theo đuổi hoạt động với tính chất quần chúng một cách quả cảm, bao gồm tham gia vào một số những cuộc tổng đình công. Tuy nhiên, sự kết hợp của những chính sách của nhiều lãnh đạo công đoàn và sự vắng bóng một đảng công nhân mang tính quần chúng đã tăng sự phức tạp của tình hình. Đặc biệt là sự trỗi dậy của Boko Haram. Những kinh nghiệm chúng ta đã gặt hái được ở Nigeria và Nam Phi sẽ được trả công xứng đáng trong thời kì tới.

Những nhà kinh tế và bình luận của tư sản đang dự đoán một cuộc “phục hưng châu Phi”. Đúng là một số nước đã vượt xa những ông chủ thực dân cũ của họ về mặt tăng trưởng, như Angola và Bồ Đào Nha. Điều này đã thu hút người nhập cư từ Bồ Đào Nha, Braxin và nơi khác. Nhưng sự tăng tưởng này mang tới lợi ích cho một tầng lớp rất ít những người chuyên nghiệp có đào tạo. Thực sự là rất khó có khả năng quần chúng nhân dân sẽ được hưởng lợi to lớn nếu tính đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, vốn sẽ ảnh hưởng những nước thuộc địa mới nặng nề hơn những nền kinh tế công nghiệp phát triển. Bất kì cuộc “phục hưng” nào ở châu Phi cũng có nhiều khả năng sẽ mang tính chất cách mạng Mác-xít, trong đó chúng ta sẽ đóng vai trò quan trọng, nếu không nói là quyết định bởi vị trí chúng ta đã xây dựng ở hai quốc gia chính ở châu Phi: Nigeria và Nam Phi. Chúng ta phải nhắm tới sự mở rộng ra những quốc gia khác ở châu Phi, tạo lập CWI trên nền tảng toàn châu lục Phi.

Bầu cử ở Mỹ

Sự kiện quan trọng nhất trong thời gian vừa qua, ít nhất là ở các nước tư bản phương Tây, là sự tái đắc cử của Obama trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông ta là tổng thống đầu tiên được tái đắc cử từ năm 1945 với mức thất nghiệp trên 7.5%. Một vài nhà chiến lược của tư bản – kể cả những người tưởng tượng mình là một trong số đó, như George Osborne, thành viên đảng bảo thủ, bộ trưởng tài chính Anh – đã rút ra những kết luận hoàn toàn sai từ cuộc bầu cử này. Chúng cho rằng lý do chính khiến Obama được tái cử vì người Mỹ đổ lỗi cho tổng thống trước là Bush cho những thảm họa kinh tế hiện tại. Điều này không nghi ngờ gì là một yếu tố nhưng nó không phải là duy nhất và cũng càng không phải quyết định. Ở Anh, chính quyền sẽ bị xét đoán trên cơ sở những chính sách hiện tại, những chính sách đang tàn phá điều kiện cuộc sống. Một sự phân cực lớn đã diễn ra với những người bầu cho Obama-bất kể sự thất vọng kể từ khi ông ta được bầu-đã cùng đi bầu để ngăn chặn ứng cử viên của phe “0.01%” dân số, những kẻ tài phiệt, giàu có chiến thắng cuộc bầu cử này thông qua Romney.

Đã có một nỗi lo sợ thật sự về một chiến thắng của Romney sẽ có nghĩa là bánh xe lịch sử bị quay ngược và phúc lợi xã hội, những cải cách y tế vốn hạn chế sẽ bị xói mòn v.v… Điều này đã giúp tỉ lệ đi bầu cử, dù không cao như năm 2008, nhưng dù sao cũng cao hơn theo tiêu chuẩn lịch sử. Tỉ lệ phiếu bầu phổ thông sát nút hơn với Obama vượt lên với 50.8% so với 47.5% nhưng, quan trọng nhất là đa số phụ nữ ủng hộ ông ta, tỉ lệ còn nhiều hơn nữa với phụ nữ trẻ. Ông ta cũng chiếm được 80% phiếu bầu của cử tri là dân tộc thiểu số – người gốc La-tinh và người Mỹ gốc Phi, những phân nhánh đáng chú ý của lực lượng lao động được tổ chức – như là công nhân ngành xe hơi, tham gia tranh cử và ủng hộ Obama. Trong cuộc bầu cử này, không chỉ là câu hỏi về chiến thắng của “con quỷ ít ác hơn”. Điều này đương nhiên là có, nhưng một một số tầng lớp đáng kể cũng đã sẵn sàng cho Obama “thêm thời gian” để “sửa chữa nền kinh tế”. Cũng đã có một tâm trạng có tính chất phòng thủ trong xã hội để bảo vệ chính họ trước sự công kích dữ dội có thể thấy trước nếu như Romney thắng. Đương nhiên Obama sẽ không thể sửa chữa nền kinh tế bởi tính chất của cuộc khủng hoảng kéo dài này.

Thắng lợi phi thường của ứng cử viên Socialist Alternative ở Seattle với 29% số phiếu là chiến thắng không chỉ cho những người ủng hộ ở Mỹ mà là cho toàn thể CWI. Tương tự là sự tái đắc cử của đồng chí chúng ta ở Úc. Đó là sự khẳng định mạnh mẽ cho tư tưởng đề cử ứng cử viên độc lập của công nhân trong bầu cử để dần tiến tới một đảng công nhân đại chúng mới. Hơn nữa, điều này đã xảy ra ngay trong trung tâm của thế lực tư bản mạnh nhất trên thế giới. Chiến thắng này báo trước cho những gì chúng ta có thể nhìn thấy ở những nơi khác, đặc biệt là ở Nam Phi và châu Âu vào thời kì sắp tới. Những cuộc bầu cử này chỉ ra tiềm năng hiện hữu một cách biện chứng ở Mỹ cho tư tưởng và chương trình của XHCN. Di sản sự phản bội của lực lượng dân chủ xã hội và chủ nghĩa Stalin không tồn tại ở Mỹ. Điều này tạo nên một địa thế thuận lợi cho tư tưởng chân thật của XHCN hơn nhiều nơi ở châu Âu và nhiều nơi khác tại thời điểm này. Chiến thắng của Obama cũng có thể được hiểu như vậy từ quan điểm của chúng tôi. Nhiệm kì thứ 2 của Obama có thể chuẩn bị cho một đảng thứ ba, nhưng lần này là một đảng nhân dân, cấp tiến và ngay cả một đảng XHCN của giai cấp lao động. Mặc dù nó có thể sẽ không thực sự đi theo đường lối của XHCN trong giai đoạn đầu. Sự trỗi dậy của một đảng cánh tả cấp tiến mới trong quá trình đó sẽ đại diện cho một bước nhảy to lớn ở Hoa Kì. Đương nhiên, tất cả phương hướng còn tùy theo nền kinh tế sẽ chuyển biến như thế nào ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Nền kinh tế thế giới – khối BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi viết tắt)

Triển vọng cho kinh tế thế giới là chìa khóa cho phương hướng của CNTB thế giới. Và không có khu vực nào trên thế giới ở hiện tại có thể đưa ra triển vọng ngay cả với một cuộc đào thoát trung hạn cho cả hệ thống. Ý kiến là nhóm BRICS có thể được tách riêng ra khỏi kinh tế thế giới đã bị bác bỏ bởi sự giảm tốc ở Trung Quốc và những hiệu ứng phụ đến tương lai của những nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sản phẩm thô. Mức tăng trưởng của Braxin đến 7.5% đã hạ tức tốc xuống mức dự báo 1.6% trong năm 2012. Theo sau đó, Braxin và những nước tương tự như Úc với 21 năm bùng nổ tăng trưởng có thể nhìn thấy căng thẳng xã hội gia tăng và những cuộc đình công với giai cấp lao động cùng có số phận như phần còn lại của thế giới. Điều này sẽ cho phép những hành động phối hợp trên phạm vi quốc tế như cuộc tổng đình công ngày 14 tháng 11 ở châu Âu. Ở Braxin, chính sự phát triển của kinh tế đã là một điều tích cực khi nghịch lý là nó củng cố sức mạnh của giai cấp lao động và dẫn tới những cuộc đình công, như chúng ta đã dự đoán, với giai cấp lao động yêu cầu được trả phần của mình trước sự gia tăng lợi nhuận của giới tư sản.

Kinh tế Mỹ

Kinh tế Mỹ – một trong số ít đã lấy lại mức sản xuất trước năm 2008 – đã chậm xuống mức yếu nhất từ năm 2009, tăng trưởng ở mức dưới 2% trong khi những nền kinh tế lớn nhất thế đều đồng loạt đuối sức. Nếu đảng Cộng hòa từ chối một thỏa thuận với Obama, nếu kinh tế Mỹ rơi xuống “vách đá tài khóa” thì điều này sẽ có thể dẫn tới sự lao dốc của kinh tế thế giới gần như một cách tự động. Kinh tế thế giới vốn đã trì trệ sẽ kéo theo một cuộc suy thoái trầm trọng hơn. Lợi ích của CNTB sẽ buộc đảng Cộng hòa tiến tới một thỏa hiệp với Obama một cách logic. Nhưng hệ thống chính trị ở Mỹ, được thiết kế ban đầu dành cho dân số với phần đông là nhiều nông dân nhỏ vào thế kỉ 18, giờ đây đang bị rối loạn hoạt động hoàn toàn khi phải kéo cùng nó đảng Cộng hòa. Obama, trong một cơn bộc phát đã tiết lộ trong cuộc nói chuyện với giới ngân hàng Mỹ vào năm 2009 rằng: “Chính quyền của tôi là tất cả những gì chen vào giữa các người và đám dân đen”. Nhưng trong cuộc bầu cử vừa rồi, Obama đã không tranh thủ được sự ủng hộ của tầng lớp tư sản Mỹ vốn đã đặt cược vào Romney. Điều này chỉ ra rằng một giai cấp không phải lúc nào cũng nhận thấy được những lợi ích tốt nhất cho chính nó! Chính những nhà tư tưởng và chiến lược của giai cấp thống trị, đôi khi đi ngược lại ý kiến những người mà chúng đại diện và sẵn sàng đấu tranh cho lợi ích của giới tư bản và vạch ra đường lối phía trước. Vấn đề của chúng ngày nay là chọn những con đường khác nhau để tàn phá thế giới.

Kinh tế thế giới

Tình trạng suy sụp và mất lòng tin là lý do để những thể chế linh thiêng của chủ nghĩa tư bản như IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) hay World Bank (Ngân hàng thế giới) từ chối đầu tư cũng như đưa ra nhiều báo động. Những dự đoán trước đó về một cuộc đào thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng đã tiêu tan và nhường chỗ cho chủ nghĩa bi quan. Chúng giờ đã đồng ý với phân tích của chúng ta là cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài và còn có thể tệ hơn rất nhiều nữa. Thủ tướng anh Cameron và thống đốc Ngân hàng Anh cảnh báo rằng khủng hoảng có thể còn kéo dài thêm một thập kỉ nữa; IMF cũng đồng thanh như vậy. Thuật ngữ “ngân hàng xác sống” lúc đầu chỉ dùng ở Nhật Bản bây giờ không chỉ dùng được cho những ngân hàng mà cả nền kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật. Và như ở Nhật, những nhà kinh tế tư sản đang dự báo “một thập kỉ thất bại” cho một số nước và cả châu Âu. Một vài người còn suy đoán sẽ kéo dài đến hai, ba thập kỉ. Một sự so sánh với cuộc suy thoái thế kỉ 19 từ năm 1873 đến 1896 đã được đưa ra, ít nhất là cho châu Âu. Martin Wolf của tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) mơ màng nói rằng: “Có phải thời đại của tăng trưởng không ngừng đã dứt?” và dẫn chứng rất nhiều từ một nghiên cứu mới “Có phải tăng trưởng ở Mỹ đã chấm dứt? Những cải tiến loạng choạng đối đầu với 6 luồng gió ngược” (Is US Economic Growth Over? Faltering Innovation Confronts the Six Headwinds.” [NBER Working Paper no 18315.] )

Tác phẩm trên gợi lên câu hỏi sống còn về vai trò của những cải tiến, phát minh nói chung trong sự phát triển của CNTB, và đặc biệt trong sự thúc đẩy năng suất lao động. Những tác giả của nghiên cứu nói trên đã kết luận rằng, chủ yếu là đã có “3 cuộc cách mạng công nghiệp” kể từ 1750 đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển của CNTB. Cuộc đầu tiên là từ 1750 tới khoản 1830, chính là lúc máy hơi nước, quay tơ sợi, đường sắt và v.v… được phát minh. Cuộc thứ hai là cuộc quan trọng nhất với 3 phát minh trung tâm là điện, động cơ đốt trong và máy bơm nước trong nhà trong một khoảng thời gian tương đối ngắn từ 1870 đến 1900. Cả hai cuộc cách mạng này đều cần gần 100 năm để toàn bộ hiệu ứng của nó thẩm thấu vào nền kinh tế. Sau năm 1970, mức tăng năng suất đã giảm đáng kể vì một số lý do (những lý do đã được chúng ta phân tích và trả lời những lập luận của những kẻ đào ngũ của chúng ta ở Nam Phi và Liverpool). Cuộc cách mạng của máy vi tính và Internet – được mô tả bởi các tác giả trên là cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3- đạt cực điểm của nó vào thời kì “chấm com” (dot-com) trong những năm cuối 1990. Nhưng sự tác động chính của nó tới năng suất đã và đang tàn úa trong vòng 8 năm trở lại. Họ kết luận rằng kể từ năm 2000 những phát minh hầu như tập trung vào thiết bị giải trí và thông tin liên lạc ngày càng nhỏ hơn, thông minh hơn và nhiều chức khả năng hơn nhưng chúng không thay đổi một cách căn bản năng suất lao động và mức sống theo cách mà ánh điện, xe hơi hay hệ thống bơm nước trong nhà. Điều này không phải để chứng minh là không có những phát minh tiềm năng để nâng cao mạnh mẽ năng suất nhưng tình thế “tiến thoái lưỡng nan” là tình trạng suy thoái của CNTB hiện tại, chính nó không có khả năng để đạt đủ tiềm năng của lực lượng lao động. Xu hướng mức độ lợi nhuận ngày càng giảm – và sự sút kém thực sự của khả năng kiếm lợi nhuận – làm nản lòng giới tư bản khi phải nghĩ tới những phát kiến mới có thể phát triển lực lượng lao động.

Theo sau đó là vấn đề của “nhu cầu” đã dẫn đến “cuộc đình công của khoản đầu tư”, với ít nhất là 2 ngàn tỉ “vốn nằm không” chất thành đống trong những công ty Mỹ. Và thêm vào đó là sự hiện diện của đống nợ khổng lồ treo lơ lửng. Satyajit Das của Thời báo tài chính nhiếc móc giới tư sản Mỹ là “không có khả năng nắm được thực tế là viễn cảnh của tăng trưởng rất ít hoặc không tăng trưởng trong một thời gian dài… Những khoản vay liên tục tăng lên là cần thiết để giữ mức tăng trưởng. Đến năm 2008 khoảng 4 đến 5 đô la Mỹ tiền nợ mới đủ để tạo ra 1 đô la tăng tưởng so với mức chỉ 1 đến 2 đô la nợ từ những năm 1950. Trung Quốc giờ đây cần 6 đến 8 đô la nợ để tạo ra 1 đô la tăng trưởng; sự gia tăng từ 1-2 đô la từ 15 đến 20 năm trước”. Trotsky đã bình luận về tình hình mà CNTB phải đối mặt cuối giai đoạn khủng hoảng những năm 1930: “Lực lượng sản xuất của nhân loại đình trệ. Đã có nhiều những cải tiến và phát minh thất bại trong việc nâng cao mức của cải vật chất. Những cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau dưới điều kiện là cuộc khủng hoảng xã hội của cả hệ thống tư bản giáng đòn đau thương và tước đoạt càng nhiều hơn của quần chúng. Thất nghiệp gia tăng rồi chính nó cũng sẽ làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế của nhà nước càng bị lún sâu hơn và ngày càng làm cho hệ thống tài chính vốn bất ổn càng bị xói mòn” [trích tác phẩm Chương trình Quá độ – Transitional Programme]

Chúng ta phải rút ra hết những kết luận cần thiết từ những điều này, điều mà nhiều bộ phận của giới tư sản đang thực hiện từ góc nhìn giai cấp của chúng. CNTB không chỉ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mà là một chuỗi khủng hoảng. Chúng đang cố điều hòa giai cấp lao động với viễn cảnh tăng trưởng nhỏ giọt hoặc không tăng trưởng và từ đó là mức sống bị hạn chế nặng nề, như những gì đang diễn ra ở Hi Lạp. Chúng ta phải đối đầu với điều đó thông qua chương trình của chúng ta và phải nhấn mạnh những khả năng vô tận nếu xã hội được tổ chức một cách có kế hoạch, có lý lẽ thông qua XHCN. (Trung Quốc đang chuẩn bị xây toàn nhà cao nhất thế giới – với tốc độ là 3 tầng một ngày – trong chỉ 90 ngày. Đương nhiên là khi xét tới lý lịch của việc vứt bỏ những vấn đề tai nạn lao động, an toàn và sức khỏe cũng như cái giá phải trả về mặt môi trường thì rất nhiều người đã phản đối điều này. Nhưng điều này chỉ ra tiềm năng khổng lồ không được sử dụng một cách tốt đẹp trong CNTB nhưng sẽ được khai thác đúng mức trong một nền kinh tế được vạch kế hoạch một cách dân chủ.

Châu Âu

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu là cuộc nghiêm trọng nhất mà CNTB thế giới đang đối mặt. Quy mô của cuộc khủng hoảng một phần là do sự giới thiệu đồng Euro. Nó được biểu thị qua mức độ thất nghiệp quy mô lớn với 18.49 triệu người không có việc làm ở 17 nước dùng chung đồng Euro, với hơn 146,000 người nữa gia nhập vào lực lượng thất nghiệp chỉ trong tháng 10. Khắp 27 nước của Liên minh châu Âu (EU), gần 26 triệu đàn ông và phụ nữ không có việc làm trong tháng 10 – sự gia tăng khoảng 169,000 người trong vòng 2 tháng trong khi tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở mức 10.6%

Cuộc khủng hoảng với tính chất cực kì nghiêm trọng và khó giải quyết, với biện pháp khắc khổ rõ ràng không có hiệu lực, một cuộc tranh cãi đã nổ ra, với IMF đang cảnh báo “biện pháp khắc khổ quá đáng” được áp dụng bởi các chính phú ở châu Âu với sự ủng hộ của các quan chức EU và ngân hàng trung tâm châu Âu (ECB). Một mặt, như chúng ta đã giải thích, ECB đã phác thảo và lên kế hoạch tiến hành một hình thức của chủ nghĩa Keynes (Keynesianism) như Cục Dự trữ Trung ương Mỹ và ngân hàng liên hiệp Anh bằng cách mua lại các trái phiếu chính phủ cũng như các khoản cho vay rẻ cho các ngân hàng và các nhà nước. Mặt khác, chính những thế lực này – gọi là “bộ xe tam mã” (troika) – vẫn đang là công cụ cho những chính sách khắc khổ. Đám này bị nóng mặt vì sự chỉ trích ngầm của IMF khi tổ chức này đã chỉ ra một “hiệu ứng cấp số nhân” tiêu cực là kết quả của chính sách khắc khổ gay gắt – cắt giảm chi tiêu chính phủ, mất việc làm v.v… – và theo đó cắt giảm nguồn thu cho nhà nước. ECB và các chính phủ phản đối bằng lý lẽ rằng cắt giảm chi tiêu nhà nước cùng với những chính sách khắc khổ khác và tư nhân hóa v.v… là “tuyệt đối cần thiết”. Mặc cho những lời bào chữa và kỳ vọng tăng trưởng, chính sách khắc khổ đã thổi tắt cả những tàn tro của nền kinh tế còn tồn tại xuyên suốt khủng hoảng.

Thực tế là chính sách của chủ nghĩa Keynes (Keynesianism) đã thất bại trong việc tạo ra tăng trưởng. Trong tình hình hiện tại, nó như là lấy sức đẩy vào một sợi dây. Điều này dẫn tới những người theo chủ nghĩa Keynes (Keynesians) mới ra lò, như nhà cựu tiền tệ học theo chủ nghĩa Thatcher là Samuel Brittan, đi vận động cho những biện pháp táo bạo hơn. Ông này ủng hộ cho một thứ được ví như là một cuộc “săn tìm kho báu” khổng lồ trong nỗ lực liều lĩnh để vực lại nền kinh tế. Ông ta gợi ý, một cách nửa đùa nửa thật, rằng hàng đống tiền mặt nên được chôn và những tâm hồn phiêu lưu nào tìm ra nó sẽ quay sang tiêu xài! Tuy nhiên không có gì chứng tỏ điều đó đang diễn ra. Của bố thí được phân phát cho đến nay đã được dùng để thanh toán nợ chứ không phải nâng mức tiêu dùng. Đây là biểu hiện của sự liều lĩnh của giai cấp thống trị muốn có chút chuyển biến ở giai đoạn này. Chủ nghĩa Keynes đã được thử một phần và đã thất bại nhưng không có nghĩa là nếu phải đối mặt với một cuộc bùng nổ cách mạng giai cấp tư sản sẽ không phải dùng tới những biện pháp chủ nghĩa Keynes một cách sâu rộng. Những nhượng bộ sẽ được đưa ra và rồi đám tư bản sẽ cố lấy lại thông qua lạm phát ở giai đoạn sau đó.

Ngay đến bây giờ, những thế lực của EU vẫn đang cố tránh khỏi một sự vỡ nợ của Hi Lạp bằng cách gợi ý rằng cần thêm thời gian để những khoản nợ được trả. Điều này sẽ không ngăn chặn những cuộc công kích tàn bạo nhằm vào giai cấp lao động Hi Lạp, vốn vẫn đang được áp dụng một cách không thương xót bởi EU. Và nó cũng sẽ không giải quyết được những vấn đề căn bản của một Hi Lạp vẫn đang ngổn ngang với những khoản nợ khổng lồ. Vì vậy, một sự vỡ nợ ở Hi Lạp vẫn có khả năng xảy ra và sẽ mang tới hậu quả to lớn cho toàn châu Âu, kể cả Đức, nước vẫn đang mắc nợ nặng nề với ngân hàng các quốc gia khác. Cũng có thể có khả năng Đức sẽ khởi xướng cho việc rời khỏi đồng euro theo như phe đối lập chính trị ở nước Đức muốn chống lại chính sách giải cứu các quốc gia khác. Ngay cả đề nghị cho Hi Lạp thêm thời gian để trả hết nợ cũng vấp phải sự phản đối từ đám tư bản Đức bởi như vậy nghĩa là miễn một phần nhỏ món nợ. Có khả năng là với Tây Ban Nha và những nước khác, trái bóng sẽ được “đá qua đá lại”. Nhưng cuối cùng thì trái bóng sẽ thành quá nặng để có thể đá qua lại! Bởi vậy sự chia cắt của khu vực đồng euro vẫn còn là một khả năng hiện hữu. Sự chống đối với “câu lạc bộ nhà giàu” châu Âu đang gia tăng với yêu sách cho một cuộc trưng cầu ý dân ở những nước như Anh hoặc các nước khác. Phần đông các cuộc khảo sát cho thấy sự ủng hộ rút khỏi liên minh châu Âu. Bè lũ tư bản châu Âu không thể chắc chắn rằng nếu không có những biện pháp cấp bách thì tình hình bất ổn sẽ dẫn tới những sự biến động to lớn hơn trong thời gian tới.

Ngay cả người Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan ngại báo động liên quan tới những sự kiện diễn ra ở châu Âu với một quan chức cấp cao là Ji Liqun, là lãnh đạo của một đất nước rộng lớn, có của cải quốc gia lên tới 300 triệu bảng Anh, cảnh báo rằng dân chúng ở châu Âu đang ở thời điểm “nguy kịch”. Trước đó ông ta lý luận rằng người châu Âu nên “làm việc chăm chỉ hơn” nhưng giờ đã nhận thấy rằng mức độ giận dữ của quần chúng có thể dẫn tới sự “phá bỏ hoàn toàn” chương trình khắc khổ. Ông ta nói: “Sự thực là người dân đang xuống đường và sử dụng bạo lực cho thấy sự kiên nhẫn của họ đã tới giới hạn. Nhiều công đoàn đang tham gia vào tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành và đình công. Nó làm gợi nhớ đến những năm 1930.” Ít nhất thì một trong những quan ngại không nói ra của ông ta là tấm gương của nhân dân lao động châu Âu có thể lan tới chính Trung Quốc và sự lo ngại cho nguồn đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu.

Đông Âu và Nga

Đông Âu và Nga cũng đang trải qua những biến động to lớn. Chính quyền ở Nga đang phải đối mặt với đối lập ngày càng cao. Putin không còn được xem như là bất khả chiến bại. Những sự nhượng bộ tối thiểu được đưa ra để đối mặt với những cuộc biểu tình quy mô lớn đã bị phủ nhận bởi sự củng cố chủ nghĩa độc đoán và Putin đang ngày càng dựa dẫm vào các thế lực phản động như là giáo hội. Gần đây chúng ta đã thấy những đội tuần tra người Cô-dắc (Cossack) được đưa ra để giữ “trật tự” và chiến đấu với “người nhập cư trái phép”. Những biện pháp này sẽ không cứu vãn được chính quyền. Hai thập kỉ sau sự lật đổ chủ nghĩa Stalin, người dân Nga chỉ vừa bắt đầu lại. Đầu tiên là với một sự giận dữ bùng nổ chống lại sự gian lận trong bầu cử. Khi những cuộc biểu tình phát triển trong suốt năm qua, ngay cả truyền thông thân tư sản cũng đã nhận xét là những cuộc biểu tình này đang dần hướng về phía cánh Tả, với một khối lớn đang bảo vệ cho sự cô lập những phần tử chính trị gia tự do và nhân vật nổi tiếng có vẻ “dẫn dắt” phong trào khỏi phần lớn quần chúng tham gia. Thường thì trong lịch sử, khi những tầng lớp ở giữa của xã hội chống lại một chính quyền chống lại quần chúng thì nó cũng mở ra cánh cửa cho những thành phần quần chúng bị đàn áp. Cho đến nay, giai cấp lao động chưa xuống đường với một lực lượng đông đảo dưới ngọn cờ của riêng họ. Nhưng họ sẽ đưa ra đòi hỏi và tổ chức những tổ chức độc lập của công nhân cả trong những công đoàn và cả trên mặt trận chính trị. Quá trình này sẽ được củng cố khi tình hình kinh tế thay đổi như nó sẽ chắc chắn diễn ra trong thời kì tới.

Đáng tiếc là lực lượng của cánh Tả rất yếu ở Nga. Những người theo truyền thống chủ nghĩa Stalin hầu hết đều tẩy chay những cuộc biểu tình để rộng đường cho những tay chủ nghĩa tự do và cực hữu bảo vệ ưu thế khi mà các đám “cánh Tả” khác đi vuốt đuôi lũ tự do và kể cả thúc đẩy sự đoàn kết với lực lượng cựu hữu. Mặc dùng lực lượng chúng ta còn nhỏ, với việc tham gia vào những vấn đề mang tính dân chủ và kết nối chúng với những yêu sách về kinh tế và xã hội theo một phương pháp quá độ, chúng ta đã thành công trong việc có ảnh hưởng đáng chú ý: đạt được hơn 10,000 phiếu bầu (khoảng 14%) cho những ứng cử viên của chúng ta trong cuộc bầu cử của ủy ban phối hợp phe đối lập. Sự can thiệp của chúng ta vào những cuộc biểu tình này đã đi một bước dài trong việc tạo lập cho chúng ta vị trí một trong những tổ chức cánh tả chính ở Nga

Quốc gia này đang phụ thuộc quá nhiều vào giá dầu, vốn tăng lên mức kỉ lục trong quá khứ nhưng bây giờ đang bắt đầu đi xuống và có thể sẽ rớt nhiều hơn nữa bởi sự co lại của kinh tế thế giới và đặc biệt là Trung Quốc. Một vài nhà bình luận cho rằng Mỹ sẽ tự cung tự cấp về năng lượng vào năm 2035 và điều này sẽ có ảnh hưởng đến thu nhập của những nước sản xuất dầu, trong đó có Nga, và cả Ả rập Sau-đi và những nhà sản xuất ở vùng Vịnh. Điều này rất đáng nghi ngờ nhưng nó đưa ra những vấn đề địa chính trị quan trọng như việc Mỹ có còn tận tâm vào việc phòng thủ eo biển Hormuz trong một cuộc xung đột với Iran hay không

Kazakhstan

Tình hình là tương tự ở những nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ. Trong muôn vàn chông gai và với sự giúp đỡ của các đồng ý ở Nga và cả CWI, chúng ta tiếp tục nỗ lực duy trì tổ chức qua nhiều năm. Điều này có thể đem đến những kết quả ngoạn mục trong thời gian tới. Những biện pháp đàn áp đầy thù hằn của chính quyền Nazarbayev chỉ làm gia tăng thêm nhóm chống đối và sẽ đem tới những sự chuyển biến mang tính cách mạng. Chỉ có rất ít nơi trên thế giới có khoảng cách giữa một số cực ít thống trị và số đông quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa lớn hơn ở Kazakhstan. Sự phá hủy giai cấp trung lưu cũng đã diễn ra ở đây, ngay trước cả ở Hi Lạp. Người lao động phải đối mặt với thất nghiệp quy mô lớn, cộng với sự khước từ những quyền dân chủ cơ bản, cụ thể là quyền được tổ chức trong công đoàn và có một đảng của riêng họ. Chúng ta đã tiến hành một chiến dịch quốc tế phi thường của sự đoàn kết với hành động phối hợp giữa đại diện trong nghị viện châu Âu của chúng ta bên cạnh nhiều công đoàn, những nhân vật văn hóa, công nhân và thanh niên không chỉ để biểu thị sự đồng cảm và ủng hộ mà còn đến theo những chuyến thăm trực tiếp, từ đó thắt chặt sự nối kết quốc tế giữa giai cấp lao động Kazakhstan và phong trào lao động ở Tây Âu cũng như toàn thế giới.

Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc xây dựng Socialist Movement Kazakhstan (Phong trào Xã hội chủ nghĩa Kazakhstan) với tiềm năng đoàn kết những chiến sĩ giai cấp ở đó trong một tổ chức rộng lớn hơn cùng với việc tiến những bước vững chắc để đảm bảo một đội ngũ nòng cốt Marxist được xây dựng có khả năng dẫn dắt phong trào trong suốt những sự kiện chấn động không thể tránh khỏi sẽ diễn ra. Bất cứ một sự thành công nào ở Kazakhstan trong việc tạo dựng một phong trào độc lập của giai cấp lao động cũng sẽ gây tiếng vọng quốc tế lớn, đặc biệt là ở Nga, cũng như nhiều nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ và chính khối Đông Âu.

Đông Âu

Ở Đông Âu, chúng ta đã thấy một cuộc tổng đình công ở Romania, một phong trào tương tự ở Slovenia, những cuộc đình công quan trọng ở cộng hòa Séc và nhiều nơi khác. Đó là minh chứng cho sự tiến vào vũ đài đấu tranh của quần chúng nhân dân ở Đông Âu. Ở Ba Lan, việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 67 năm là một thất bại đắng cay cho phong trào công nhân thể hiện cho những bước đầu tiên để xây dựng một cuộc tổng đình công ở vùng Silesia. Mặt khác, trong sự vắng bóng một đảng đại chúng công nhân, đám cực hữu đang tiến dần vào lấp chỗ trống và đang có một trỗi lên và củng cố của lực lượng này. Ở Hungary đã có một phong trào đối lập mạnh mẽ chống lại chính quyền cực hữu của Fidesz và những đồng minh trong phong trào Jobbik với lực lượng bán quân sự của chúng. Cú quất phản cách mạng đã được triển khai ở Hungary nhưng nó sẽ không tránh khỏi việc kích động một phong trào chống đối to lớn từ quần chúng. Chúng ta phải nỗ lực củng cố lực lượng khiêm tốn của chúng ta ở các nước sẽ trở thành những vũ đài quan trọng trong xung đột giai cấp này với sự tái tham gia của giai cấp lao động trên vũ đài chính trị.

Ai Len

Ai Len, từ nhiều quan điểm là một đất nước có vai trò sống còn với CWI. Đầu tiên, nó đã trải qua một chương trình khắc khổ khắc nghiệt nhất ở phía bắc châu Âu tương tự như những gì đang diễn ra ở nam Âu. Trong vòng vài năm, nó đã lao dốc từ một nước với mức sống thuộc loại cao nhất châu Âu – nếu không muốn nói là cao nhất, dựa trên một số phép đo- không chỉ ở mức suy thoái mà ở một mức suy thoái sâu và lâu dài. Với sự cộng tác giai cấp hèn nhát của những lãnh đạo công đoàn – đã quen với hàng thập kỉ sự “chung phần xã hội” (kiểu như “xã hội hóa” với góp vốn hỗn hợp từ cả nhà nước và tư nhân)- thật không ngạc nhiên khi giai cấp lao động Ai Len bị choáng váng lúc đầu với sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Nhưng sự giận dữ giai cấp đang gia tăng khi những bằng chứng về sự tham nhũng kinh khủng của giới tư bản, đặc biệt là ngân hàng và nhà nước. Tình trạng gia tăng thất nghiệp trong chốc lát đến mức ít nhất là 15%, sự gia tăng việc tước đoạt nhà ở với những người vô gia cư bên cạnh những “bất động sản ma” như châm thêm dầu vào lửa. Và thêm vào đó là sự chảy máu tuổi thanh xuân bởi việc di cư.

Hơn thế nữa, chính quyền đã thuế nhà ở đầy tai tiếng. Chúng ta đã chiếm lĩnh một vị trí nổi bật trong sự lãnh đạo chiến dịch chống lại thuế này và nó đã thành công khi thuyết phục được ít nhất 50% dân chúng không trả thuế. Tuy nhiên, chính quyền Ai Len đang đề xuất việc thay thế khoản thuế đó với thuế bất động sản mới mang tính trừng phạt còn cao hơn, nhưng cũng sẽ cho giai cấp lao động và chúng ta một quy mô lớn hơn cho sự xây dựng một chiến dịch đại chúng. Sự hiện diện của những đại diện trong nghị viện của chúng ta ở chiến dịch này và nhiều chiến dịch cấp quốc gia và quốc tế khác là vô giá đối với tổ chức chúng ta ở Ai Len và xuyên suốt CWI. Sự từ chức của một trong số nghị viên trong hàng ngũ chúng ta đã làm thất vọng một số người nhưng nó có liên quan đến cuộc đấu tranh của để bảo vệ lý tưởng và phương pháp của chúng ta và sẽ giúp chúng ta tiến tới nắm lấy những cơ hội không thể nghi ngờ trong thời gian bão tố sắp tới ở Ai Len. Tương tự ở Bắc Ai Len, mặc cho sự chia rẽ bè cánh dai dẳng, các đồng chí của ta đã tổ chức một cách đầy gan dạ một cuộc diễu hành chống thất nghiệp và kỉ niệm cuộc “bạo động” ở Belfast vào năm 1932 cũng có xu hướng chống lại thất nghiệp và đã chứng kiến cảnh người theo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành cùng đoàn kết trong một cuộc biểu tình chống lại bài ‘kiểm tra khả năng’ – được tạo ra để cắt giảm tiền trợ cấp thất nghiệp.

Ai Len cũng rất quan trọng bởi vì United Left Alliance ( ULA- Liên minh cánh Tả thống nhất), trong đó chúng ta là một thành viên. Chúng ta đã đối đầu với nhiều khó khăn từ “những hướng được dự báo” – chính là những cựu thành viên và SWP (Socialist Worker Party – đảng Công nhân Xã hội) – đã dẫn tới việc một tổ chức thành lập ULA đào ngũ. Điều tối quan trọng là chúng ta tiếp tục xây dựng tổ chức chúng ta để có thể tạo dựng được một đòn bẩy chủ nghĩa Marx mạnh mẽ ở Ai Len trong thời gian tới, như những gì đã được chỉ ra từ hội nghị thành công của CWI Ai Len.

Cái chết của một phụ nữ châu Á trẻ, bởi vì bác sẽ từ chối cho cô nạo thai trên lý lẽ “Ai Len là một nước công giáo” và nạo thai là trái phép, đã tạo nên sự bất bình mạnh mẽ. Mặc dù bác sĩ nói trên hiểu rõ tính mạng của cô ta gặp nguy kịch nếu ca nạo thai không được tiến hành gấp rút. Joe Higgins, nghị viên của chúng ta ở Ai Len, mô tả chính xác điều này là “kiểu trung cổ”, với hệ thống cấp bậc của giáo hội công giáo vẫn có thể khăng khăng bào chữa những biện pháp phản động như sự vi phạm kinh tởm quyền lợi của phụ nữ về sự lựa chọn cho cơ thể của họ. Vụ việc này đã dẫn tới những cuộc biểu tình của đàn ông bà phụ nữ đòi hỏi phải thay đổi luật. Việc này chứng tỏ rằng cuộc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ vẫn còn một chặng đường dài phía trước- và không chỉ ở Ai Len – khi mà sự bình đẳng thật sự giữa các giới tính được thiết lập, điều này chỉ có thể đạt được hoàn toàn bằng một sự thay đổi trong xã hội. Tuy nhiên điều đó không cho chúng ta quyền được miễn đấu tranh ngay bây giờ -như nhiều phân nhánh đã làm – để chiến đấu đòi cải thiện cho vị trí của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc, những nơi mà phụ nữ vẫn phải bị trả lương thấp và trong xã hội nói chung.

Nam Âu

Nói chung, những sự kiện chính trị chấn động đang diễn ra ở thời điểm hiện tại là ở phía nam châu Âu. Chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc tổng đình công ở Hi Lạp, kể cả 4 cuộc tổng đình công trong vòng 48 giờ, phong trào to lớn ở Tây Ban Nha, kể cả 2 cuộc tổng đình công trong vòng 8 tháng, cùng với những cuộc tuần hành của hàng triệu người, ở Bồ Đào Nha với một triệu người đình công và xuống đường cũng như một cuộc tổng đình công nửa ngày ở Ý. Lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 11, một hành động được phối hợp toàn châu Âu diễn ra với sự ủng hộ mạnh mẽ nhất cho cuộc đình công ở những nước được báo chí tư sản gọi là “câu lạc bộ Địa Trung Hải” (Club Méditerranée): Tây Ban Nha, Hi Lạp, Bồ Đào Nha và Ý. Số lượng tham gia ở Hi Lạp không bằng những cuộc tổng đình công trước đó chỉ bởi vì quy mô của những hành động đã được thực hiện trước đó bởi giai cấp lao động Hi Lạp. Ở nam Âu, những phòng thu truyền hình đã bị chiếm đóng, ở Ý và Tây Ban Nha những cuộc xô xát diễn ra khi những đường tàu lửa bị chiếm đóng ở Brescia và Naples. Rõ ràng là có một tâm thức mang tính nửa nổi dậy tồn tại đối lập với chương trình khắc khổ được thực hiện ở cấp độ châu lục.

Vương quốc Anh

Ở phía bắc châu Âu, quần chúng cũng đã bắt đầu chuyển động. Ví dụ là ở Anh, hội nghị của TUC(Trade Union Congress – đại hội công đoàn), dưới áp lực từ tổ chức của chúng ta cùng với NSSN ( National Shop Steward Network – Mạng lưới đại biểu công đoàn quốc gia ) và những công đoàn cánh Tả như PCS (Public and Commercial Services Union – công đoàn dịch vụ công và thương mại), RMT (Railway Maritime and Transport Workers Union – công đoàn công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải) và POA(Prison Officers Association – Liên hiệp cai ngục), vào tháng 9 đã bầu cho sự cân nhắc một ngày tổng đình công, lần đầu tiên sau hàng thập kỉ, để chống đối chương trình khắc khổ của liên minh được dẫn đầu bởi đảng Bảo thủ. Một đội quân tập hậu đang bám víu dai dẳng chống lại đòi hỏi tổng đình công được hậu thuẫn bởi bộ máy quan liêu cánh hữu ở trong các công đoàn. Thêm vào đó, luật pháp chống công đoàn có tính chất trừng phạt cao nhất ở các nước công nghiệp phát triển – chủ lao động và chính quyền sẽ không ngần ngại sử dụng để ngăn cản cuộc đình công – là một chướng ngại cần phải vượt qua. Nhưng mặt khác, sức nóng đang được dồn lên cao cho một ngày tổng đình công chỉ bởi vì quy mô của những sự cắt giảm đã được thực hiện. Chính quyền của Cameron dường như đã xác định rằng sẽ khó có khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo và vì vậy đang sẵn sàng cố thử và dồn ép một chuỗi những sự cắt giảm tàn bạo tương tự như những thứ đã được đưa ra bởi chính quyền Bảo thủ thời kì trước cuộc tổng đình công năm 1926. Chính quyền đang làm điều này khi biết chắc rằng một chính quyền đảng Lao động sắp tới dẫn đầu bởi Ed Miliband sẽ không đảo ngược những sự cắt giảm trong dịch vụ. Thực tế là, tại cuộc biểu tình của TUC với 150,000 người ở London vào ngày 20 tháng 10, Miliband đã bị la óc phản đối bởi đám đông khi ông ta thừa nhận không thể hủy bỏ những sự cắt giảm đã được đưa ra bởi chính quyền liên minh của đảng Bảo thủ.

Một ngày tổng đình công có khả năng diễn ra ở Anh vào thời gian tới nhưng thời gian của một hành động như vậy là không được chắc chắn, một phần bởi nhịp điệu chậm rãi của phong trào lao động Anh nhưng cũng bởi vì sự ngáng chân của giới lãnh đạo công đoàn theo cánh hữu. Một khi cuộc tổng đình công một ngày diễn ra ở Anh, tình hình sẽ được biến chuyển. Đương nhiên, điều này phụ thuộc một phần vào cách nó được chuẩn bị và có hay không khả năng nó tiến xa hơn sự tham gia của công nhân ở khu vực công và số thành viên công đoàn hiện tại – với 26% lực lượng lao động, một tổng số 6.5 triệu công nhân.

Tuy nhiên, sự khao khát có hành động kiên quyết để đối đầu với chính quyền chắc chắn sẽ gia tăng khi những đợt công kích nhằm vào giai cấp lao động tăng lên, không chỉ thông qua chính sách cắt giảm, mà còn cả những sự đe dọa từ chính quyền nhắm tới quyền lợi của công đoàn. Chính quyền đang đề xuất những biện pháp như tăng giá gây khó khăn cho sự kháng cáo chống lại sự kỷ luật và sa thải nhân viên của đám chủ, cũng như cắt xén bớt “thời gian được tạo điều kiện” để những nhân viên công đoàn tại nơi làm việc có thể đại diện cho người lao động. Nếu một cuộc tổng đình công diễn ra thì sự bất mãn đã mưng mủ ở một cấp độ tại Anh sẽ tập hợp theo sau nó. Mặc dù nước Anh vẫn chưa đến mức của Hi Lạp ngày nay, nó đã như là một Hi Lạp trong phim quay chậm. Trong cuộc công kích nhằm vào những thành phần dễ tổn thương nhất trong xã hội như người nghèo, người tàn tật v.v… giai cấp thống trị Anh, thông qua Osborne, đã thể hiện sự tàn nhẫn cùng cực. Osborne đã bị la hét phản đối ở Paralympics, bởi vì những người khuyết tận trong đám đông và ngay cả nhiều vận động viên sẽ sớm bị tước bỏ những cơ sở vật chất và phúc lợi qua đề xuất của chính quyền. Giai cấp trung lưu và cả công nhân đang đối mặt với những cuộc tấn công nghiêm trọng. Lương bổng đã hạ xuống khoảng 13% kể từ lúc khủng hoảng bắt đầu. Cuộc tổng đình công ở Anh như vậy có thể tương tự như một cuộc đóng cửa hiệu để phản đối (hartal) ở Ấn Độ và Sri Lanka – một cuộc đình công không chỉ của đoàn viên công đoàn ở thành thị mà còn lôi kéo được những giai tầng ở giữa của xã hội, những nhân viên chuyên nghiệp và cơ sở kinh doanh nhỏ ở các thị trấn một khi hành động được tiến hành

Một tâm thế tương tự đang thành hình ở cấp độ châu lục. Có lẽ chỉ có nước Áo – và nó cũng sẽ bắt kịp như là kết quả của một cuộc khủng hoảng chung – và một hai “nước” nhỏ như Luxembourg và Liechtenstein, sẽ tạm thời tránh được những tác động đầy đủ của cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Cuộc khủng hoảng đang gay gắt nhất ở vùng nam Âu. Ngay cả quốc đảo Síp đang phải đối mặt với khả năng một cuộc cứu trợ hoặc vỡ nợ bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng to lớn. Nhưng những Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ lan tới bắc Âu sớm hơn dự đoán, ngay cả bởi nòng cốt của CWI. Một yếu tố của Nam Phi cũng có thể được đưa đến châu Âu thông qua một phong trào tương tự từ bên trong những công đoàn để lật đổ và thay thế những lãnh đạo từ chối việc tổ chức giai cấp lao động chống lại sự càn quét của CNTB.

Bắc Âu

Thụy Điển và cả vùng Scandinavia đang bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng. Đã có hơn 28% thanh niên đang thất nghiệp ở Thụy Điển. Hơn thế nữa, sản lượng đầu ra về công nghiệp của nước này giảm 4.1% trong tháng 9. Tỉ lệ thất nghiệp toàn bộ gần bằng với nước Anh ở mức 7.8%. Thụy Điển là khu vực thử nghiệm cho những chính sách tự do mới vào những năm 1990. Cả những chính phủ dân chủ xã hội và những chính phủ cánh hữu đều đã tiếp tục chính sách này đối với y tế và đặc biệt là giáo dục. Đối lập từ công nhân đang lớn dần khi nhiều nhà máy bị đóng cửa và tài nguyên được tích góp lâu nay bị chuyển sang Đông Âu và những nơi khác. Những lãnh đạo quan liêu và thối rữa đang bóp nghẹt những công đoàn ở Thụy Điển sẽ đối mặt với sự thách thức của một giai cấp lao động đang bị thúc đẩy phải hành động. Những cơ hội lớn sẽ tới với phân nhánh chúng ta tại Thụy Điển trong thời gian tới. Chúng ta đã có một thành tích đấu tranh đáng nể trong tình hình khách quan khó khăn cho đến nay.

Đảng dân chủ xã hội Đan Mạch cũng đang ở vị trí thấp nhất trong những cuộc trưng cầu ý kiến trong một thế kỉ! Thủ tướng dân chủ xã hội đang nắm quyền trước sự sụp đổ này là con dâu của Neil Kinnock đầy tai tiếng, tên đã dẫn đầu cuộc tấn công nhằm vào chúng ta trong đảng Lao Động Anh những năm 1980 trên cơ sở chúng ta là một “gánh nặng” về mặt bầu cử. Ông ta đã thất bại ở tất cả các cuộc bầu cử trên cương vị lãnh đạo đảng Lao động! Mặc dù đang thắng cử trong cuộc bầu cử năm nay, con dâu của ông ta có khả năng sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình!

Đức, cho đến nay là guồng máy kinh tế của châu Âu với một trong số những tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất khu vực nhưng cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Những nước bị bao vây tứ phía bởi khủng hoảng đang hướng về Đức như một đầu máy để kéo châu Âu khỏi khủng hoảng. Nhưng họ sẽ thất vọng vì sự tăng trưởng chậm lại có nghĩa là chính quyền liên minh trung hữu của Đức đã quyết định đạp phanh và cắt giảm yêu cầu cho vay thực tế của chính phủ trong năm 2013. Luồng gió lạnh thổi từ Trung Quốc và những nơi khác đã cắt giảm nghiêm trọng xuất khẩu của Đức. Tư bản Đức cho tới hiện tại vẫn giữ lao động trong sự trông đợi một cuộc hồi phục tăng trưởng ở châu Âu và thế giới nhưng giờ đang vứt bỏ chính sách này, điều đó sẽ có thể dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng thất nghiệp ở Đức. Chính quyền cũng sắp đối mặt với bầu cử liên bang vào tháng 9 năm tới. Merkel sẽ bị buộc phải tìm kiếm đồng minh nếu muốn giữ ghế, nhưng lần này sẽ khó có khả năng bao gồm đảng Tự do dân chủ đang nổi đầy tai tiếng. Có những suy đoán cho rằng bà ta có thể chia sẻ quyền lực với cả đảng Xanh, giờ là một đảng thân tư bản, trong một liên minh “đen-xanh”. Một sự kết hợp như vậy “có thể là chính quyền bảo thủ nhất kể từ sự thành lập cộng hòa liên bang Đức” như một số nhà phân tích đánh giá. Cả hai đảng giờ đồng ý về mặt môi trường với Merkel ủng hộ việc hủy bỏ năng lượng hạt nhân và cả về “kỉ luật tài khóa nghiêm ngặt”. Điều này cho thấy đảng Xanh đã dịch chuyển về cánh hữu xa như thế nào. Chúng vẫn sẽ ưu tiên một liên minh “đỏ-xanh” với SPD ( đảng Dân chủ xã hội) và 2 đảng đang chia sẻ quyền lực ở một số bang. Nhưng SPD đang mắc kẹt ở 30% số phiếu trưng cầu ý kiến trong khi đảng Xanh đang ở 12-15%; cho nên trong thời điểm hiện tại có vẻ như rất có khả năng bất cứ liên minh nào chiếm số đông cũng phải bao gồm CDU ( Liên minh dân chủ Cơ đốc) cầm quyền của Merkel. Sự tham gia của SPD vào chính quyền, cho dù cùng nhau hay riêng rẽ, cũng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển của Die Linke (đảng Cánh Tả) – là đảng mà chúng ta làm việc cùng – có thể tăng trưởng trong điều kiện nó phát triển một chương trình cánh tả nghiêm túc, đó là cách duy nhất để tìm tiếng nói trong giai cấp lao động ở tình hình của Đức hiện nay.

Những sự biến chuyển đột ngột của tình hình kinh tế các nước châu Âu cũng được phản ánh qua những biến động và bước ngoặc về chính trị chúng ta đã thấy ở một số nước trong thời gian qua. Cuộc bầu cử ở Hà Lan đưa đến kết quả một chính quyền liên minh “trung tả” của đảng VVD tự do( đảng nhân dân vì tự do và dân chủ) và đảng Lao động, và ngay lập tức sau đó phải đối mặt với tình trạng xuống cấp nhanh chóng của nền kinh tế. Chính quyền đưa ra một chương trình khắc khổ và đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng

Cuối cùng thì sự thành lập một chính quyền quốc gia ở Bỉ sau 541 ngày từ cuộc bầu cử tháng 6 năm 2010 đã không mang lại sự ổn định. Tháng 10 vừa qua, những cuộc bầu cử địa phương đã chứng kiến những bước tiến lớn của đảng dân tộc chủ nghĩa Flemish NVA (Liên minh Flemish mới). Cùng lúc đó đã có những cuộc biểu tình thường xuyên của công đoàn, kể cả một ngày tổng đình công vào tháng 1 vừa rồi chống lại cắt giảm việc làm và những sự đe dọa tấn công khác nhằm vào lao động. Bỉ là nước phía bắc châu Âu duy nhất cho thấy những cuộc đình công đáng kể diễn ra vào ngày 14 tháng 11, biểu tình được thêm lửa phẫn nộ bởi sự tuyên bố bất ngờ về việc nhà máy Ford ở Genk đóng cửa hoàn toàn. Ở cả hai phần của nước Bỉ (nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan), không kể những nỗ lực liên tục của đảng Xã hội (nói tiếng Pháp) để cố giữ bộ mặt “thân thiện với công nhân”, có sự gia tăng thảo luận trong công đoàn về sự cần thiết có một lực lượng chính trị mới đại diện cho giai cấp lao động.

Pháp

Ở Pháp, Francois Hollande và đảng Xã hội đã đạt được đa số trong cuộc bầu cử tổng thống và một đa số cánh tả trong quốc hội chỉ 6 tháng trước. Tuy nhiên, Hollande đã thay đổi xoành xoạch trong những vấn đề cốt yếu có ảnh hưởng tới giai cấp lao động, đầu tiên tỏ ra muốn loại bỏ chính sách khắc khổ và rồi đưa ra cắt giảm nặng nề. Ông ta sau đó đề xuất một loại thuế giành cho người giàu nhưng rồi cũng hạ giọng khi bị giới tư bản Pháp phản đối và đe dọa sẽ rời khỏi đất nước. Vì thế, vị trí của ông ta trong những cuộc thăm dò ý kiến rớt thảm hại và đang ở mức 36%, một sự sụt giảm kỉ lục về mức tín nhiệm của tổng thống nền cộng hòa thứ 5 sau 6 tháng nhậm chức.

Pháp cũng đối mặt với một sự tụt dốc nghiêm trọng về kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất đã co lại tới một mức độ có lẽ ngang nước Anh, hiện tại đang ở vị trí thứ 2 hay 3 về năng lực công nghiệp bởi sự tàn phá của Thatcher trong quá khứ. Những cuộc đấu tranh giai cấp đang dần hiện rõ khi công nhân phản ứng trước những sự sa thải dồn dập – điển hình là 6000 công nhân hãng xe Peugeot ở vùng Paris và công nhân sắt thép đang đối mặt với sa thải. Sự lựa chọn về mặt chính trị phía cánh tả trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt khi sự đe dọa từ National Front (mặt trận quốc gia) cực hữu vẫn tồn tại và còn lớn mạnh. NPA (Đảng chống tư bản mới) không còn là một môi trường hữu ích để làm việc. Điều này có thể thay đổi nếu một bài học được rút ra nghiêm túc từ những thất bại trong việc nắm thế chủ động phía cánh tả trong quá khứ và nếu nó tạo dựng được những nền tảng của một đảng đại chúng. Sự dịch chuyển về phía cánh hữu của đảng xã hội và sự thất bại của cánh tả để đưa ra câu trả lời có thể dẫn tới sự hồi sinh của NPA nhưng ở thời điểm này thì điều đó vẫn còn xa phía trước.

Left Front” (mặt trận cánh tả) của Melenchon chưa phát triển thành một lực lượng đối lập thật sự. Cũng có nhiều cuộc đấu tranh lẻ tẻ diễn ra như cuộc nổi dậy thực sự ở một khu vực chống lại việc xây dựng một sân bay mới ở phía tây nước Pháp. Tại thời điểm này, Left Front và người phát ngôn chính Melenchon cùng với đảng Cộng sản Pháp vẫn chưa tạo dựng được một lực lượng đối lập với Hollande hoặc tham gia vào những cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi và chúng ta cần phải chuẩn bị cho những diễn biến quan trọng kể cả liên quan tới Left Front.

Hi Lạp

Châu Âu là chìa khóa cho tình hình thế giới ở thời điểm hiện tại, nơi mà đấu tranh giai cấp đang ở đỉnh điểm và với những cơ hội to lớn cho một sự đột phá của lực lượng cánh tả và cách mạng. Và nếu điều này là đúng thì Hi Lạp là chìa khóa cho tình hình ở châu Âu, với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang theo sát nút trong một dãy những móc xích yếu nhất của CNTB châu Âu. Chúng ta đã đăng tải một cách bao quát tài liệu trên trang web và trên báo từ nhiều phân nhánh nhằm phác họa những biến chuyển bùng nổ ở Hi Lạp trong thời gian qua. Như Trotsky đã nói về Tây Ban Nha những năm 1930, không chỉ một mà ba hay bốn cuộc cách mạng có thể đã thành công nếu công nhân Hi Lạp có những lãnh đạo có tầm nhìn xa và một đảng đại chúng dẫn đầu. Một lập trình viên máy tính người Hi Lạp đã nhận xét trên báo Guardian của Anh trong cuộc tổng đình công gần đây: “Cá nhân tôi rất ngạc nhiên vì đã chưa có một cuộc cách mạng”. Truyền hình ở Anh cũng bình luận rằng chỉ có 3% dân số thực sự ủng hộ những biện pháp khắc khổ của chính quyền và bộ tam mã (ECB, IMF, EU). Với tất cả sự đau đớn và thống khổ mà nhân dân Hi Lạp bị buộc phải gánh chịu, khi kết thúc chương trình khắc khổ hiện tại thì món nợ của Hi Lạp vẫn ở mức 192% GDP! Nói một cách khác thì không có chút khả năng món nợ sẽ được trả. Chính sách khắc khổ không ngừng là tương lai mà CNTB đã đè lên đầu nhân dân Hi Lạp.

Tất cả mọi điều kiện cho cuộc cách mạng không chỉ chín muồi mà đã chín thối. 19 cuộc tổng đình công và 4 trong số đó là những cuộc tổng đình công trong 48 giờ và những cuộc còn lại là 24 giờ chứng minh cho năng lượng dự trữ khổng lồ của công nhân Hi Lạp và sự sẵn sàng phản kháng. Tuy nhiên, họ đã cho thấy kết quả rằng bộ tam mã và tư bản Hi Lạp đã không bị lay chuyển và vì thế điều cần thiết là quay sang mặt trận chính trị hướng đến tư tưởng của một chính quyền cánh tả có thể chỉ lối thoát khỏi khủng hoảng. Bất kể sự thật là có một sự hoài nghi về Syriza và lãnh đạo của nó. Theo lời những đồng chí của ta, nhiều tầng lớp nhân dân đã sẵn sàng ủng hộ Syriza – hiện tại đang được 30% số phiếu trong những cuộc thăm dò ý kiến, nhưng không sẵn sàng gia nhập và tham gia tích cực trong hàng ngũ của nó. Có một yếu tố như vậy ở nhiều quốc gia. Sự thất vọng to lớn đối với sự thất bại của những đảng công nhân đã dẫn tới sự hoài nghi cực độ của quần chúng, kể cả những đảng chính thống bên phía cánh tả. Có một sự sẵn sàng ủng hộ những tổ chức cánh tả nhưng không cống hiến thời gian và công sức để gia nhập và xây dựng chúng. Công nhân đã bị thất vọng trong quá khứ và sợ sẽ bị một lần nữa. Tâm thức này, đương nhiên là có thể và sẽ thay đổi một khi họ thấy những đảng này thực sự tiến hành những điều đã hứa hẹn. Thay vì dịch chuyển về phía tả, những đảng cánh tả nói chung và Syriza nói riêng có xu hướng dịch về cánh hữu, hạ thấp chương trình của họ và mở cửa đón chào cả những lãnh đạo dân chủ xã hội đã đóng vai trò phá hoại đình công công khai trong thời gian gần đây. Điều này cũng một phần tùy thuộc vào tạo dựng một sức sống nội bộ lôi cuốn trong đảng của những cuộc thảo luận và bàn cãi. Sự tham gia của chúng ta vào những đảng này, trên phương diện nói trên, là mang tính quyết định

Trong hoàn cảnh ở Hi Lạp, những chiến thuật linh hoạt nhưng vẫn bám sát đường lối đã được vận dụng bởi phân nhánh ở Hi Lạp của chúng ta để đạt được những yêu cầu trong một tình hình vô cùng phức tạp. Chúng ta phải để mắt tới không chỉ những lực lượng cánh tả ngay trong Syriza mà còn cả những lực lượng có cỡ ở bên ngoài như các đồng chí đã giải thích là trong một số trường hợp đang đánh giá lại những quan điểm chính trị trong quá khứ.

Chúng ta không thể đưa ra một thời thời gian biểu khi nào thì chính quyền hiện tại sẽ sụp đổ – như một điều chắc chắn là vậy – với khả năng nắm lấy quyền lực của một chính quyền cánh tả dẫn dắt bởi Syriza. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho một sự việc có thể diễn ra như vậy với mục tiêu thúc đẩy chính quyền nói trên về cánh tả, cùng lúc đó giúp tạo dựng những ủy ban dân chủ nhân dân để ủng hộ chính quyền chống lại cánh hữu đồng thời gây áp lực để nó phải đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ giai cấp lao động. Không loại trừ khả năng sẽ có sự xuất hiện của một lực lượng bán quần chúng mới và đáng kể từ những chiến thuật mà chúng ta đang thực hiện.

Điều đó sẽ bao gồm không chỉ là sự tập trung vào phát triển về phía cánh tả và các đảng công nhân mà còn phải chống lại mối đe dọa từ lũ cực hữu và đặc biệt là sự nổi dậy của bọn phát xít Golden Dawn (Bình minh vàng) – mức độ ủng hộ gần đây đã có lúc đạt được 14% nhưng giờ đã tụt xuống còn 10%. Một trong những lý do của sự suy giảm đó là sự thành lập những ủy ban chống phát xít quần chúng, do chính chúng ta phát động và kêu gọi sự tham gia của công nhân, thanh niên và người tị nạn trong số đó có những người tị nạn Hi Lạp hoặc con cháu của dân tộc thiểu số từ châu Á như lời những đồng chí của ta. Công việc này là đặc biệt quan trọng và có thể sẽ là hình mẫu cho tình hình tương tự có thể xảy ra đối với những phân nhánh ở các quốc gia khác trong tương lai.

Nếu giai cấp lao động và cánh tả thất bại trong việc hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lịch sử đã chứng minh rằng họ sẽ phải trả một cái giá đắt cho hậu quả của nó. Những sự căng thẳng xã hội tồn tại ở Hi Lạp không thể bị nhốt mãi mãi trong khuôn khổ của “nền dân chủ”. Đang có một cuộc nội chiến úp mở với hơn 90% dân chúng chống lại “thành phần 1%” và nó có thể nổ ra xung đột công khai trong tương lai. Những phần tử cựu hữu ở Hi Lạp đã nêu ra ý tưởng của một chế độ độc tài nhưng điều này không nằm trong kế hoạch trước mắt. Bất cứ một động thái quá sớm với mục tiêu tái hiện cuộc đảo chính quân sự 1967 có thể châm ngòi một cuộc tổng đình công toàn diện như cuộc đảo chính Kapp ở Đức vào năm 1920 và một tình thế cách mạng tạo dựng. Và một cuộc đảo chính cũng không thể chấp nhận được tại thời điểm này đối với chủ nghĩa đế quốc, với “cộng đồng quốc tế” trong thời kì của “nền dân chủ và những giải pháp cho xung đột”.

Đám tư bản, đầu tiên, sẽ có khả năng sử dụng một hình thức của chủ nghĩa Bôn-na-pát nghị viện (parliamentary Bonapartism), như chính quyền của Monti ở Ý nhưng độc đoán hơn. Sự khốn cùng của kinh tế cùng với tình trạng xã hội ở Hi Lạp sẽ đòi hỏi một chính quyền cứng rắn và theo cánh hữu rõ ràng hơn là ở Ý, với quyền lực gạt bỏ quyết định của nghị viện trong “trường hợp khẩn cấp”. Nếu điều này không thành công và một loạt các chính quyền tương tự không có khả năng phá thế bế tắc xã hội, và nếu giai cấp lao động, thông qua một đảng cách mạng thất bại trong việc nắm lấy quyền lực thì bọn tư bản Hi Lạp sẽ tiến hành một nền độc tài công khai. Chúng ta phải cảnh báo giai cấp lao động rằng chúng ta vẫn còn thời gian nhưng chúng ta phải tận dụng nó để có thể chuẩn bị một lực lượng có khả năng tạo ra sự thay đổi XHCN. Sự hưởng ứng khắp châu Âu đối với cuộc đình công ngày 14 tháng 11 minh họa cho mối liên hệ bền chặt của những cuộc đấu tranh của giai cấp lao động. Nếu công nhân Hi Lạp phá bỏ xiềng gông của CNTB và kêu gọi công nhân ở tây Âu, hoặc ít nhất là ở phía nam châu Âu, sẽ có một sự hưởng ứng to lớn cho lời kêu gọi tạo dựng một liên bang XHCN – có thể bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ai Len trong giai đoạn đầu, nếu không thì là Ý. Đây là cách tiếp cận phải được lan truyền trong hoạt động của phân nhánh tuyệt vời của chúng ta ở Hi Lạp trong thời kì sắp tới.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha ở rất gần phía sau Hi Lạp về mặt đấu tranh của công nhân chống lại những biện pháp khắc khổ đau đớn mà chính quyền cánh hữu PP (đảng nhân dân) được sự hậu thuẫn của bộ tam mã đang cố thực hiện. 1 trong 4 người ở Tây Ban Nha và Hi Lạp đang thất nghiệp với hơn 50% thanh niên không có việc làm. Những số liệu này tương tự như những gì đã được chứng kiến suốt thời kì đại khủng hoảng những năm 1930 ở Mỹ. Đương nhiên, cho tới bây giờ, vẫn còn một tấm lưới bảo vệ từ nhà nước và gia đình nhưng số lượng được thụ hưởng đang biến mất dần. Ví dụ như, những người nghỉ hưu, đã bị đuổi khỏi nhà dưỡng lão vì chính sách khắc khổ, và những mái nhà đã bị vùi dập bởi đói nghèo phải nhận họ lại bởi vì, trớ trêu thay, tiền lương hưu của những người già – vốn đã đạm bạc nay còn giảm xuống nhanh chóng vì những cắt giảm – dù sao cũng có thể giúp cho tình hình tài chính của gia đình. Nhiều cụ ông cụ bà đang trả nợ nhà của con cháu họ với tiền lương hưu nhà nước! Những ngân hàng và chính phủ theo đuổi chính sách tàn bạo là nếu người nào chỉ thiếu hụt một vài lần trả nợ – thường là kết quả của mất việc làm – thì sẽ bị đuổi khỏi nhà. 350,000 người Tây Ban Nha đã ở hoàn cảnh này trong suốt 4 năm qua. Điều này có nghĩa là hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha đã thực sự theo đuổi chính sách tương tự như trong tai họa nợ nhà đất nguy cơ cao, thứ đã kích hoạt sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng trên thế giới và mang tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chính điều đó khiến cho những ngân hàng và chính phủ ở đây cực kì mất tín nhiệm.

Kết quả là cuộc đấu tranh của giai cấp lao động Tây Ban Nha đã thêm mãnh liệt và được thể hiện qua nhiều cuộc chiến, với tột đỉnh là một chuỗi những cuộc tổng đình công quyết liệt mà hàng triệu người đã làm nghẹt những đường phố từ Madrid cho tới Barcelona hay Valencia. Một trong những nét tiêu biểu thời kì sau cuộc bầu cử năm 1936 – đã đưa chính phủ của Mặt trận bình dân lên nắm quyền và cuộc Nội chiến nổ ra vào tháng 7 năm đó – chính là mỗi thành phố đều trải qua cuộc tổng đình công của riêng nó và một số nơi thì nhiều hơn một cuộc. Điều đó là dấu hiệu không thể sai lầm rằng giai cấp lao động đã chuẩn bị để phản kháng lại sự chuẩn bị cho cuộc Nội chiến của đám tư bản và quân đội Tây Ban Nha. Tây Ban Nha giờ đây chưa ở thời điểm này, nhưng giai cấp lao động- lực lượng đa số áp đảo trong xã hội- đang biểu thị sự phản đối gánh lấy gánh nặng của cuộc khủng hoảng không phải do họ gây ra này thông qua các cuộc đình công. Cuộc đấu tranh của công nhân Tây Ban Nha không nghi ngờ gì đã giúp đỡ, củng cố tinh thần cho công nhân Hi Lạp trong cuộc chiến chống lại chính sách khắc khổ của họ.

Vấn đề dân tộc

Cùng lúc này, cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm sống lại những vấn đề dân tộc không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn những nước khác ở châu Âu: Scotland, Bỉ và một số nước khác. Cả những nơi mà vấn đề dân tộc có vẻ đã được giải quyết, nó có thể trỗi dậy trở lại như là một hệ quả của cuộc khủng hoảng. Ngay cả ở Ý cũng có thể có vấn đề này. Ví dụ như vùng Alto Adige / Nam Tyrol trước thuộc Áo có thể thấy sự trỗi dậy trở lại của những phong trào dân tộc, có khả năng cuối cùng dẫn tới sự li khai hoàn toàn.

Sẽ là bất khả thi trong những điều kiện như thế để chúng ta có thành công nếu không có một lập trường đúng đắn về vấn đề dân tộc. Nói chung, chúng ta bảo vệ những quyền lợi dân tộc của tất cả những dân tộc bị đàn áp. Nhưng điều này không hề có nghĩa là ủng hộ chủ nghĩa dân tộc của tư bản mà mục tiêu của nó là chia rẽ giai cấp lao động. Thật vậy, một nhiệm vụ sống còn của người Marxist là lột mặt nạ những tên theo chủ nghĩa dân tộc tư sản trên mọi hình thức lợi dụng những nguyện vọng dân tộc chính đáng của nhân dân để củng cố địa vị của chúng. Nền độc lập trên cơ sở CNTB sẽ không thể giải quyết được dù chỉ một trong số những vấn đề mà giai cấp lao động phải đối mặt; chỉ thông qua sự thay đổi XHCN và tư tưởng của một liên bang XHCN mới có thể thực hiện được nguyện vọng quốc gia, dân tộc của những nhân dân bị áp bức.

Catalonia là một trường hợp điển hình mà chính trị gia tư bản Mas và đảng dân tộc chủ nghĩa của hắn ta CiU (Hội tụ và liên đoàn) vừa qua đã cố hùa theo phong trào ủng hộ độc lập và cố gia tăng số phiếu trong những cuộc bầu cử sắp tới. Lúc trước khi có sự trỗi dậy của phong trào dân tộc, hắn ta ủng hộ chương trình khắc khổ dẫn tới sự đối đầu nảy lửa với giai cấp lao động Catalonia. Vừa qua là một thất bại thảm hại của CiU, mất 12 ghế trong bầu cử, trong quá trình quần chúng hướng về phía cánh tả, với sự nổi lên đáng kể của CUP – một lực lượng chống tư bản và ủng hộ độc lập mới. Nhiệm vụ xây dựng một mặt trận thống nhất của các tổ chức công nhân và cánh tả bắt đầu từ một cuộc đấu tranh thống nhất chống lại chính sách khắc khổ, dựa trên cơ sở ủng hộ quyền tự quyết và cuộc đấu tranh cho một liên bang XHCN của người dân ở bán đảo Iberia trên cơ sở tự do và tự nguyện, có một tầm quan trọng đặc biệt trong tình hình mới này. Sự ủng hộ với tư tưởng li khai còn phải tùy vào thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Xứ Basque, một xứ đã chứng kiến phong trào dân tộc lớn nhất trong quá khứ giờ dường như còn đi sau Catalonia về ý tưởng một sự li khai lập tức và hoàn toàn.

Nhiệm vụ tạo dựng một cơ sở tham khảo tình hình riêng ở từng đất nước cho chủ nghĩa Marx là một trong những nhiệm vụ cốt yếu nhất của CWI. Điều này có liên hệ với sự thành lập những đảng Marxist thực thụ bên trong những tổ chức quy mô rộng hơn của giai cấp lao động nếu có. IU (United Left – Cánh tả thống nhất) tỏ ra là niềm hi vọng tốt nhất ở Tây Ban Nha để thực hiện điều này. Tuy nhiên, nó đã dịch chuyển về cánh hữu gần đây, nhưng dẫu sao cũng còn có thể là một phương tiện cho cuộc đấu tranh của giai cấp lao động ở phía trước. Tây Ban Nha vẫn là đất nước có tầm quan trọng đặc biệt cho sự thành công của CWI trong phong trào công nhân ở châu Âu

Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha cũng là trường hợp tương tự. Sự đối lập bùng nổ và những sự phản kháng của quần chúng với hơn 600,000 người xuống đường cùng một cuộc diễu hành tới phủ tổng thống khi mà chính quyền nghĩ rằng có thể tuyên bố chính sách khắc khổ man rợ và người dân sẽ ngoan ngoãn chấp nhận. Cuộc biểu tình bước đầu đã khiến chính quyền phải lùi bước. Tuy nhiên, chính quyền đã tiếp tục với chương trình khắc khổ và rồi đã châm ngòi sự căm phẫn của quần chúng với những đòi hỏi cho một cuộc tổng đình công nữa. Hơn nữa, truyền thống của cuộc cách mạng Bồ Đào Nha 1974 đang trong quá trình hồi phục. Một điều rất đáng kể là binh lính, bao gồm cả một số sĩ quan đã tham gia vào những cuộc biểu tình đại chúng phản đối chính quyền. Dòng lịch sử đã bị đứt đoạn bởi sự đẩy lùi những thành tựu đã đạt được của cuộc cách mạng 1974, đặc biệt là trong những năm 1980 và 1990, đang được nối lại bởi một thế hệ mới. Chúng ta phải đến với họ và đưa họ vào hàng ngũ của CWI.

Ý

Ở Ý, sự mất uy tín và gần như tan rã của phái trung hữu và trung tả, kể cả đảng của Berlusconi có nghĩa là giới tư sản Ý không có được một công cụ chính trị vững chắc để cầm quyền. Berlusconi trông có vẻ sẽ không hồi phục được sau một loạt những bản án mới nhất và đảng của ông ta có thể bị xẻ ra từng mảnh. Đảng Dân chủ đang bị rúng động bởi các vụ tai tiếng và đấu đá quyền lực trong giới lãnh đạo. Một sự chia rẽ đang diễn ra trong đảng Italia dei Valori(Các giá trị nước Ý) – đảng dân túy của cựu quan tòa Antonio Di Pietro. Khoảng trống hiện hữu đang được phần nào lấp lại bởi diễn viên hài Beppe Grillo và phong trào 5 Sao của ông ta – đã đạt được 20% phiếu bầu ở địa phương nó tranh cử. Tuy nhiên, phong trào của ông ta không phải là trò đùa; ông ta đã bị ép phải đưa ra một chương trình, với một số những đòi hỏi khá là cấp tiến trong tình hình của Ý hiện tại, mặc dù vậy ông ta không nói một từ nào về tiền lương và quyền lợi của công nhân. Đương nhiên, nó không đại diện cho một nỗ lực thực sự để tạo dựng một phong trào công nhân đại chúng nhưng nó là phản ánh cho tính dễ biến động của tình hình và sự thất vọng vì chưa có một đảng như thế tồn tại ở Ý. Tre đã già và đang chết nhưng măng thì còn chưa mọc. RC(Đảng Cộng sản tái lập) gần như không còn, một cuộc thảo luận về sự cần thiết của một đảng cánh tả mới đang tiến triển nhưng tại thời điểm này không có một lực lượng thực sự nào bắt rễ trong giai cấp lao động có thể lấp đầy khoảng trống bên phía cánh tả. Đồng chí của chúng ta đã rất thành công trong việc duy trì và mở rộng tổ chức trên phạm vi quốc gia có thể đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là với gốc rễ mọi người đã xây dựng trong các công đoàn, trong việc xây dựng một bộ khung cho một đảng công nhân đại chúng và cách mạng mới. Chúng ta không bao giờ nên quên những truyền thống cách mạng vĩ đại ở ý mà so sánh với những nước lớn ở châu Âu, chỉ đứng sau nước Pháp.

Chính quyền của Mario Monti đã gặp sự thành công tương đối trong cố gắng tấn công và làm xói mòn mức sống của người lao động, tuy nhiên hắn ta vẫn chưa hoàn toàn thành công trong việc tiêu diệt “Điều 18”của hiến pháp, chất chứa những thành tựu thiêng liêng của những phong trào công nhân trong quá khứ. Khoảng nợ công 2 ngàn tỷ euro là cao nhất châu Âu nếu so tỉ lệ với GDP chỉ đứng sau Hi Lạp. Điều kiện sống đang bị cắt giảm, thất nghiệp leo thang và đối với thanh niên thì mọi thứ không khác là bao so với Hi Lạp hay Tây Ban Nha. Có một sự thù địch càng lớn đối với chính sách khắc khổ, được biểu thị ở những cuộc biểu tình gần đây. Ở nhiều nhà máy( Finantieri, ILVA, Alcoa) phản ứng của công nhân trước lời đe dọa mất việc là rất mạnh mẽ. Giới trẻ có vẻ rất quyết tâm đấu tranh. Mặt khác, sự thiếu vắng đối lập về chính trị đối với chương trình của Monti, sự yếu kém của các công đoàn và áp lực của tình hình khách quan lên những tầng lớp quan trọng của giai cấp lao động đang ngăn cản một sự phản ứng rộng rãi hơn để chống lại cắt giảm và những biện pháp khắc khổ và những cuộc đấu tranh đã diễn ra như những tiếng súng trong sự im lặng. Bởi vậy những đồng chí của ta ở Ý chiến đấu để ủng hộ những cuộc đấu tranh này và cũng nỗ lực tránh sự cô lập cho các phong trào.

Thời gian mà tên “super Mario” tồn tại càng lâu, sự rộng rãi được đưa cho hắn lúc ban đầu – không phải của giai cấp lao động mà của lãnh đạo những tổ chức công nhân – sẽ càng bị xói mòn. Do vậy, hắn ta đối mặt với nguy cơ bị cho ra rìa về mặt chính trị hoặc một cuộc bầu cử mới sẽ phải diễn ra để cho hắn cơ hội đóng vai trò then chốt. Để chuẩn bị cho điều này, gã tư bản công nghiệp Luca Cordero di Montezemolo đã tập hợp một diễn đàn mà từ đó có thể dẫn tới một đảng, được ước tính là sẽ đưa cho Monti 15% phiếu bầu. Về phần chương trình, hắn ta tuyên bố tại cuộc tập hợp mở màn với hơn 7000 người tham dự ở Rome: “Không ai hỏi về những cam kết của tôi, và hôm nay tôi sẽ không đưa ra cam kết nào cả”. Hay nói một cách khác, chính thức mà nói thì “Tôi không ủng hộ gì cả!” nhưng thực tế là ủng hộ thêm những chính sách khắc khổ. Đảng của Monti được hi vọng sẽ có khả năng thành lập được một liên minh cầm quyền sau kì bầu cử, có thể bao gồm cả đảng cựu-Cộng sản và đảng Dân chủ, hiện đang nằm ở 25% trong các cuộc thăm dò ý kiến

Hiện tượng sự xuất hiện như nấm bất ngờ của những nhân vật và đảng phái với nổi lên ở cấp độ quốc gia đã được lặp lại ở nhiều nơi khác không chỉ riêng ở Ý. Sự mất uy tín của các đảng lớn, kể cả những đảng cựu-dân chủ xã hội đã cho ra đời những đảng phái chỉ dựa vào một vấn đề duy nhất, như đảng Hành động Y tế quốc gia tại Anh – bao gồm phần lớn là nhân viên hệ thống y tế thường sẽ ủng hộ đảng Lao động – đứng lên bảo vệ Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS). Sự thật là một đảng như vậy có thể hình thành chính là lên án mạnh mẽ sự thiếu lòng tin và ủng hộ cho những đảng phái hiện hữu. Sự thể hiện quái tởm và gần đây nhất là ở Nhật với đảng dân tộc chủ nghĩa Mặt trời mọc đã mọc rồi lặn chỉ trong vòng 4 ngày như nhận xét: “một cuộc đời còn ngắn hơn là thứ biểu tượng cho sự nhất thời kinh điển ở Nhật Bản là hoa anh đào”

Châu Á

CNTB ở Nhật, như phần còn lại của thế giới, hiện đang phải đánh vật với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ 1945. Đã trải qua thập kỉ thất bại những năm 1990 – một vài người cho rằng là hai thập kỉ thất bại – Nhật Bản đang phải đối mặt với suy thoái mới, trên thực tế là sự xấu đi của suy thoái vốn có, với gần như 1% sụt giảm trong sản xuất trong quí 3 năm nay, sự sụt giảm lớn nhất kể từ khi sóng thần tấn công vào năm 2011. Ngay cả thủ tướng Nhật là Noda đã mô tả sự co lại này là “nghiêm trọng”. Điều này giáng một đòn mạnh vào CNTB Nhật bởi vì mặc cho khoản nợ khổng lồ của nó – đạt mức 250% GDP hiện nay – có vẻ như nó đã hồi phục từ thời kì khó khăn năm 2010 với gấp đôi mức tăng trưởng của G10 (nhóm 10 nước công nghiệp phát triển nhất). Bầu cử mới đã được kêu gọi nhưng nó sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề cơ bản nào của CNTB ở Nhật. Chúng ta có thể thấy ở phía trước một sự nổi dậy trở lại của giai cấp lao động Nhật thông qua những công đoàn và một đảng chính trị đại chúng mới.

Ấn Độ, cùng với các nước khác ở châu Á, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới với tăng trưởng đang sụt giảm từ mức siêu tốc trung bình 9% trong quá khứ giờ chỉ cao nhất là 5.5%. Những vấn đề ở Ấn Độ là rõ ràng. Ngoài sự nghèo đói đầy áp bức như là một thực tế tàn nhẫn cho phần lớn dân chúng, đặc biệt là ở hàng loạt những làng mạc nông thôn, sau cả một thời kì “Ấn Độ tỏa sáng” thì giờ đây người dân phải níu kéo từng chút một với tình hình kinh tế chậm lại . Điều này kéo theo sau nó sự đói kém và cắt điện, trong thời gian qua đã có một sự cố về điện khiến hơn 600 triệu người Ấn Độ phải sống thiếu điện trong cuộc mất điện lớn nhất trong lịch sử. Chính quyền đã phản ứng như thế nào? Đề xuất tăng giá xăng! Thực tế là, thời kì kinh tế “Ấn Độ tỏa sáng” giờ đang biến thành thời kì “của cuộc lừa bịp về kinh tế vĩ đại nhất” [Jayati Ghosh, báo Guardian]. Chính quyền dẫn dắt quốc hội của Manmohan Singh mở cửa CNTB tự do mới đầy hoang dã đã giẫm nát những biện pháp an toàn bảo vệ cho công nhân và người nghèo – nói một cách ngắn gọn là đưa ra một hình thức khổng lồ của CNTB thân hữu. Gia đình “tối cao”, nhà Gandhis, đã tham gia bí mật vào những vụ tai tiếng và những trò lừa đảo có hậu quả là sự mất mát tài sản công cực lớn, khiến cho cung cấp nguồn lợi công cho những điều tối cần thiết của nhân dân, đặc biệt là người nghèo, bị cắt xén. Kết quả là một làn sóng dâng cao chống tham nhũng, tăng giá cả và những chính sách tự do mới như sự đưa vào những ông lớn bán lẻ như Walmart và Tesco, được cho là để kéo lại sự tăng trưởng. Điều này đã vấp phải một cuộc tổng đình công 24 tiếng ở nhiều thành phố khắp đất nước vào tháng 9. Phe đối lập, bao gồm những người không có đất, đã đưa cơ hội cho thành phần chủ nghĩa Mao tạo dựng một cơ sở ở những vùng nông thôn. Sự dịch chuyển về cánh hữu của lãnh đạo những đảng “Cộng sản” có nghĩa là sự thiếu vắng một tiếng nói chính trị cho giai cấp lao động khổng lồ ở Ấn Độ. Sự bắt đầu của rối loạn và chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) cũng là một dấu hiệu cho thấy trong số giai cấp lao động và thanh niên, số lượng đang tìm kiếm một lựa chọn XHCN rõ ràng sẽ gia tăng nhanh hơn. Nhiệm vụ của chúng ta vẫn sẽ là tham dự và kiếm được một lực lượng đủ để có thể cho phép chúng ta đóng một vai trò cốt yếu trong sự thành lập một đảng mới, để trở thành cơ sở tham khảo cho tất cả những công nhân sẵn sàng đấu tranh.

Ngược hẳn với Ấn Độ, Pakistan đã đối mặt với những yếu tố của sự phân hóa và vỡ vụn của xã hội với kết quả là một tình thế khủng khiếp đối với quần chúng. Xu hướng mạnh mẽ “Taliban hóa” là một thước đo của quá trình này. Giai cấp lao động vẫn chưa có khả năng trỗi dậy như là một lực lượng dẫn dắt với sự thay thế độc lập cho cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm đất nước. Những nét đặc trưng của phản cách mạng đang chiếm lĩnh tình hình hiện tại, tuy nghiên không phải ở dạng một cuộc can thiệp quân sự công khai. Có những tính chất củng cố chủ nghĩa dân tộc ở vùng Sind và những tỉnh khác. Những lực lượng “cánh tả” nói chung, ngoài những đồng chí của chúng ta ra, đều im lặng ở thời điểm này. Hiện tại đang có một làn sóng tuyên truyền thân thị trường, thân chủ nghĩa tự do. Cuộc bầu cử được dự định vào năm sau có khả năng sẽ thấy sự suy yếu của PPP(đảng Nhân dân Pakistan) và sự củng cố của PML (Liên đoàn Hồi giáo Pakistan) và những đảng tôn giáo khác. Đối mặt với tình hình như vậy, nhiệm vụ của những người Marxist là chuẩn bị những phân nhánh có nhận thức chính trị cao nhất và có tính chiến đấu nhất của công nhân và thanh niên sẵn sàng cho một tình hình thuận lợi hơn sẽ dần hiện ra trước mắt. Các đồng chí của ta đã đóng một vai trò anh dũng trong việc đấu tranh chống lại phản cách mạng và bảo vệ tư tưởng của XHCN

Sri Lanka, về mặt lịch sử, là một căn cứ sống còn của CWI. Những thành tựu to lớn của phân nhánh anh hùng của chúng ta ở Sri Lanka và nòng cốt của họ là đã bảo toàn đảng của ta trong một trong những nơi có tình hình khác quan khó khăn nhất, kể cả trong khu vực lẫn trên phạm vi thế giới. Cuộc nội chiến 30 năm, đã không thất bại trong việc phân cực dân chúng trên phương diện sắc tộc, đã cản bước phát triển và phổ biến chương trình xã hội của chúng ta. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn kiên định đưa ra một quan điểm có tính nguyên tắc về tất cả những vấn đề liên quan tới giai cấp lao động, kêu gọi sự đoàn kết về những vấn đề dân tộc, bảo vệ quyền lợi của người Tamil, cùng lúc đó phản đối phương pháp của Những con hổ Tamil. Một lực lượng du kích dựa trên 18 đến 20% dân số và hơn nữa là sử dụng những biện pháp khủng bố bừa bãi không thể nào có hi vọng thắng trên mặt trận quân sự chống lại một chính quyền dựa trên 80% dân số. Đặc biệt là khi chính quyền này đang tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc – Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ – mỗi nước đều có mục tiêu riêng khi ủng hộ chính quyền đẫm máu của Rajapaksa. Không có sự ủng hộ này, đặc biệt là cung cấp cho chính quyền một sự ưu thế quân sự tuyệt đối, thật khó để quân đội Sri Lanka một mình có thể đạt được chiến thắng hoàn toàn vào tháng 5 năm 2009.

Sự kết thúc tàn bạo của cuộc chiến, với sự tàn sát bừa bãi những người Tamil vô tội và xử tử lãnh đạo của những con hổ Tamil ngay cả khi hắn ta đã đầu hàng đã khiến công luận thế giới phải ghê tởm. Sự thật đã được phơi bày bởi chính Liên hợp quốc là những đại diện của nó đã đứng nhìn khi những điều này xảy ra mặc cho sự thật là lực lượng này được cho là trung gian giữa những người còn sống sót của những con hổ Tamil và lực lượng quân đội Sri Lanka. Đang có một sự thừa nhận quốc tế ngày càng rõ rằng tổng thống và anh em của ông ta, bộ trưởng quốc phòng, là tội phạm chiến tranh. Như Pinôchê, Rajapaksa bị đe dọa với một lệnh bắt quốc tế về tội ác chiến tranh nếu như ông ta tiếp tục với chuyến thăm Luân đôn vừa qua. Điều này cũng có tác động đến những tên tư bản ủng hộ ông ta, giờ đang lo ngại những tên cầm đầu chính quyền sẽ phải ra tòa vì những tội ác này cùng lúc sự bùng nổ kinh tế ở Sri Lanka đang mất dần động lực.

Ngay cả sự tăng trưởng ở mức 6% cũng không ngăn chặn được sự giận dữ của quần chúng ngày càng tăng với vấn đề tăng giá sinh hoạt, giờ đang châm ngòi cho những cuộc đình công và biểu tình. Ngay cả khi đã trút bỏ gánh nặng là chiến tranh đã chấm dứt thì những biện pháp đàn áp của chính quyền – với những đội tử hình sử dụng chiếc “xe tải trắng” đầy kinh hãi để bắt những người đối lập và giết họ – đã vấp phải sự phản đối kịch liệt. Chính quyền đang muốn chiếm làm thuộc địa vùng phía bắc và đông Sri Lanka với những gia đình người Sinhala có quan hệ với quân đội để đưa người tới hất cẳng những cư dân địa phương người Tamil. Cùng lúc đó, sự kết thúc của chiến tranh đã dẫn tới vấn đề về của những lập trường chính trị trước đó của những tổ chức như JVP(Mặt trận giải phóng nhân dân), đã dẫn tới một sự chia rẽ và thành lập đảng Xã hội Tiền phương. Chúng ta đã thảo luận với họ nhưng chưa đạt được sự đồng thuận về quan điểm chính trị về những vấn đề cốt yếu như vấn đề dân tộc, chương trình và những sách lược có thể dùng để lật đổ chính quyền Rajapaksa. Ngay cả những nhà bình luận tư bản cũng nhận thấy tổng thống và đội ngũ cầm quyền đang hướng về hình mẫu là khu vực đông Á. Theo tờ Thời báo tài chính: “Khi không còn những cản trở trên đường phát triển. Nói cách khác, vứt bỏ mọi sự tỏ vẻ có một nghị viện thực sự và tiến hành hình mẫu kiểu Singapore – một nền độc tài với lớp vỏ ngoài “dân chủ” “

Điều này hứa hẹn sẽ va chạm với quần chúng Sri Lanka và truyền thống dân chủ của họ, đặc biệt là thông qua những công đoàn, quyền bầu cử v.v… Không phải ngẫu nhiên mà đã có những cuộc biểu tình chống lại những cáo buộc vi phạm của thành viên tòa tối cao và thẩm phán cùng luật sư đã tẩy chay những phiên tòa sau vụ tấn công một thẩm phán, tất cả chỉ ra những nghi ngờ về việc chính quyền đang đi theo con đường độc tài. Những giảng viên đại học cũng đã tiến hành đình công kéo dài để phản đối những sự tấn công vào giáo dục. Cùng lúc đó, chính quyền này là một chính quyền quân sự hóa cao nhất trong khu vực. Thành phần chóp bu của quân đội đang hành động như những đồng cấp ở Pakistan trong sự thèm khát ngày càng lớn những sân gôn, trường đua và trung tâm thương mại. Điều này sẽ châm ngòi cho một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền và cũng mở ra cơ hội cho tổ chức chúng ta phát triển, cùng với những tổ chức khác, có thể tập hợp những kinh nghiệm cách mạng vĩ đại của quần chúng Sri Lanka để tạo dựng một lực lượng mở đường cho sự thành lập XHCN trên quốc đảo này, cùng với quần chúng ở Ấn Độ có thể đưa đến một liên bang XHCN ở khu vực.

Một chính quyền khác mà dường như trong quá khứ đã trơ ra trước những sự thay đổi là Malaysia. Nó vẫn đang là một “ngôi sao” của CNTB với mức tăng trưởng 5.4% trong nửa cuối năm nay. Trong cả năm 2012, mức tăng trưởng được ước đoán vào khoảng 4.6%, một kỉ lục nhỉnh hơn nếu so với các nước châu Á khác. Thị trường chứng khoán đạt mức cao kỉ lục và có vẻ như có một sự phát triển “thịnh vượng” ở thủ đô Kuala Lumpur. Tuy nhiên, một sự giảm tốc là không tránh khỏi ở Malaysia, bởi sự sụt giảm mức tăng trưởng ở Trung Quốc, quốc gia mà nước này lệ thuộc vào về mặt kinh tế như hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Malaysia và cả châu Á sẽ không miễn nhiễm với những tác động của cuộc khủng hoảng ở vùng đồng Euro. Sự dễ tổn thương của Malaysia từ những cú sốc bên ngoài đã được thể hiện rõ khi giá dầu cọ – sản phẩm xuất khẩu chính của nước này – lao dốc bởi vì sự sợ hãi cung sẽ vượt cầu. Chính quyền sẽ bị buộc phải thắt chặt chi tiêu và sẽ gây tác động tới đời sống xã hội

Một cuộc bầu cử phải được tiến hành không trễ hơn tháng 4 năm 2013. Như những cuộc bầu cử trước đó, tiền mua chuộc đã được sử dụng bởi chính quyền. Điều này được dùng để đối phó với mối đe dọa từ phe đối lập Pakatan Rakyat (liên minh nhân dân) trong cuộc bầu cử tới. Liên minh cầm quyền đứng đầu bởi UMNO (Tổ chức quốc gia đoàn kết Malay) mất 2/3 đa số trong nghị viện lần đầu tiên trong cuộc bầu cử năm 2008. Chính vì thế có khả năng phe đối lập sẽ chiến thắng và điều này sẽ mở ra một tình hình hoàn toàn mới ở Malaysia. Đất nước này đã nằm trong tay liên minh cầm quyền kể từ khi giành được độc lập từ nước Anh vào năm 1963, để củng cố quyền lực nó đã dùng sự chia rẽ sắc tộc bằng cách sử dụng đa số người gốc Malay chống lại người gốc Trung Quốc và Ấn Độ. Chính sách nêu trên và tình hình kinh tế khó khăn hơn sẽ không ổn trong hiện tại. Trong giai đoạn mới này, những cơ hội lớn sẽ đến với phân nhánh CWI ở đây, tuy nhỏ nhưng là một nhóm những đồng chí rất ấn tượng. Chúng ta đang cố hoạt động trong những tổ chức rộng hơn để mở mang tầm ảnh hưởng của mình.

Hơn thế nữa, chúng ta phải mang tư tưởng của mình tới cả khu vực, đặc biệt là Indonesia và Philippin, đây là một nhiệm vụ được những đồng chí ở Malaysia và Úc đồng tâm thực hiện cùng sự giúp sức của các đồng chí khác ở trong khu vực. Như ở châu Phi, tạo dựng một nền móng vững chắc ở khắp châu Á là một mục tiêu tối thượng của CWI. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã chỉ rõ rằng châu Á là một khu vực chìa khóa – còn quan trọng hơn cả châu Âu, về chiến lược và kinh tế – như chuyến thăm đầu tiên của Obama sau khi đắc cử là đến khu vực này. Điều này phần nào tái khẳng định sự đánh cược về kinh tế của đế quốc Mỹ vào khu vực này và cũng đồng thời như một lời cảnh báo đến Trung Quốc về sự quan trọng của những lợi ích quân sự chiến lược của Mỹ tại đây. Mỹ cảm thấy sự cần thiết của việc này bởi sự khẳng định quân sự của Trung Quốc thông qua cuộc đụng độ hải quân với Nhật Bản trước quần đảo tranh chấp không người ở. Kết quả của việc này và những cuộc đụng độ trước đây với Trung Quốc là Nhật Bản đang xây dựng lại quân đội vì lý do “duy nhất là phòng thủ”! Điều này có nghĩa là châu Á sẽ trở thành một sân khấu mới và nguy hiểm của xung đột quân sự với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và khả năng nổ ra xung đột công khai, khi mà những thế lực tham gia sẵn sàng đối đầu với nhau, với vũ khí nếu cần thiết, để gia tăng ảnh hưởng, quyền lực và tham vọng kinh tế. Chúng ta phải phản công bằng sự nhấn mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực và thúc đẩy tư tưởng của một liên bang xã hội chủ nghĩa ở trong vùng.

Trung Quốc

Trung Quốc là người khổng lồ của châu Á, cường quốc thứ 2 thế giới sau Mỹ. Cách mà nó phát triển sẽ tạo ra một sự ảnh hưởng, có lẽ là quyết định, cho cả khu vực và thế giới. Và Trung Quốc chắc chắn đang ở một ngã rẽ, như giới cầm quyền thượng đẳng hiểu rất rõ. Cũng như nhiều nhóm cầm quyền trong lịch sử, đám này nhận thấy những căng thẳng đầy mâu thuẫn đang sưng lên từ bên dưới và không chắc chắn là làm sao để đối phó với chúng. Những học giả Trung Quốc mô tả tình hình hiện tại cho từ Economist là “bất ổn ở vùng gốc, chán ngán ở tầng giữa và vượt ngoài kiểm soát ở tầng đỉnh”. Nói cách khác, những nguyên liệu của một cuộc cách mạng đang nung nấu ở Trung Quốc tại thời điểm này. Mức tăng trưởng thần kì 12% đã là chuyện quá khứ. Nó như là một chiếc xe bị kẹt trong tuyết: bánh xe thì quay mà xe không thể tiến lên. Tăng trưởng có lẽ đã co lại chỉ còn khoảng 5% đến 7%. Chính quyền cho rằng đã có một sự “phục hồi” nhất định nhưng không mong chờ trở lại tăng trưởng 2 con số. Điều này sẽ tự động ảnh hưởng tới những quan điểm cho kinh tế thế giới. Một mức tăng trưởng trên 10% chỉ có thể đạt được khi đã bơm một lượng khổng lồ nguồn lực, có thời điểm đã đạt tới mức khổng lồ và không có tiền lệ là 50% GDP đầu tư vào công nghiệp. Điều này chính nó đã tạo ra những bất mãn: oán giận sự bất bình đẳng ngày càng cao và sự hủy hoại môi trường cùng với việc đất công bị chiếm phi pháp bởi những cán bộ tham lam.

Những điều trên và điều kiện ở những xưởng bóc lột tàn tệ trong nhiều nhà máy đã tạo ra sự chống đối mạnh mẽ từ dân chúng với 180,000 cuộc biểu tình công khai trong năm 2010 – và nó đã tăng lên trong những năm qua – so với ước tính chính thức là 40,000 trong năm 2002. Sự xóa bỏ bảo đảm việc làm ổn định và công kích nhằm vào hệ thống y tế và giáo dục đã châm thêm sự bất mãn. Điều này đã làm giới lãnh đạo phải đưa ra lại bảo hiểm y tế ít ỏi. Làm sao để đối phó với ngọn núi lửa chực chờ và con đường nào để đi cho nền kinh tế ám ảnh giới lãnh đạo Trung Quốc. Làng Wukan nổi dậy một năm trước và đã thành công trong việc chiến đấu một cuộc chiến dài hơi với cảnh sát để lấy lại đất đai đã bị cướp bởi bộ máy quan liêu địa phương. Đó chỉ là những triệu chứng của phần chìm của tảng băng ở Trung Quốc, một cuộc nổi dậy từ lòng đất có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp này, quan chức địa phương đã rút lui nhưng những người tham gia biểu tình cũng không tiếp tục phong trào của họ. Có vẻ như sự việc này và nhiều vụ khác là “những cuộc nổi dậy nhỏ đang tiếp tục sục sôi khắp Trung Quốc” [Thời báo tài chính]

Nhiều nhân vật chính trong những cuộc biểu tình ngây thơ tin rằng nếu những quan lớn ở Bắc Kinh biết được mức độ tham nhũng, chúng sẽ can thiệp và giải quyết nó. Một thứ tương tự như vậy đã diễn ra ở Nga dưới thời chủ nghĩa Stalin. Quần chúng lúc đầu thường bỏ qua Stalin khỏi những trách nhiệm của tham nhũng mà ông ta “không hay biết”. Tất cả đều là tội ác của đội ngũ quan liêu địa phương chứ không phải của chính Stalin. Nhưng sự bắt giữ Bạc Hi Lai và xét xử vợ của hắn ta đã giúp xua đi những ảo tưởng trên. Ông ta đã bị tố cáo đã lạm dụng chức vụ để vơ vét một khối tài sản khổng lồ, nhận những khoản “hối lộ khủng” và thăng chức những người thân tín vào chức vụ cao. Bạc là thành viên của đội ngũ thượng đẳng – là con ông cháu cha của một lãnh đạo cuộc cách mạng Trung Quốc – bị tố cáo đồng lõa giết người, hối lộ và tham nhũng lớn. Điều này tự nhiên sẽ đưa tới câu hỏi làm sao hắn ta có thể thoát được trong chừng ấy thời gian. Trong thực tế, không phải vì những tội trên – mặt dù thực sự là như vậy – đã dẫn tới sự bắt giam và phiên tòa treo mà vì hắn đại diện cho mối hiểm họa với hàng ngũ thượng đẳng – bằng cách vượt ra khỏi ‘vòng tròn kì diệu’ này và tiến hành chiến dịch tranh cử vào bộ chính trị. Nguy hiểm hơn nữa là hắn ta đã khơi lại những phát biểu cấp tiến kiểu chủ nghĩa Mao, liên hệ với cuộc “cách mạng văn hóa”. Làm như vậy, hắn ta có thể đã vô tình phóng thích những lực lượng mà hắn không có khả năng kiểm soát, có thể sẽ đi xa hơn và đòi hỏi hành động chống lại sự bất công của chính quyền. Và ai biết được mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào?

Chính quyền Trung Quốc đang ở trong khủng hoảng. Nó đang bị chia rẽ bởi những bước đi kế tiếp – đặc biệt là liên quan tới nền kinh tế – sẽ phải chọn đường nào. Một con ông cháu cha bình luận trên tờ Thời báo tài chính một cách hung bạo: “Thời kì tốt nhất của Trung Quốc đã qua rồi và cả hệ thống phải được đại tu”. Những nhà bình luận tư sản trong những tạp chí như Economist, thời báo tài chính, thời báo New York v.v… gần đây đã dùng tới khái niệm chúng ta đã dùng để mô tả Trung Quốc là “Chủ nghĩa tư bản nhà nước”. Chúng không thêm vào điều khoản mà chúng ta dùng: “tư bản nhà nước, với những nét đặc trưng”. Điều này cần thiết để tách chúng ta ra khỏi sự phân tích thô kệch của SWP và những nhóm khác khi đã mô tả một cách sai lầm nền kinh tế có kế hoạch trong quá khứ theo khái niệm đó. Có một sự đồng thuận hoàn toàn trong hàng ngũ của chúng ta về hướng đi của Trung Quốc. Khu vực tư bản đã lớn mạnh bằng sự thu hẹp của những tập đoàn nhà nước trong quá khứ. Nhưng gần đây, đặc biệt là từ gói kích thích kinh tế trong năm 2008, đã có một sự tái tập trung nhất định với quyền lực kinh tế có xu thế tập trung nhiều hơn ở khu vực nhà nước, nhiều đến mức những tập đoàn nhà nước đang nắm giữ tài sản có giá trị tới 75% tổng GDP. Mặt khác, báo Economist mô tả Trung Quốc theo lối sau: “Những chuyên gia bất đồng quan điểm về việc nhà nước đang nắm giữ một nửa hay 1/3 sản lượng kinh tế, nhưng đồng ý rằng nó thấp hơn 2 thập kỉ trước. Trong nhiều kể từ cuối những năm 90 những tập đoàn nhà nước tỏ ra đang ở thế rút lui. Số lượng giảm (đến khoảng 114,000 trong năm 2010, trong số đó có 100 công ty lớn nhất quốc gia được điều hành tập trung) và mức sử dụng lao động giảm. Nhưng hiện tại, tuy số lượng công ty tư nhân tiếp tục tăng nhưng sự rút lui của nhà nước đã chậm lại và trong một số ngành, quay ngược lại tăng lên”.

Rõ ràng là một cuộc thảo luận dữ dội đang diễn ra sau những cánh cửa đóng kín trong bè lũ thượng đẳng. “Phe cải cách” muốn một chương trình quyết đoán hơn để giải thể khu vực nhà nước và xích lại gần hơn với “thị trường”. Chúng đang đề xuất phá bỏ những chướng ngại còn tồn tại đối với sự tham gia và hoạt động của tư bản nước ngoài. “Nhà lãnh đạo” mới Tập Cận Bình, mặc cho câu thần chú hình thức là “CNXH với tính chất Trung Quốc” được đồn là ủng hộ phe cải cách. Mặt khác, những người đề xuất một sự mở cửa cả trong nền kinh tế cùng với những cải cách “dân chủ” hạn chế, có vẻ như đã bị cho ra rìa. Những nghiên cứu về cách mà những nền độc tài trong quá khứ như ở Hàn Quốc đã khống chế sự “chuyển tiếp lạnh” đến “nền dân chủ”. Những điều đó đã diễn ra khi sự phát triển bùng nổ chưa cạn kiệt và cả trong bối cảnh của những phong trào đại chúng. Cuộc “chuyển tiếp” của Trung Quốc được đề xuất giữa một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Giới cầm quyền Trung Quốc được đồn rằng đang học tập ngấu nghiến vai trò của Gốp-ba-chốp ở Nga. Hắn ta bắt đầu với ý định “cải tổ” hệ thống và kết thúc bằng việc trông coi sự giải thể của nó. Những sự cải tổ nghiêm trọng từ phía trên sẽ kích hoạt cách mạng từ phía dưới ở Trung Quốc hiện nay. Cũng không thể loại trừ khả năng một thời kì của “nền dân chủ” rất yếu kém – nhưng với quyền lực vẫn nằm trong tay những lực lượng cũ, như ở Ai Cập ngày nay với quân đội và phong trào Huynh đệ Hồi giáo( Muslim Brotherhood) nắm quyền – có thể sẽ thành lập sau một cuộc chấn động cách mạng ở Trung Quốc. Nhưng điều đó chỉ là một màn dạo đầu cho một trong những phong trào đại chúng lớn nhất trong lịch sử. Tổ chức của chúng ta đã đạt được những thành tựu diệu kì và chúng ta phải xây dựng trên cơ sở đó để chuẩn bị cho những sự kiện vĩ đại trước mắt.

Mỹ Latinh

Mỹ Latinh đã không ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời gian gần đây. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước lớn như Braxin, Ác-hen-ti-na, Chi lê là dựa trên xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc và các nước châu Á khác. Như Braxin đã chỉ ra, sự giảm tốc của kinh tế các nước đó giờ đang kéo tụt những nền kinh tế ở châu Mỹ Latinh. Sự phụ thuộc ngày càng cao vào xuất khẩu hàng hóa như đậu nành, đồng, ga v.v… đã làm suy yếu nền móng công nghiệp ở Braxin và nhiều nước khác. Họ sẽ bước vào một giai đoạn mới của khủng hoảng kinh tế với một nền móng kinh tế nội địa yếu hơn.

Làn sóng đình công quét qua Braxin khi nền kinh tế giảm tốc cũng đã phản chiếu ở các nước như Ác-hen-ti-na và ngay cả Bôlivia. Trong thời gian kinh tế tăng trưởng, công nhân có thêm sự tự tin bởi vì không có sự đe dọa của thất nghiệp hàng loạt. Công nhân ở Braxin đòi hỏi được chia phần của họ từ những khoản lợi nhuận. Sự thay đổi tình hình kinh tế ở Mỹ Latinh đã mở ra một giai đoạn đấu tranh mới của quần chúng. Cuộc tổng đình công gần đây ở Ác-hen-ti-na đã minh họa sống động cho bước phát triển này. Chilê, vốn là hình mẫu kinh tế, đã rung chuyển trước cơn chấn động xã hội của phong trào sinh viên và thanh niên. Chính nó đã biến đổi tình hình xã hội và chính trị ở đó.

Đã có một cuộc khủng hoảng lan rộng của những đảng phái cánh hữu truyền thống của CNTB ở nhiều nước. Giai cấp thống trị ở nhiều nước đã bị buộc phải dựa vào những phong trào “dân tộc chủ nghĩa cấp tiến” hoặc những đảng công nhân cũ như PT(đảng Công nhân) ở Braxin. Tuy nhiên. Cristina ở Ác-hen-ti-na và Dilma đang bị buộc phải tấn công giai cấp lao động khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu tấn công Mỹ Latinh. Trong khi PSOL(đảng XHCN và Tự do) tiếp tục tồn tại và là một khu vực quan trọng đối với hoạt động của chúng ta, nó vẫn còn là một câu hỏi liệu lực lượng này sẽ phát triển như thế nào. Những thành tựu đạt được của đảng này trong cuộc bầu cử vừa qua đã mở ra một cuộc khủng hoảng mới trong nội bộ vì cánh hữu của đảng đã chọn kí kết thỏa thuận với những đảng tư sản.

Một giai đoạn mới đã mở ra với các nước vùng núi Andes. Chiến thắng trong cuộc bầu cử của Chavez ở Venezuela, điều chúng ta chào mừng, không có nghĩa là một sự tiếp nối đơn giản của tình hình dưới những chính quyền trước đó của Chavez. Trong khi công nhân và quần chúng tập hợp quanh Chavez để đánh bại đám tư sản cánh hữu, đang có một sự bất bình và giận dữ ngày càng lớn đối với những yếu kém của chính quyền Chavez. Một giai đoạn mới của đấu tranh và phân biệt trong chính phong trào ủng hộ Chavez (Chavista) sẽ mở ra, cho lực lượng nhỏ của chúng ta, đang chiến đấu trong sự cô lập, những cơ hội mới để đạt được những thành tựu quan trọng. Chính quyền Morales ở Bôlivia đã ngày càng tiến về phía cánh hữu kể từ năm 2008 và đã tấn công một vài nhánh của giai cấp lao động. Ở cả Venezuela và Bolivia, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta là xung kích ra lời kêu gọi tạo dựng một phong trào độc lập và những tổ chức của công nhân và thanh niên. Những sự kiện ở châu Mỹ Latinh sắp tới sẽ cho chúng ta cơ hội để củng cố và xây dựng lực lượng.

Viễn cảnh

4 đến 5 năm trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tàn khốc, chúng ta có thể kết luận rằng có những viễn cảnh thuận lợi cho sự lớn mạnh của CWI.Với sự khẳng định cần thiết rằng ý thức – là quan điểm của giai cấp lao động – chưa bắt kịp với tình hình khách quan, nó vẫn có thể được mô tả là tiền cách mạng, đặc biệt là khi nhận xét trên phạm vi thế giới. Lực lượng sản xuất không tiến lên mà đình trệ và suy tàn. Điều này đi kèm với sự phân hóa xã hội nhất định của những phân nhánh của giai cấp lao động và người nghèo. Cùng lúc đó, những tầng lớp mới của giai cấp lao động cũng như một phần của giai cấp trung lưu đang được hình thành – vô sản hóa – thúc ép phải sử dụng những phương pháp của giai cấp lao động như đình công và tổ chức trong những công đoàn. Sức mạnh tiềm tàng của giai cấp lao động vẫn còn nguyên, mặc dù bị cản trờ và suy yếu bởi sự lãnh đạo cánh hữu của các công đoàn cũng như bởi các đảng dân chủ xã hội và đảng cộng sản.

Chúng ta đã giữ vững và trong một số trường hợp đã củng cố mạnh mẽ vị thế của chúng ta về mặt thành viên và đặc biệt là sự gia tăng ảnh hưởng trong phong trào lao động. Nhưng có rất nhiều công nhân đồng tình và đang theo dõi chúng ta, và trên cơ sở những sự kiện và hoạt động của ta mà có thể gia nhập. Chúng ta ngẩng cao đầu chuẩn bị cho những sự bứt phá quan trọng – kể cả sự nhảy vọt trong số thành viên – ở một số quốc gia, như được chỉ ra bởi những phân tích ở trên. Chúng ta phải đối mặt với tình hình bằng cách rèn luyện và chuẩn bị đội ngũ nòng cốt của chúng ta cho thời kì náo động tới khi mà những cơ hội to lớn sẽ xuất hiện để làm vững chắc những tổ chức và đảng phái của CWI và toàn thể Quốc tế.

Đoàn kết với công nhân Hualon đang đình công! Solidarity with striking Hualon workers!

Hualon workers at meeting - CWI Taiwan

Hualon workers at meeting – CWI Taiwan

Sự bóc lột khủng khiếp suốt hàng chục năm gắn liền với lợi nhuận khổng lồ cho chủ công ty Hualon. Đó là lý do hàng trăm công nhân ở nhà máy của Hualon tại tỉnh Miaoli đang đình công và chiếm đóng nhà máy để đấu tranh cho những đòi hỏi hết sức khiêm tốn của họ

Điều kiện làm việc như là địa ngục trần gian cho những công nhân này, hầu hết họ là phụ nữ vào khoảng 50 tuổi. Tất cả mọi người đều làm thêm giờ, một số người phải di chuyển hàng trăm bó chỉ khoảng 40kg. Một ngày làm việc 12 tiếng là trung bình để đạt được năng suất 130% và chỉ có 3 ngày nghỉ trong vòng một tháng

Mặt khác, nhà máy này thuộc về một tập đoàn xuyên quốc gia là một trong những công ty tư nhân lớn nhất Đài Loan, công ty này có nhiều cơ sở sản xuất lớn ở Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản… Công ty tự nhận có được 4.3 tỉ Đài tệ (hơn 140 triệu đô la Mỹ) lợi nhuận hàng năm và chủ của công ty sống như trên thiên đường, cách xa cuộc sống của một người công nhân bình thường

Trong vòng 15 năm qua, những sự công kích ác liệt từ phía chủ công ty Hualon chưa bao giờ dứt. Kể từ năm 1997, công ty đã ngừng mọi sự tăng lương và rồi kể từ đầu năm 2000 công ty đã dừng trả tiền thưởng hàng năm và cắt giảm lương. Chị Chiu – người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh cho công nhân phải tự tử vì sức ép của ban quản lý.

Đứng trước sự tấn công không ngừng của chủ hãng, công nhân đang tái tổ chức đấu tranh với quyết tâm đưa cuộc đấu tranh tiến lên. Công nhân cũng đã thử kêu gọi chính quyền trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc vào ngày 25 tháng 6 nhưng đã sớm nhận ra rằng chính quyền không chỉ không trả lời mà còn gửi cảnh sát đến đàn áp cuộc biểu tình trước ngôi nhà xa xỉ của tên chủ hãng vào ngày 26 tháng 6

Chúng tôi đồng ý với phát biểu của một công nhân “Bây giờ tôi đã hiểu rằng chính quyền và luật pháp đều đứng về phía bọn chủ”. Nhận xét này đã tóm gọn vai trò của những thành phần khác nhau của hệ thống tư bản – đặt lợi nhuận lên trên hết. Chính quyền đã cho phép những doanh nghiệp lớn hoạt động với sự bóc lột công nhân tàn tệ hàng chục năm trời hòng có được sự hỗ trợ về mặt chính trị của những thế lực giàu có và hùng mạnh này để rồi cuối cùng cả hai cùng có lợi !

Những người công nhân, hơn ai hết, sẽ thấy được những kẻ thù thật sự này như một lực lượng thống nhất của sự đàn áp. Để chống lại kẻ thù thống nhất, chúng ta cũng phải đoàn kết các lực lượng chúng ta có thì mới có thể chiến thắng. Những bài học có thể được rút ra từ những cuộc đấu tranh của công nhân khác, điển hình là từ chiến thắng của công nhân nhà máy Hualon ở Malaysia vào năm 2008

Khi chủ hãng Hualon tấn công quyền lợi của công nhân, pháp luật đứng về phía chủ và không có công đoàn nào tổ chức cho công nhân ở đó, những công nhân ở Malaysia đã thành lập Ủy ban công nhân Hualon. Ủy ban này đã làm chiến dịch để kêu gọi liên kết hành động của công nhân bản xứ và công nhân nhập cư để tạo một sức ép lớn để nâng cao những yêu sách của công nhân. để cải thiện điều kiện làm việc cho mọi công nhân. Công nhân cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ những công đoàn khác và những người dân trong cộng đồng. Đây là những điểm quan trọng để giữ vững và leo thang cuộc đấu tranh đi đến chiến thắng

Sự thành công này cho chúng ta những bài học quan trọng mà công nhân ở nhà máy Hualon Đài Loan có thể dùng để đưa ra những yêu sách bức thiết để tạo bước tiến cho cuộc đấu tranh. Đó là đoàn kết công nhân nhập cư và công nhân bản xứ, thành lập những ủy ban công nhân mang tính dân chủ để chỉ đạo cuộc đình công và đưa ra quyết định với sự tham gia tích cực của toàn thể công nhân, và cuối cùng là xây dựng sự ủng hộ của những công nhân ở nhà máy khác và dân cư địa phương để bảo vệ cuộc đình công.

Chủ hãng đã tuyên bố phá sản nhưng đó là một trò lừa bịp bởi vì hắn vẫn đang sống xa hoa và đang bắt đầu một nhà máy nữa ở Việt Nam. Hắn ta đang tìm cách bán tất cả máy móc, nhà xưởng để trả nợ nhưng công nhân sẽ không được một xu nào!

Đó là lý do chúng tôi kêu gọi phải bảo vệ cuộc đình công và leo thang đấu tranh để có thể đòi được những yêu sách của công nhân. Chúng tôi kêu gọi một mặt trận bảo bệ đình công để mở rộng sự ủng hộ cho cuộc đình công và ngăn chủ xưởng thanh lý toàn bộ nhà xưởng!

Chúng tôi – Ủy ban Công nhân Quốc tế (CWI)– sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc đình công với sự tham gia trực tiếp của thành viên CWI ở Đài Loan cũng như kêu gọi đoàn kết từ tất cả các chi nhánh của CWI trên toàn thế giới.

 Chúng tôi đòi hỏi:

  •  Bảo vệ cuộc đình công ! Tham gia vào mặt trân bảo vệ đình công !
  •  Một ủy ban công nhân được bầu bởi công nhân và nằm dưới quyền bãi miễn của công nhân. Tất cả đại diện công nhân sẽ nhận mức lương trung bình của công nhân
  •  Quốc hữu hóa công ty trên để bảo đảm việc làm, lương bổng và tiền nghỉ hưu cho công nhân. Sự kiểm soát dân chủ của công nhân đối với nhà xưởng
  •  Mở sổ sách của công ty cho sự xét duyệt của công nhân và người dân nói chung.
  •  Quyền lợi của công nhân nhập cư được gia nhập và tổ chức trong công đoàn
  •  Đoàn kết giữa công nhân nhập cư và công nhân bản xứ. Lương bổng và điều kiện công bằng cho tất cả
  •  Đoàn kết quốc tế của tất cả công nhân chống lại sự bóc lột của tư bản

CWI ở Đài Loan:

http://socialisttw.blogspot.tw/twsocialist@gmail.com

Liên hệ Hsiangkai qua số 0952610360 ( Nói tiếng Trung và tiếng Anh)

Solidarity with Hualon textile workers in Taiwan !

Horrendous exploitation for more than a decade goes hand in hand with huge profits for Hualon’s boss. This is why three hundred of workers in Hualon’s factory in Miaoli are going on strike and occupy the factory to struggle for some of their modest demands.

Working conditions are hell on earth for the workers, most of them are women at their 50s. Everyone had to work over-time; some had to move hundreds of 40kg bundles of yarn. A 12-hour-working-day is average in order to meet the 130% productivity, and there were only 3 days off in a month.

On the other hand, this factory belongs to a multinational corporation which is one of Taiwan’s largest private enterprises and also has many big production sites in Vietnam, Malaysia, Japan… It claimed to have NTD 4.3billion (more than USD 140million) in profit per annum and its boss live in a distant heaven compare to any ordinary worker’s life.

In the past 15 years, the bloody attacks from the owners of Hualon have never stopped. Since 1997 the company has stopped any payrise and then stopped paying annual bonuses plus cutting wages in early 2000s. Workers’ leader Chiu who led the struggle had to commit suicide after coping the pressure from management.

Facing increasing attacks from the bosses, workers are reorganising with determination to take the struggle forward. Workers have tried to appeal the government in a protest in Taipei on 25 June but soon realised that the government not only did not respond but also sent police to repress their protest on 26 June in front of the boss’s luxurious villa.

We agree with one of the workers who said “ Now I understand that the government and the law are all on the bosses’ side “. This has summed up the role of different parts of the capitalist system that puts profits before everything else. The government has allowed big businesses to operate with extreme exploitation for decades in order to get political support from these wealthy and powerful which eventually will benefit them all!

The workers, more than anyone, would see these real enemies as a united force of repression. In order to fight a united enemy we should also join our forces to win the struggle. Lessons can be learned from other worker struggles for example the victory of the Hualon’s workers in Malaysia in 2008

When Hualon’s bosses were attacking their rights, industrial law is in favor of the boss and no union organising them, the workers in Malaysia formed a Committee of Hualon Workers (CHW). This committee has been campaigning to unite local workers and migrant workers in action to create huge pressure that can be used to step up the demands for even better conditions for all workers. Workers also looked for help from other unions and members of the community. These are important to sustain and escalate the struggle for victory

This success gives us important lessons for the struggle at Hualon factory in Taiwan that the workers can use to raise some of the immediate demands to take struggle forward. It is to unite migrant and local workers, to establish democratic workers’ committee to coordinate the strike and make decision with the active participation of all workers and last but not least building the support of other workers in different factories and local residents to defend the strike.

The boss has declared bankruptcy but it’s just a lie because he is still having luxurious life and starting another factory in Vietnam. He is trying to sell all machines and land to pay debts but workers will get nothing!

This is why we say we have to defend the strike and escalate it to win workers’ demands. We call for a Strike Defence Front to expand the support for the strike and stop the boss from liquidating the factory’s assets!

We- the CWI – will continue to support the strike with participation from CWI in Taiwan as well as solidarity support from all sections of the CWI around the world.

We demand:

  • Defend the strike! Join the Strike Defence Front!
  • For a worker’s committee that is elected and subject to recall by workers. All representatives will receive average wage of the workers.
  • Nationalize the company to guarantee jobs, pensions and owed wages. Worker’s democratic control over the factory.
  • Demand the company’s books are open to representatives of the workers and topublic inspection
  • The right for migrant workers to join and organize union.
  • For solidarity between migrant workers and local workers. Equal wages and conditions for all.
  • For international solidarity of all workers against capitalist exploitation.


CWI in Taiwan

http://socialisttw.blogspot.tw/ twsocialist@gmail.com

Contact Hsiangkai via 0952610360 (He speaks Chinese & English)

Lao động làm thuê và Tư bản – Wage labour and Capital

Wage Labour Capital

Wage Labour Capital

Karl Marx – Bản dịch từ http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/lao_dong_lam_thue_va_tu_ban/index.htm

LỜI TỰA CỦA ENGELS CHO BẢN TIẾNG ANH NĂM 1891

Cuốn sách nhỏ này xuất hiện lần đầu dưới dạng một loạt bài báo, được đăng trên tờ “Neue Reinische Zeitung”, bắt đầu từ ngày 4 tháng Tư 1849. Phần nội dung được lấy từ các bài thuyết trình mà Marx đọc trước Câu lạc bộ Công nhân Đức ở Brussels hồi năm 1847. Loạt bài báo đó không bao giờ được hoàn thành. Lời hẹn “còn tiếp” ở cuối bài viết đăng trên số 269 đã không được thực hiện, do một loạt sự kiện xảy ra vào thời gian đó – quân Nga tiến vào Hungary, các cuộc khởi nghĩa ở Dresden, Iserlohn, Elberfeld, Pfalz và Baden – dẫn đến việc tờ báo bị đình bản vào ngày 19 tháng Năm 1849. Và trong các giấy tờ mà Marx để lại, người ta không tìm thấy bản thảo nào viết tiếp loạt bài kia.

“Lao động làm thuê và Tư bản” đã vài lần được in ra dưới dạng ấn phẩm độc lập, bản mới nhất là của Hiệp hội Hợp tác In ấn Thụy Sĩ, ở Hottingen-Zurich năm 1884. Từ trước tới nay, các bản in đều theo đúng nguyên văn và cách diễn đạt của loạt bài báo gốc. Nhưng vì có ít nhất 10.000 bản in của lần xuất bản này sẽ được dùng làm sách tuyên truyền, nên có một vấn đề mà tôi buộc phải giải quyết: liệu bản thân Marx, trong tình hình hiện nay, có chấp nhận việc in lại nguyên văn bản gốc, mà không thay đổi gì?

Trong những năm 40, Marx vẫn chưa hoàn thành sự phê phán của mình với kinh tế chính trị học. Việc đó chỉ kết thúc vào cuối thập niên 50. Do đó, những tác phẩm mà Marx viết trước khi phần đầu của cuốn “Phê phán kinh tế chính trị học” được hoàn tất, đều có một số điểm lệch lạc so với những cuốn được ra đời sau năm 1859; đứng trên quan điểm của các trước tác về sau, thì các tác phẩm thời kì trước còn có những thuật ngữ và câu không thật chính xác, thậm chí là sai. Giờ đây, tất nhiên là với những lần xuất bản thông thường, dành cho quảng đại quần chúng, thì cái quan điểm ban đầu ấy vẫn có ý nghĩa của nó; đó là một phần trong quá trình phát triển tư tưởng của người viết, và tác giả cũng như công chúng tất nhiên có quyền in lại nguyên văn bản gốc. Trong trường hợp đó, tôi sẽ không nghĩ đến việc thay đổi văn bản, dù chỉ một từ. Nhưng lần xuất bản này thì khác, vì nó gần như được dành riêng cho mục đích tuyên truyền. Ở trường hợp này, bản thân Marx hẳn sẽ đem tác phẩm cũ – từ năm 1849 – kết hợp hài hòa với quan điểm mới của mình; và tôi chắc rằng mình đang làm theo tinh thần của ông, khi đưa vào lần xuất bản này một số sửa đổi và bổ sung cần thiết, để đạt được mục tiêu nói trên ở tất cả những điểm chủ yếu.

Vì thế, tôi xin nói ngay với độc giả: cuốn sách này không phải đúng với những gì Marx đã viết vào năm 1847, mà là gần đúng với những gì Marx sẽ viết ở năm 1891. Hơn nữa, có rất nhiều ấn bản in theo đúng bản gốc đang được lưu hành; thế nên các bản đó vẫn được coi là đầy đủ, cho đến lúc tôi có thể in lại chúng trong thời gian tới, khi xuất bản toàn bộ các tác phẩm của Marx.

Những sửa đổi của tôi tập trung vào một điểm. Theo bản gốc, công nhân bán lao động của mình để được nhà tư bản trả tiền lương; còn theo bản hiện nay, anh ta bán sức lao động của mình. Và về sự thay đổi đó, tôi phải đưa ra lời giải thích: với công nhân là để họ hiểu rằng, ở đây chúng tôi không chơi chữ hay là thay từ tráo ý, mà đang giải quyết một trong những điểm quan trọng nhất của toàn bộ kinh tế chính trị học; còn với các nhà tư sản thì là để họ tin rằng: những công nhân không được giáo dục kia có thể dễ dàng nắm bắt những phân tích kinh tế khó nhất, như thế là họ còn giỏi hơn cả những người “có học” chúng ta, vì chúng ta suốt đời cũng không giải quyết được những vấn đề phức tạp đó.

Kinh tế chính trị học cổ điển1* đã mượn của thực tiễn công nghiệp cái quan điểm phổ biến của nhà sản xuất, đó là: ông ta mua lao động của công nhân, và trả tiền cho nó. Quan niệm này khá hữu dụng cho mục đích kinh doanh, tính toán giá cả và sổ sách của nhà công nghiệp. Nhưng khi được đưa vào kinh tế chính trị học một cách hồn nhiên, thì ý kiến đó lại tạo ra những điều sai sót và lẫn lộn thực sự kì quái.

Kinh tế chính trị học nhận thấy một sự thật hiển nhiên là: giá của mọi hàng hóa, trong đó có cả cái gọi là “lao động”, đều liên tục thay đổi; chúng lên và xuống do tác động của những điều kiện hết sức khác nhau, mà những điều kiện này thường chẳng liên quan gì đến bản thân sự sản xuất hàng hóa, thế nên giá cả dường như thường được qui định một cách ngẫu nhiên. Thế nên, ngay khi phát triển thành một môn khoa học, thì một trong những nhiệm vụ đầu tiên của kinh tế chính trị học là: tìm ra cái qui luật ẩn đằng sau sự ngẫu nhiên hình như đang quyết định giá của hàng hóa, cái đang thực sự điều khiển tính ngẫu nhiên ấy. Giữa sự bập bềnh nay lên mai xuống của giá cả hàng hóa, người ta tìm kiếm một tâm điểm, mà những dao động diễn ra xung quanh nó. Tóm lại, bắt đầu từ giá cả của hàng hóa, kinh tế chính trị học đi tìm giá trị của hàng hóa, như là một qui luật điều tiết; nhờ qui luật đó, mọi sự dao động của giá cả đều có thể được giải thích và được qui về một mối.

Và như thế, người ta tìm ra rằng giá trị của hàng hóa được qui định bởi mức lao động có trong hàng hóa ấy, và là mức lao động cần thiết để sản xuất ra nó. Với lời giải thích ấy, kinh tế chính trị học cổ điển đã thỏa mãn rồi. Và trong lúc này, chúng ta cũng có thể dừng ở điểm đó. Nhưng để tránh những hiểu lầm, tôi phải nhắc độc giả rằng: hiện nay, cách giải thích đó đã trở nên hoàn toàn không đầy đủ. Marx là người đầu tiên nghiên cứu kĩ lưỡng về lượng lao động cấu tạo nên giá trị, và thấy rằng: không phải tất cả lao động cần thiết (trên bề ngoài hay thậm chí là trong thực tế) để sản xuất hàng hóa đều được chuyển thành lượng giá trị tương ứng, dù là dưới điều kiện nào. Vì thế, nếu ngày nay, chúng ta nói ngắn gọn với các nhà kinh tế như Ricardo chẳng hạn, rằng: giá trị của hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó; thì điều đó có nghĩa là: chúng ta luôn ngầm nhắc đến những hạn chế và hoài nghi mà Marx đã đưa ra. Chừng đó là đủ cho mục đích hiện tại của chúng ta rồi; có thể tìm thấy nhiều thông tin khác nữa trong cuốn “Phê phán Kinh tế chính trị học” của Marx, ra đời năm 1859, và trong tập I của bộ “Tư bản”.

Nhưng ngay khi các nhà kinh tế học áp dụng qui luật “lao động quyết định giá trị” vào chính hàng hóa “lao động”, thì họ lại rơi vào một mâu thuẫn khác. Giá trị của “lao động” được qui định như thế nào? Thì bởi mức lao động có bên trong nó. Nhưng mức lao động có bên trong sự lao động của một công nhân, trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm, thì là bao nhiêu? Nếu lao động là thước đo của mọi giá trị, thì ta có thể biểu diễn “giá trị của lao động” bằng lao động. Nhưng nếu ta chỉ biết rằng: giá trị của một giờ lao động đúng bằng một giờ lao động; thì ta vẫn hoàn toàn không biết được gì cả. Thế nên, ta vẫn chưa tiến thêm chút nào tới gần mục tiêu của mình, mà chỉ đang đi loanh quanh.

Vì vậy, kinh tế học cổ điển thử một hướng khác. Nó nói rằng: giá trị của một hàng hóa bằng với chi phí sản xuất ra nó. Nhưng chi phí sản xuất ra “lao động” là gì? Để trả lời câu hỏi này, các nhà kinh tế học buộc phải dùng đến một chút logic. Thay vì nghiên cứu chi phí sản xuất ra bản thân lao động (điều không may là ta không biết chắc được chi phí này), họ nghiên cứu chi phí sản xuất ra người lao động. Và cái này thì có thể được tìm ra. Nó thay đổi tùy theo thời điểm và hoàn cảnh; nhưng với một điều kiện xã hội xác định, ở một vùng xác định, và trong một ngành sản xuất xác định, thì chi phí này cũng được xác định; ít ra là trong những giới hạn chặt chẽ. Ngày nay, ta đang sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa; trong đó, một giai cấp có rất đông người – và ngày một đông hơn – chỉ có thể sống trong cảnh làm công ăn lương cho những kẻ sở hữu tư liệu sản xuất (đó là công cụ, máy móc, nguyên nhiên liệu, và tư liệu sinh hoạt). Theo nền tảng của phương thức sản xuất ấy thì chi phí sản xuất ra người lao động bao gồm tổng số các tư liệu sinh hoạt cần thiết (hoặc là giá tiền của chúng) để người lao động – trong điều kiện trung bình – có thể làm việc, có thể duy trì khả năng lao động, và khi anh ta không lao động được nữa (do tuổi cao, sức yếu hoặc bị chết) thì có người khác thế chỗ; tóm lại: đó là chi phí để duy trì một số lượng công nhân vừa đủ.

Hãy giả sử rằng giá tiền trung bình của các tư liệu sinh hoạt nói trên là 3 shilling 1 ngày. Thế nên anh công nhân của chúng ta được ông chủ trả lương mỗi ngày 3 shilling. Đổi lại, anh ta phải làm việc cho chủ 12 giờ 1 ngày. Ngoài ra, nhà tư bản của chúng ta còn tính toán thế này: hãy giả sử rằng anh công nhân (là một thợ máy) phải chế tạo 1 bộ phận máy trong 1 ngày. Nguyên liệu thô (sắt và đồng thau đã chế biến thành dạng cần thiết) có giá 20 shilling. Than dùng cho động cơ hơi nước, sự hao mòn của động cơ, máy móc và các công cụ khác mà người thợ sử dụng, có giá 1 shilling 1 ngày, ứng với mỗi công nhân. Tiền lương hàng ngày, như đã giả sử, là 3 shilling. Vậy là cần tổng cộng 24 shilling để chế tạo 1 bộ phận máy mà ta đang nói tới.

Nhưng nhà tư bản tính rằng: với mỗi bộ phận máy ấy, ông ta sẽ được khách hàng trả cho trung bình 27 shilling, tức là nhiều hơn 3 shilling so với chi phí mà ông ta bỏ ra.

3 shilling mà nhà tư bản có được là từ đâu ra? Theo khẳng định của kinh tế chính trị học cổ điển, hàng hóa nhìn chung là được bán đúng với giá trị của nó, tức là giá bán của nó tương ứng với lượng lao động cần thiết có trong nó. Vì thế, giá trung bình của bộ phận máy mà ta nói tới – là 27 shilling – sẽ bằng với giá trị của nó, nghĩa là bằng với lượng lao động có bên trong nó. Nhưng trong 27 shilling này, thì 21 shilling là giá trị đã có từ trước khi anh thợ máy bắt đầu công việc; đó là 20 shilling của nguyên liệu thô; 1 shilling dành cho nhiên liệu dùng trong công việc, cũng như các máy móc và công cụ đã được sử dụng, sự hao mòn và suy giảm tính năng của chúng ứng với số tiền đó. Còn lại 6 shilling được thêm vào giá trị của nguyên liệu. Nhưng như chính các nhà kinh tế học của chúng ta đã giả định, 6 shilling thêm vào đó chỉ có thể do lao động của công nhân tạo ra. Theo đó thì 12 giờ lao động của anh ta đã tạo ra một giá trị mới là 6 shilling. Vì thế, giá trị của 12 giờ lao động của anh thợ máy tương ứng với 6 shilling. Vậy là cuối cùng ta đã tìm ra “giá trị của lao động” là gì.

“Khoan đã!” Anh thợ máy của chúng ta kêu lên. “6 shilling à? Nhưng tôi chỉ được có 3 shilling! Nhà tư bản của tôi luôn thề thốt rằng giá trị của 12 giờ lao động của tôi không nhiều hơn 3 shilling; tôi mà đòi 6, ông ta sẽ cười vào mặt tôi. Chuyện này là thế nào?”

Nếu lúc nãy, với cái “giá trị của lao động”, ta đã đi quanh một cái vòng luẩn quẩn; thì bây giờ, ta lại đi thẳng vào một mâu thuẫn không giải quyết nổi. Ta đi tìm “giá trị của lao động”, và đã tìm thấy nhiều hơn cả những gì mình muốn. Với anh công nhân, giá trị của 12 giờ lao động là 3 shilling; với nhà tư bản, nó lại là 6 shilling, và ông ta trả 3 shilling tiền lương cho anh công nhân, rồi bỏ túi 3 shilling còn lại. Theo đó thì lao động có không chỉ một, mà là hai giá trị; hơn nữa, đó còn là hai giá trị khác hẳn nhau!

Ngay khi ta qui đổi giá trị ấy (lúc này nó được biểu diễn bằng tiền) thành thời gian lao động, thì mối mâu thuẫn thậm chí càng trở nên phi lí. 12 giờ lao động đã tạo ra giá trị mới là 6 shilling. Như thế là trong 6 giờ, lượng giá trị mới được tạo ra là 3 shilling – bằng với số tiền mà người lao động nhận được sau 12 giờ làm việc. Vậy là sau 12 giờ, anh công nhân nhận được một khoản tương ứng với 6 giờ lao động. Thế là ta buộc phải đi đến một trong hai kết luận: hoặc là lao động có hai giá trị, cái nọ gấp đôi cái kia; hoặc là 12 = 6! Trong cả hai trường hợp, ta đều thấy hoàn toàn vô lí. Dù có xoay sở thế nào thì ta cũng không thể thoát khỏi mâu thuẫn ấy, chừng nào ta còn nói về việc mua bán “lao động” và “giá trị của lao động”. Và đó chính là điều đã xảy ra với các nhà kinh tế chính trị học. Đại biểu cuối cùng của kinh tế chính trị học cổ điển – trường phái Ricardo – đã hoàn toàn sụp đổ vì không giải quyết nổi mâu thuẫn ấy. Kinh tế chính trị học cổ điển đã đi vào ngõ cụt. Người đã tìm thấy đường ra khỏi ngõ cụt này chính là Karl Marx.

Cái mà những nhà kinh tế học coi là chi phí sản xuất ra “lao động”, thực ra là chi phí sản xuất ra chính người lao động sống. Và cái mà người lao động bán cho nhà tư bản không phải là lao động của anh ta.

“Ngay khi anh ta bắt đầu lao động”, Marx nói, “thì lao động đó đã không còn thuộc về anh ta, do đó anh ta không thể bán nó”.

Cùng lắm thì anh ta chỉ có thể bán cái lao động tương lai của mình, tức là cái nghĩa vụ thực hiện một phần công việc nhất định trong một thời gian nhất định. Nhưng theo cách đó thì anh ta không bán lao động của mình (đó là việc đầu tiên anh ta phải thực hiện), mà với một khoản tiền công được qui định trước, anh ta trao sức lao động của mình cho nhà tư bản sử dụng trong một thời gian nhất định (với trường hợp trả lương theo thời gian) hoặc trong một phần công việc nhất định phải thực hiện (với trường hợp trả lương theo sản phẩm). Anh ta cho thuê (hay là bán) sức lao động của mình. Nhưng sức lao động này phát triển cùng với cơ thể anh ta, và không thể tách rời khỏi cơ thể đó. Vì thế mà chi phí sản xuất ra nó cũng chính là chi phí sản xuất ra bản thân anh ta; cái mà những nhà kinh tế học gọi là chi phí sản xuất ra lao động, thực ra là chi phí sản xuất ra người lao động, cùng với đó là sức lao động của anh ta. Và như thế, từ chi phí sản xuất ra sức lao động, ta cũng có thể quay về với giá trị của sức lao động; và có thể xác định lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một lượng sức lao động nhất định, như Marx đã làm trong chương “Sự mua bán sức lao động”2.

Bây giờ thì cái gì diễn ra sau khi anh công nhân đã bán sức lao động của mình, tức là trao nó cho nhà tư bản sử dụng để lấy một khoản lương định trước (theo thời gian hoặc theo sản phẩm)? Nhà tư bản đưa người lao động vào công xưởng hoặc nhà máy của mình, ở đó có mọi thứ cần cho công việc: nguyên liệu thô, nguyên liệu phụ (than, thuốc nhuộm, v.v.), công cụ và máy móc. Giờ đây, anh công nhân bắt đầu làm việc. Tiền lương hàng ngày của anh ta, như đã nói, là 3 shilling, và đó là lương theo thời gian hay theo sản phẩm thì cũng không có gì khác nhau. Hãy lại giả sử rằng trong 12 giờ, bằng sức lao động của mình, người thợ đã thêm một giá trị mới là 6 shilling vào giá trị của nguyên liệu thô, và nhà tư bản thu được giá trị này nhờ việc bán sản phẩm. Trong đó, ông ta trả cho công nhân 3 shilling, và giữ lấy 3 shilling còn lại. Bây giờ, nếu trong 12 giờ, người lao động tạo ra một giá trị là 6 shilling; thì trong 6 giờ, anh ta tạo ra một giá trị là 3 shilling. Do đó, sau 6 giờ làm việc cho nhà tư bản, anh công nhân đã trả lại cho ông ta đúng 3 shilling tiền lương mà mình nhận được. Sau 6 giờ lao động, hai bên đều đã thanh toán hết, không ai nợ ai xu nào.

“Khoan đã!” Giờ thì nhà tư bản kêu lên. “Tôi đã thuê người lao động trong cả ngày, tức là 12 giờ. 6 giờ mới là nửa ngày. Như vậy anh ta phải làm việc cho hết 6 giờ còn lại – chỉ khi đó thì chúng tôi mới bình đẳng với nhau”. Và thực tế là người lao động phải chấp hành những điều khoản của cái hợp đồng mà anh ta đã kí vào “theo ý muốn tự nguyện của chính mình”, theo đó thì anh ta buộc phải làm việc 12 giờ để được nhận một khoản chỉ bằng với 6 giờ lao động.

Với tiền lương theo sản phẩm thì tình hình cũng thế. Hãy giả định rằng trong 12 giờ, anh công nhân của chúng ta làm được 12 sản phẩm. Mỗi chiếc đó tốn 2 shilling cho nguyên liệu thô và các loại hao mòn, và bán được 2,5 shilling. Theo giả định ban đầu của ta, nhà tư bản trả cho người lao động 0,25 shilling cho mỗi sản phẩm, tổng cộng là 3 shilling cho 12 sản phẩm. Để kiếm được chừng ấy tiền, người thợ phải làm 12 giờ. Nhà tư bản bán 12 sản phẩm, được 30 shilling; trừ đi 24 shilling cho nguyên liệu thô và hao mòn thì còn lại 6 shilling, trong đó 3 shilling dùng để trả lương, còn 3 shilling thì ông ta bỏ túi. Vẫn hệt như trước! Ở đây cũng vậy, anh công nhân làm 6 giờ cho mình, tức là để bù lại tiền lương; và làm 6 giờ cho nhà tư bản.

Tảng đá mà những nhà kinh tế học giỏi nhất cũng mắc phải, chừng nào họ còn bắt đầu từ giá trị của lao động, sẽ biến mất ngay khi ta lấy xuất phát điểm là giá trị của sức lao động. Trong xã hội tư bản ngày nay của chúng ta, sức lao động cũng là một hàng hóa như mọi hàng hóa khác, nhưng là một hàng hóa rất đặc biệt. Cụ thể thì nó đặc biệt vì là lực lượng sáng tạo ra giá trị, là nguồn gốc của giá trị; hơn nữa, khi được sử dụng đúng cách, nó sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn giá trị của chính mình. Trong phương thức sản xuất hiện nay, sức lao động của con người không chỉ hàng ngày tạo ra nhiều giá trị hơn so với giá trị và chi phí của bản thân; mà cùng với mỗi khám phá khoa học mới, năng lực sản xuất hàng ngày của nó lại càng vượt xa chi phí hàng ngày; do đó mà phần ngày lao động để bù lại tiền lương của người thợ ngày càng ngắn lại, và mặt khác, phần ngày lao động mà anh ta phải biếu không cho nhà tư bản ngày càng dài ra.

Và đó là kết cấu kinh tế của toàn bộ xã hội hiện đại của chúng ta: một mình giai cấp vô sản tạo ra toàn bộ giá trị. Vì giá trị chỉ là một cách biểu hiện khác của lao động, cụ thể là trong xã hội tư bản ngày nay của chúng ta, thì nó được xác định bởi lượng lao động xã hội cần thiết có trong mỗi hàng hóa riêng biệt. Nhưng những giá trị này không thuộc về công nhân, dù nó được công nhân tạo ra. Chúng thuộc về những kẻ sở hữu nguyên liệu, máy móc, công cụ và tiền bạc; những thứ đó cho phép chúng mua sức lao động của giai cấp vô sản. Do đó mà giai cấp ấy chỉ nhận lại được một phần nhỏ của cái khối sản phẩm to lớn mà nó làm ra. Và như ta vừa thấy, cái phần còn lại, mà giai cấp tư sản giữ lấy, hoặc cùng lắm thì chỉ phải chia cho giai cấp địa chủ, đang tăng lên cùng với mỗi khám phá và phát minh mới; trong khi phần của giai cấp công nhân (chia theo đầu người) thì tăng rất ít và rất chậm, hoặc là không tăng, thậm chí trong những hoàn cảnh nhất định thì nó còn giảm.

Nhưng những khám phá và phát minh đang lần lượt thay thế sức người với tốc độ ngày càng cao, năng suất lao động của con người đang tăng lên từng ngày với một mức độ chưa từng thấy, cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc xung đột làm sụp đổ nền kinh tế tư bản hiện tại. Một mặt là sự giàu có vô hạn và tình trạng sản phẩm thừa đến mức người tiêu dùng không đối phó nổi; mặt khác là đại đa số người trong xã hội đều bị vô sản hóa, biến thành những người làm công ăn lương, do đó mà không thể thích ứng với tình trạng sản phẩm thừa. Xã hội bị chia làm hai: một giai cấp nhỏ giàu có quá mức, và một giai cấp rất lớn những người làm công ăn lương không có chút tài sản gì; điều đó dẫn tới việc xã hội bị chìm trong sự thừa thãi của chính nó, trong khi đại đa số thành viên của nó lại hầu như (thậm chí hoàn toàn) không được bảo vệ khỏi sự thiếu thốn cùng cực.

Tình trạng này ngày càng trở nên phi lí và không cần thiết. Nó phải bị xóa bỏ; nó có thể bị xóa bỏ. Một trật tự xã hội mới là có thể, trong đó không còn sự phân chia giai cấp như hiện nay, ở đó (có thể là sau một thời kì chuyển tiếp ngắn, dù có một số mặt sẽ bị thiệt hại, nhưng dù sao cũng rất có ích về đạo đức) sẽ có nhiều tư liệu sinh hoạt, có sự tận hưởng cuộc sống, sự phát triển và năng động của mọi năng lực thể chất và tinh thần; thông qua việc sử dụng có hệ thống và sự phát triển hơn nữa của các lực lượng sản xuất to lớn trong xã hội (mà hiện nay đã tồn tại), cùng với nghĩa vụ lao động bình đẳng của mọi người. Và giai cấp công nhân đang lớn mạnh sẽ ngày càng quyết tâm để giành được trật tự xã hội mới đó; điều này sẽ được chứng minh ở cả hai bờ Đại Tây Dương, trong ngày 1-5 này, và vào ngày chủ nhật 3-5 tới3.

Friedrich Engels
London, 30 tháng Tư năm 1891.


Chú thích

1* “Với kinh tế chính trị học cổ điển, tôi hiểu rằng môn kinh tế học ấy, từ thời W. Petty, đã nghiên cứu những quan hệ sản xuất thực sự trong xã hội tư sản; trái với kinh tế học thông thường, vốn chỉ xử lí các hiện tượng bề ngoài, nó suy nghĩ không ngừng về những vấn đề mà kinh tế học khoa học đã đưa ra từ lâu; từ đó, nó tìm kiếm lời giải thích hợp lí cho những hiện tượng khó hiểu nhất trong thực tiễn hàng ngày của giai cấp tư sản; nhưng ngoài ra, nó lại tự giam mình vào việc hệ thống hóa một cách mô phạm, và công bố những sự thật hiển nhiên, những quan niệm sáo mòn của giai cấp tư sản tự mãn về thế giới của riêng chúng, thế giới mà chúng coi là tốt nhất trong mọi thế giới” (Karl Marx, “Tư bản”, tập I).

2 “Tư bản”, tập I (Chú thích của người dịch).

3 Engels nhắc tới dịp kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động năm 1891 (Chú thích của người dịch).

MỞ ĐẦU

1Từ khắp các phía, chúng tôi đều bị trách móc là đã bỏ bê việc mô tả các điều kiện kinh tế đang cấu thành cơ sở vật chất của các cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc hiện nay. Chúng tôi chỉ muốn bàn đến những điều kiện đó khi chúng đóng vai trò chủ đạo trong những xung đột chính trị.

Trước tiên, cần theo sát diễn biến của cuộc đấu tranh giai cấp ngày nay, và từ các tài liệu lịch sử hiện có ngày càng nhiều để chứng minh bằng kinh nghiệm rằng: với việc đánh bại giai cấp công nhân, những người đã thực hiện cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Ba, thì các kẻ thù của giai cấp ấy (phái tư sản cộng hòa ở Pháp, các giai cấp tư sản và nông dân đang đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến trên toàn lục địa châu Âu) cũng đồng thời bị đánh bại; thắng lợi của nền “cộng hòa ôn hòa” ở Pháp đồng thời cũng là thất bại của các dân tộc đã hưởng ứng cuộc Cách mạng tháng Hai bằng những cuộc chiến tranh anh dũng giành độc lập; và cuối cùng, nhờ việc đánh bại các công nhân cách mạng, châu Âu lại rơi vào hai cái ách nô lệ xưa cũ của Anh và Nga. Trận chiến đấu hồi tháng Sáu ở Paris, thành Wien thất thủ, tấn bi hài kịch ở Berlin hồi tháng Mười một năm 1848, những cố gắng tuyệt vọng của Ba Lan, Ý và Hungary, việc dùng nạn đói để đàn áp Ireland; đó là những sự kiện chính, tóm tắt cuộc đấu tranh giai cấp ở châu Âu giữa tư sản và công nhân; từ đó ta chứng minh được rằng: mọi cuộc khởi nghĩa cách mạng, dù mục đích của nó có vẻ xa rời cuộc đấu tranh giai cấp, đều sẽ thất bại nếu giai cấp công nhân cách mạng không giành thắng lợi; và mọi cuộc cải cách xã hội đều là ảo tưởng, chừng nào cách mạng vô sản và thứe lực phong kiến phản cách mạng chưa đọ sức với nhau trong một cuộc chiến tranh thế giới. Trong bản trình bày của chúng tôi, cũng như trên thực tế, Bỉ và Thụy Sĩ là hai bức biếm họa bi hài trong đại cảnh lịch sử rộng lớn: một bên là Nhà nước kiểu mẫu của nền quân chủ tư sản, bên kia là Nhà nước kiểu mẫu của nền cộng hòa tư sản; cả hai nước đều tự hào rằng mình không dính đến đấu tranh giai cấp hay cách mạng châu Âu.

Nhưng bây giờ, khi các độc giả của chúng tôi đã thấy cuộc đấu tranh giai cấp năm 1848 phát triển tới qui mô khổng lồ về chính trị, thì đây là lúc để nghiên cứu kĩ hơn bản thân các điều kiện kinh tế đang làm nền tảng cho sự tồn tại và thống trị của giai cấp tư sản, cũng như sự nô lệ của công nhân.

Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề thành ba phần lớn:
1) Quan hệ giữa lao động làm thuê và tư bản, sự nô lệ của công nhân, sự thống trị của nhà tư bản.
2) Sự diệt vong tất yếu của các giai cấp trung đẳng và cái gọi là đẳng cấp thị dân2 trong chế độ hiện tại.
3) Nước Anh, kẻ độc tài của thị trường thế giới, đã nô dịch và bóc lột giai cấp tư sản các nước châu Âu về thương nghiệp3.

Chúng tôi sẽ cố trình bày một cách đơn giản và đại chúng nhất có thể, giả định rằng độc giả còn chưa biết đến những khái niệm cơ bản nhất của kinh tế chính trị học. Chúng tôi mong rằng công nhân sẽ hiểu được ý mình. Và hơn nữa, một tình trạng dốt nát và lẫn lộn khác thường bậc nhất đang ngự trị ở Đức, trong việc nhận thức các quan hệ kinh tế đơn giản nhất; từ những kẻ công khai bảo vệ chế độ hiện tồn, đến những vị lang băm xã hội chủ nghĩa; và những thiên tài chính trị chưa được công nhận, ở nước Đức đang bị chia cắt này, bọn đó còn nhiều hơn cả những ông vua bé.

Vậy, chúng ta hãy đi vào xem xét vấn đề đầu tiên.


Chú thích của người dịch

1 Phần này đăng trên số báo 264, ra ngày 5 tháng Tư năm 1849. Trong bài báo gốc có ghi “Köln, ngày 4 tháng Tư”, đó là địa điểm và thời gian mà Marx viết phần này. Trong các lần xuất bản riêng sau này, phần ghi địa điểm và ngày tháng đó đều không có.

2 “Các giai cấp trung đẳng” có thể hiểu là tầng lớp tiểu tư sản. Ở bản gốc, cụm từ “đẳng cấp thị dân” được ghi là “giai cấp nông dân”.

3 Trên thực tế, chỉ có phần 1 là được hoàn tất. Phần 2 mới chỉ bắt đầu trong chương cuối “Tác động của cạnh tranh giữa các nhà tư bản tới giai cấp các nhà tư bản, giai cấp trung gian, và giai cấp công nhân”, và còn dở dang; còn phần 3 chưa được viết.

TIỀN LƯƠNG LÀ GÌ?
CHÚNG ĐƯỢC QUI ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Nếu hỏi vài công nhân “Tiền lương của các anh là bao nhiêu?”, một người sẽ trả lời “Ngài tư sản trả cho tôi 1 đồng1 mỗi ngày”, người khác thì “Tôi được 2 đồng”, và cứ thế. Tùy theo những ngành công nghiệp khác nhau mà họ làm việc, họ sẽ nêu ra những khoản tiền khác nhau mà họ nhận được từ ông chủ của mình, sau khi hoàn thành một công việc nhất định: ví dụ như dệt 1 met vải hoặc sắp chữ cho 1 trang in. Dù đưa ra những con số khác nhau, họ đều đồng ý về một điểm: tiền lương là món tiền mà nhà tư bản trả cho một thời gian lao động nhất định, hoặc một khối lượng công việc nhất định.

Vậy, dường như nhà tư bản dùng tiền để mua lao động của công nhân, và công nhân bán lao động cho nhà tư bản để lấy tiền. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Thực ra, cái mà họ bán cho nhà tư bản để lấy tiền, chính là sức lao động của họ. Nhà tư bản mua sức lao động này trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, v.v. Sau khi mua, ông ta dùng nó bằng cách để công nhân làm việc trong thời gian đã qui định. Với cùng số tiền đã dùng để mua sức lao động của công nhân (ví dụ: 2 đồng), nhà tư bản có thể mua 2 cân đường, hoặc một lượng hàng hóa nào khác. 2 đồng mà nhà tư bản dùng để mua 2 cân đường, thì chính là giá của 2 cân đường. 2 đồng mà nhà tư bản dùng để mua 12 giờ sử dụng sức lao động, thì chính là giá của 12 giờ lao động. Vậy, sức lao động là một hàng hóa, như đường, không hơn không kém. Một thứ được đo bằng đồng hồ, thứ kia được đo bằng cân.

Công nhân đem hàng hóa của mình, là sức lao động, đổi lấy hàng hóa của nhà tư bản, là tiền; và hơn nữa, sự trao đổi này được thực hiện theo một tỉ lệ nhất định. Bao nhiêu tiền thì là bấy nhiêu thời gian sử dụng sức lao động. Như 2 đồng đổi lấy 12 giờ dệt vải. Nhưng 2 đồng đó chẳng phải là đại biểu cho mọi hàng hóa khác mà ta có thể mua với chừng ấy tiền hay sao? Vậy là trên thực tế, công nhân đổi hàng hóa của mình, sức lao động, lấy mọi hàng hóa khác; theo một tỉ lệ nhất định. Khi trả cho công nhân 2 đồng, nhà tư bản đã trả cho anh ta một lượng thịt, quần áo, củi, diêm… để đổi lấy một ngày lao động của anh ta. Thế là 2 đồng đó biểu diễn mối quan hệ trao đổi giữa sức lao động và các hàng hóa khác, hay là giá trị trao đổi của sức lao động.

Giá trị trao đổi của một hàng hóa, biểu hiện bằng tiền, được gọi là giá của hàng hóa đó. Vì thế, tiền lương chỉ là cái tên riêng của giá của sức lao động, cái mà người ta thường gọi là giá của lao động; đó là tên riêng dành cho giá của hàng hóa đặc biệt này, thứ hàng hóa chỉ có trong máu thịt của con người.

Hãy lấy một công nhân bất kì, một thợ dệt chẳng hạn. Nhà tư bản cấp cho anh ta khung cửi và sợi. Người thợ làm việc, và sợi biến thành vải. Nhà tư bản lấy vải và bán được 20 đồng, ví dụ thế. Vậy thì tiền lương của anh thợ dệt có phải là một phần của tấm vải, của 20 đồng, của sản phẩm lao động ấy hay không? Hoàn toàn không. Vì còn lâu trước khi tấm vải được bán đi, có thể là còn lâu trước khi nó được dệt xong, thì anh thợ đã nhận được lương rồi. Vậy là nhà tư bản không trả lương bằng số tiền thu được do bán vải, mà bằng số tiền có sẵn trong tay. Khung cửi và sợi không phải là sản phẩm của người thợ dệt, mà là do ông chủ cấp cho; và những hàng hóa mà anh thợ nhận được từ việc trao đổi hàng hóa của mình (sức lao động), cũng không phải là sản phẩm lao động của anh ta. Có thể nhà tư bản không tìm thấy người nào muốn mua vải. Có thể ông ta bán vải mà không thu được số tiền bằng với số đã chi ra. Cũng có thể là ông ta bán rất được giá. Nhưng mọi cái đó đều không liên quan tới anh thợ dệt. Bằng một phần tài sản hiện có của mình, bằng một phần tư bản của mình, nhà tư bản mua sức lao động của anh thợ dệt; cũng hệt như việc, bằng một phần tài sản khác của mình, ông ta mua nguyên liệu (sợi) và công cụ lao động (khung cửi). Sau khi mua các thứ (trong đó có cả sức lao động cần thiết để làm ra vải), nhà tư bản liền sản xuất, với nguyên liệu và công cụ lao động chỉ là của riêng ông ta mà thôi. Người thợ dệt tốt bụng của chúng ta cũng là một công cụ lao động, và về mặt này thì anh ta cũng hệt như cái khung cửi; cả hai đều không có phần nào trong sản phẩm (tấm vải), hay là trong giá của sản phẩm đó.

Vậy thì tiền lương không phải là phần của anh công nhân trong cái sản phẩm mà anh ta làm ra. Tiền lương là một phần hàng hóa có sẵn, được nhà tư bản dùng để mua một lượng sức lao động sản xuất nhất định.

Tóm lại, sức lao động là một hàng hóa, mà người sở hữu nó (anh công nhân làm thuê) bán cho nhà tư bản. Tại sao anh ta bán nó? Để sống.

Nhưng việc đưa sức lao động vào hoạt động (ví dụ: làm việc) là biểu hiện của sự sống của công nhân. Và chính hoạt động sống này là cái mà anh ta bán cho kẻ khác để đảm bảo những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình. Vậy, với anh ta, hoạt động sống đó chỉ là một phương tiện để bảo đảm sự sinh tồn của bản thân. Anh ta lao động để sống. Anh ta không coi lao động là một phần cuộc sống của mình; với anh ta, lao động là hi sinh cuộc sống của mình. Lao động là một hàng hóa mà anh ta đã bán cho kẻ khác. Vì thế, sản phẩm hoạt động của người thợ không phải là mục đích hoạt động của anh ta. Cái mà anh công nhân sản xuất cho mình không phải là lụa mà anh ta dệt, không phải là vàng mà anh ta đào lên từ mỏ, không phải là lâu đài mà anh ta xây. Cái mà người thợ sản xuất cho bản thân chính là tiền công; còn với anh ta, lụa, vàng, lâu đài lại biến thành một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định; có thể là một cái áo vải bông, mấy đồng xu, hay là một chỗ trong nhà hầm. Và một người lao động, làm việc 12 giờ một ngày, dệt, kéo sợi, khoan, tiện, xây nhà, đào, đập đá, khuân vác…; 12 giờ làm việc đó có được anh ta coi là biểu hiện của đời mình, là cuộc sống của mình hay không? Ngược lại. Với anh ta, cuộc sống bắt đầu khi hoạt động ấy chấm dứt; nó bắt đầu bên bàn ăn, trong quán rượu, hay trên giường ngủ. Mặt khác, với anh ta, ý nghĩa của 12 giờ lao động không phải là dệt, kéo sợi, khoan… mà là kiếm tiền; để anh ta có thể ngồi ăn, uống rượu, nằm ngủ. Nếu con tằm nhả tơ chỉ để duy trì sự tồn tại của nó dưới hình dạng con sâu, thì nó là ví dụ hoàn hảo về một công nhân làm thuê.

Không phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Không phải lúc nào lao động cũng là lao động làm thuê, chẳng hạn lao động tự doNô lệ không bán sức lao động của mình cho chủ nô, cũng như con bò không bán sức lao động của nó cho nông dân. Nô lệ, cùng với sức lao động của mình, đã bị bán đứt cho chủ nô rồi. Anh ta là một hàng hóa, có thể chuyển từ chủ này sang chủ khác. Bản thân nô lệ là một hàng hóa, nhưng sức lao động không phải là hàng hóa của anh taNông nô chỉ bán một phần sức lao động của mình thôi. Anh ta không nhận lương của lãnh chúa, mà là lãnh chúa nhận cống vật của anh ta. Nông nô lệ thuộc vào ruộng đất, và phải nộp hoa lợi cho lãnh chúa. Trái lại, anh công nhân tự do thì tự bán mình, và bán từng phần một. Ngày qua ngày, anh ta bán 8, 10, 12, 15 giờ cuộc sống của mình cho kẻ nào trả giá cao nhất, những kẻ sở hữu nguyên liệu, công cụ và tư liệu sinh hoạt; tức là nhà tư bản. Người thợ không bị lệ thuộc vào ông chủ nào hay ruộng đất nào, nhưng 8, 10, 12, 15 giờ trong cuộc sống hàng ngày của anh ta lại thuộc về kẻ nào mua chúng. Công nhân nếu muốn thì có thể thôi làm cho nhà tư bản; và nhà tư bản khi cần cũng có thể sa thải công nhân, nếu không muốn sử dụng nữa, hoặc công nhân đó không đem lại lợi ích nữa. Nhưng công nhân chỉ có thể sống bằng cách bán sức lao động, do đó anh ta không thể tách khỏi toàn bộ giai cấp những người mua, tức là giai cấp các nhà tư bản; trừ khi anh ta muốn chết. Anh ta không thuộc về nhà tư bản này hay nhà tư bản khác, mà thuộc về giai cấp các nhà tư bản; việc của anh ta là tìm một ông chủ, tức là tìm một người mua trong giai cấp đó.

Trước khi đi sâu hơn vào quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt về những điều kiện chung nhất mà ta phải xét tới khi qui định tiền lương.

Tiền lương, như ta đã thấy, là giá của một hàng hóa, hàng hóa sức lao động. Do đó, tiền lương cũng được xác định bởi những qui luật xác định giá của mọi hàng hóa khác. Câu hỏi là: giá của một hàng hóa được quyết định như thế nào?


Chú thích của người dịch

1 “Đồng” ở đây là một từ chỉ đơn vị tiền tệ mà người dịch chọn. Trong mỗi bản dịch ra các thứ tiếng khác nhau, từ này lại được gọi theo những cách khác nhau: bản tiếng Anh dùng chữ “shilling”, bản tiếng Pháp dùng chữ “franc”, bản tiếng Đức dùng chữ “mark”, v.v. Các từ khác dùng để chỉ các đơn vị đo độ dài, khối lượng… cũng được Việt hóa.

 

CÁI GÌ XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA HÀNG HÓA?

1Đó là sự cạnh tranh giữa người bán và người mua, là quan hệ giữa cầu và cung, giữa cung và cầu. Sự cạnh tranh qui định giá của một hàng hóa lại có ba mặt.

Với một hàng hóa thì có nhiều người bán. Với cùng một chất lượng, ai bán được rẻ nhất thì sẽ đánh bại những người khác, và đảm bảo là mình bán được nhiều nhất. Thế là họ đấu tranh với nhau để bán được nhiều, để giành thị trường. Mỗi người trong số họ đều muốn bán hàng, bán được nhiều hết mức, và nếu có thể thì chỉ có một người bán thôi, còn mọi kẻ khác đều bị gạt ra ngoài. Người này lại bán rẻ hơn người kia. Thế là một cuộc cạnh tranh diễn ra giữa những người bán, làm cho giá của hàng hóa đem bán giảm đi.

Nhưng giữa những người mua cũng có cạnh tranh, làm cho giá của hàng hóa tăng lên.

Cuối cùng là cạnh tranh giữa người bán và người mua: một kẻ muốn mua rẻ nhất có thể, kẻ kia muốn bán đắt nhất có thể. Kết quả của sự cạnh tranh này tùy thuộc vào tương quan giữa hai phe nói ở trên; tức là sự cạnh tranh nào mạnh hơn, giữa những người bán hay giữa những người mua. Công nghiệp đem hai đạo quân đó ra đấu với nhau trên chiến trường, và bên trong mỗi đạo quân lại có một cuộc chiến nữa. Đạo quân nào mà trong hàng ngũ ít có xung đột hơn thì sẽ thắng.

Giả sử rằng trên thị trường có 100 kiện bông, nhưng những người mua cần tới 1000 kiện. Khi đó, cầu lớn hơn cung tới 10 lần. Cạnh tranh giữa những người mua khi đó sẽ rất mạnh; mỗi người trong số họ đều cố lấy được 1 kiện bông, và nếu có thể thì là cả 100 kiện. Và đó không phải là giả thiết tùy tiện. Trong lịch sử thương mại, ta từng thấy những thời kì khan hiếm bông; một vài nhà tư bản liên kết với nhau, và mua hết toàn bộ nguồn bông trên thế giới, chứ không chỉ 100 kiện mà thôi. Như vậy, mỗi người mua đều tìm cách đánh bại những kẻ khác, bằng cách trả giá cao hơn cho mỗi kiện bông. Những người bán bông nhận thấy trong đội quân đối địch đang có nội chiến kịch liệt, vì thế mà họ hoàn toàn chắc rằng sẽ bán hết 100 kiện bông của mình; vậy nên họ sẽ không đấu tranh với nhau để hạ giá xuống, trong khi đối thủ của họ thì đua nhau nâng giá lên. Thế là đột nhiên, hòa bình ngự trị trong phe những người bán. Muôn người như một, họ đứng trước đám người mua, khoanh tay một cách triết lí; và những đòi hỏi của họ sẽ là không giới hạn, nếu các đề nghị của những người mua sốt sắng nhất cũng không có giới hạn xác định.

Vậy, nếu lượng cung của một hàng hóa nào đó thấp hơn lượng cầu, thì trong hàng ngũ những người bán sẽ có rất ít, hoặc không có cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa những người bán càng giảm thì sự cạnh tranh giữa những người mua càng tăng. Kết quả: giá của hàng hóa tăng lên, ít hoặc nhiều.

Người ta biết rõ rằng trường hợp ngược lại, với kết quả ngược lại, xảy ra thường xuyên hơn. Lượng cung vượt xa lượng cầu, những người bán cạnh tranh kịch liệt, người mua thì thiếu; hàng hóa phải bán với giá rẻ mạt.

Nhưng lên giá, xuống giá là gì? Giá thế nào là cao, thế nào là thấp? Một hạt cát nhìn qua kính hiển vi thì to, một ngọn tháp so với một ngọn núi thì bé. Và nếu giá là do quan hệ cung – cầu quyết định, thì cái gì quyết định quan hệ cung – cầu?

Hãy hỏi bất kì “công dân đáng kính”2 nào. Ông ta, không do dự gì cả, và như Alexander Đại đế, sẽ chặt đứt ngay cái nút siêu hình ấy bằng bảng cửu chương. Ông ta sẽ nói với chúng ta rằng: “Nếu tôi mất 100 đồng để sản xuất ra thứ hàng đó, và tôi bán nó được 110 đồng (dĩ nhiên là sau 1 năm), thì đó là món lợi nhuận thật thà, vừa phải, hợp lí. Nhưng nếu sau khi trao đổi, tôi thu được 120, 130 đồng, thì đó là món lợi nhuận cao; và nếu tôi kiếm được đến 200 đồng, thì đó là món lợi nhuận khổng lồ, phi thường”. Vậy thì vị công dân này lấy cái gì làm tiêu chuẩn đo lợi nhuận của ông ta? Đó là chi phí sản xuất ra hàng hóa. Nếu trao đổi hàng hóa của mình lấy một lượng hàng hóa khác, có chi phí sản xuất thấp hơn, thì ông ta bị lỗ. Nếu ngược lại thì ông ta có lời. Và ông ta tính toán việc tăng giảm lợi nhuận theo sự lên xuống của giá trị trao đổi của hàng hóa, xem chúng nằm trên hay nằm dưới mức số 0, tức là chi phí sản xuất.

Ta thấy rằng mối quan hệ luôn biến đổi giữa cung và cầu đã gây ra tình trạng lên giá, xuống giá, khi thì giá cao, khi thì giá thấp.

Nếu giá của một hàng hóa tăng lên do lượng cung không đủ hoặc lượng cầu quá lớn, thì giá của một hàng hóa khác phải giảm đi tương ứng; vì giá cả chỉ được biểu hiện bằng tiền, là cái tỉ lệ mà theo đó, các hàng hóa khác sẽ được trao đổi với hàng hóa kia. Ví dụ, nếu giá 1 met lụa tăng từ 2 đồng lên 3 đồng, thì giá của bạc đã hạ xuống so với lụa, và giá của mọi hàng hóa khác cũng vậy. Để lấy được cùng một lượng lụa như trước đây, thì phải trao đổi một lượng hàng hóa lớn hơn. Hậu quả của việc tăng giá của một hàng hóa là gì? Tư bản sẽ đổ dồn vào ngành công nghiệp đang thịnh vượng đó, sự dịch chuyển tư bản này sẽ tiếp tục, đến khi lợi nhuận của ngành ấy giảm xuống mức bình thường, nói đúng ra thì đó là lúc giá sản phẩm của ngành này giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất, hậu quả của việc sản xuất thừa.

Ngược lại, nếu giá của một hàng hóa xuống thấp hơn chi phí sản xuất ra nó, thì tư bản sẽ rút khỏi ngành sản xuất hàng hóa đó. Trừ trường hợp ngành đó đã lỗi thời, và vì thế mà bị diệt vong, không thì do sự rút đi của tư bản, việc sản xuất hàng hóa đó (cũng như lượng cung của nó) sẽ giảm đi cho đến khi phù hợp với lượng cầu, và giá của nó tăng lên, bằng với chi phí sản xuất; hoặc đúng hơn là đến khi lượng cung xuống thấp hơn lượng cầu, và giá của hàng hóa tăng cao hơn chi phí sản xuất, vì giá thông thường của một hàng hóa luôn cao hơn hoặc thấp hơn chi phí sản xuất ra nó.

Ta thấy tư bản liên tục ra khỏi ngành này, dồn vào ngành khác; giá hàng hóa cao gây ra tình trạng dồn vào quá mức, giá thấp lại dẫn tới sự rút ra quá mức.

Theo một quan điểm khác, ta có thể chỉ ra rằng: không chỉ cung, mà cả cầu nữa, đều do chi phí sản xuất quyết định. Nhưng việc đó sẽ dẫn ta đi quá xa chủ đề của mình.

Ta vừa thấy rằng những dao động của cung và cầu luôn đưa giá của hàng hóa về bằng với chi phí sản xuất. Thật ra thì giá thực tế của một hàng hóa luôn cao hơn hoặc thấp hơn chi phí sản xuất, nhưng giá cao và giá thấp bù trừ cho nhau; thế nên trong một khoảng thời gian nhất định, nếu cộng tất cả các lần lên xuống của công nghiệp, thì ta thấy những hàng hóa được trao đổi với nhau theo chi phí sản xuất ra chúng. Do đó, giá của các hàng hóa đó được qui định bởi chi phí sản xuất ra chúng.

Không nên hiểu việc “chi phí sản xuất quyết định giá” theo ý của các nhà kinh tế học tư sản. Các nhà kinh tế học nói rằng: “Giá trung bình của hàng hóa bằng với chi phí sản xuất, đó là qui luật“. Sự vận động vô chính phủ – trong đó việc tăng giá được bù lại bằng việc giảm giá, và ngược lại – được họ coi là một sự ngẫu nhiên. Ta cũng có thể coi những dao động là qui luật, còn việc “chi phí sản xuất qui định giá” là ngẫu nhiên; như một số nhà kinh tế học đã làm trên thực tế. Nhưng chính những dao động ấy – những dao động mà khi quan sát kĩ hơn, thì thấy nó gây ra sự tàn phá hết sức ghê gớm, và làm xã hội tư sản rung chuyển đến tận gốc – đã làm cho giá phụ thuộc vào chi phí sản xuất. Toàn bộ sự vận động vô trật tự ấy chính là cái trật tự của nó. Trong tiến trình của sự vô chính phủ công nghiệp này, trong sự vận động vòng tròn này, cạnh tranh lấy cái cực đoan nọ để bù trừ cho cái cực đoan kia.

Vậy, ta thấy rằng giá của hàng hóa thực sự được qui định bởi chi phí sản xuất ra nó, nhưng theo cách sau đây: những thời kì giá lên cao hơn chi phí sản xuất được bù lại bằng những thời kì giá xuống thấp hơn chi phí sản xuất, và ngược lại. Dĩ nhiên, điều đó không đúng với một sản phẩm công nghiệp nhất định, mà đúng với một ngành công nghiệp. Thế nên nó cũng không đúng với một nhà công nghiệp riêng biệt, mà đúng với toàn bộ giai cấp các nhà công nghiệp.

Việc chi phí sản xuất quyết định giá cũng giống như việc giá được qui định bởi thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, vì chi phí sản xuất gồm có: đầu tiên là nguyên liệu, hao mòn của công cụ, v.v., tức là những sản phẩm công nghiệp mà phải tốn một số ngày lao động nhất định mới làm ra được, thế nên chúng đại diện cho một lượng thời gian lao động nhất định; và thứ hai là lao động trực tiếp, mà nó cũng được đo bằng thời gian.


Chú thích của người dịch

1 Phần này đăng trên số báo 265, ra ngày 6 tháng Tư. Trong bài báo gốc có ghi “Köln, ngày 5 tháng Tư”.

2 Ý nói nhà tư bản.

 

CÁI GÌ XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG?

Chính những qui luật chung đó – cái mà về đại thể, đang điều tiết giá của hàng hóa – tất nhiên cũng điều tiết cả tiền lương, hay là giá của sức lao động.

Tiền lương cũng sẽ khi lên khi xuống, tùy theo quan hệ cung – cầu; tùy theo sự cạnh tranh được hình thành giữa những người mua sức lao động (nhà tư bản) và những người bán sức lao động (công nhân). Nhìn chung, sự dao động của tiền lương ăn khớp với sự dao động trong giá của hàng hóa. Nhưng trong phạm vi của những dao động đó, giá của sức lao động sẽ được qui định bởi chi phí sản xuất, bởi thời gian lao động cần thiết để làm ra hàng hóa đó (sức lao động).

Vậy chi phí sản xuất ra sức lao động là gì?

Đó là chi phí cần thiết để bảo toàn người lao động, với tư cách là người lao động; và để giáo dục, đào tạo anh ta thành người lao động.

Vì thế, loại lao động nào càng đòi hỏi ít thời gian học nghề thì chi phí sản xuất ra công nhân càng ít; tiền lương của anh ta, giá của sức lao động của anh ta, càng thấp. Trong các ngành công nghiệp hầu như không đòi hỏi thời gian học việc, mà chỉ cần sự tồn tại về thể chất của công nhân; thì chi phí sản xuất ra công nhân hầu như chỉ giới hạn trong những hàng hóa cần thiết để duy trì khả năng lao động của anh ta mà thôi. Do đó, giá của sức lao động của anh ta sẽ được quyết định bởi giá của những tư liệu sinh hoạt cần thiết.

Nhưng ở đây, ta còn phải xét đến một điều khác.

Khi tính chi phí sản xuất của mình, và cùng với đó là giá của sản phẩm, thì nhà công nghiệp cũng nghĩ đến cả sự hao mòn của công cụ lao động. Ví dụ, nếu ông ta mua một cái máy hết 1000 đồng, và nó dùng được trong 10 năm; thì hàng năm, ông ta thêm 100 đồng vào giá hàng hóa, để sau 10 năm, ông ta có thể mua chiếc máy mới. Tương tự, chi phí sản xuất ra sức lao động giản đơn cũng phải bao gồm cả chi phí duy trì nòi giống, để giai cấp công nhân sinh sôi nảy nở, và để thay thế những ai đã mất sức lao động bằng những người mới. Do đó, sự hao mòn của công nhân cũng được tính như hao mòn của máy móc.

Vậy, chi phí sản xuất ra sức lao động giản đơn tức là chi phí để công nhân tồn tại và duy trì nòi giống. Giá của những chi phí đó tạo thành tiền lương. Tiền lương qui định theo cách đó được gọi là lương tối thiểu. Lương tối thiểu này, cũng như việc chi phí sản xuất qui định giá của hàng hóa nói chung, không đúng với một cá nhân riêng biệt, mà đúng với toàn bộ loài. Có những công nhân, thực ra là hàng triệu công nhân, không nhận được đủ tiền để có thể tồn tại và duy trì nòi giống; nhưng tiền lương của toàn thể giai cấp công nhân, trong những giới hạn dao động của chúng, thì bằng với mức tối thiểu đó.

Bây giờ, sau khi đã hiểu về các qui luật chung nhất qui định tiền lương, cũng như giá của mọi hàng hóa khác, thì ta có thể nghiên cứu sâu hơn vào vấn đề của mình.

 

BẢN CHẤT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ BẢN

1Tư bản gồm có nguyên liệu, công cụ lao động và đủ loại tư liệu sinh hoạt; chúng được dùng để sản xuất ra những nguyên liệu, công cụ lao động và tư liệu sinh hoạt mới. Tất cả những bộ phận đó của tư bản đều do lao động tạo ra, là sản phẩm của lao động, là lao động tích lũy. Lao động tích lũy được dùng làm tư liệu cho việc sản xuất mới, đó là tư bản.

Các nhà kinh tế học nói như vậy.

Nô lệ da đen là gì? Là một người thuộc giống da đen. Lời giải thích này cũng giống hệt lời giải thích ở trên.

Một người da đen là một người da đen. Chỉ trong những điều kiện nhất định, anh ta mới trở thành nô lệ. Máy kéo sợi bông là một chiếc máy dùng để xe sợi. Chỉ trong những điều kiện nhất định, nó mới trở thành tư bản. Khi bị tách khỏi những điều kiện đó, thì nó không còn là tư bản nữa; cũng như vàng tự nó không phải là tiền tệ, hay đường không phải là giá của đường.

Trong quá trình sản xuất, con người có quan hệ không chỉ với giới tự nhiên, mà còn với người khác nữa. Người ta chỉ sản xuất được khi kết hợp với nhau theo cách nào đó, và trao đổi hoạt động với nhau. Để sản xuất được, họ thiết lập những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và chỉ trong khuôn khổ đó, quan hệ của họ với giới tự nhiên – tức là việc sản xuất – mới diễn ra được.

Các quan hệ xã hội đó giữa những người sản xuất, và những điều kiện mà theo đó, họ trao đổi hoạt động với nhau và tham gia vào toàn bộ sự sản xuất, sẽ biến đổi tùy theo tính chất của tư liệu sản xuất. Với việc phát minh ra một công cụ chiến tranh mới, là khẩu súng, thì toàn thể tổ chức nội bộ của quân đội đã nhất thiết phải thay đổi; các quan hệ mà theo đó, những cá nhân hợp lại và hành động như một đội quân, cũng được cải biến; và mối quan hệ giữa các đạo quân với nhau cũng khác đi.

Vậy, ta thấy rằng: các quan hệ xã hội mà theo đó các cá nhân sản xuất, tức là các quan hệ sản xuất xã hội, đã cải biến cùng với những biến đổi và phát triển của những tư liệu sản xuất vật chất, tức là các lực lượng sản xuất. Toàn bộ các quan hệ sản xuất tạo nên cái được gọi là quan hệ xã hội, hay là xã hội; và hơn nữa, đó là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có những nét đặc trưng độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản (hay là tư bản) đều là những tổng thể như vậy của các quan hệ sản xuất; mỗi tổng thể đó lại biểu thị một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử loài người.

Tư bản cũng là một quan hệ sản xuất xã hội. Đó là quan hệ sản xuất tư sản, quan hệ sản xuất của xã hội tư sản. Tư liệu sinh hoạt, công cụ lao động, nguyên liệu, những cái tạo thành tư bản; chẳng phải chúng đều được sản xuất và tích lũy dưới những điều kiện xã hội nhất định, những quan hệ xã hội nhất định hay sao? Chẳng phải chúng được dùng vào việc sản xuất mới trong những điều kiện và quan hệ đó hay sao? Chẳng phải chính những đặc trưng xã hội nhất định đã biến chúng thành tư bản hay sao?

Tư bản không chỉ gồm có những tư liệu sinh hoạt, công cụ lao động, nguyên liệu; không chỉ là những sản phẩm vật chất, nó còn có cả những giá trị trao đổi nữa. Mọi sản phẩm tạo nên tư bản đều là hàng hóa. Do đó, tư bản không chỉ là tổng số những sản phẩm vật chất, mà còn là tổng số những hàng hóa, những giá trị trao đổi, những đại lượng xã hội.

Tư bản vẫn giữ nguyên, dù ta có thay len bằng bông, thay lúa mì bằng lúa nước, thay đường sắt bằng tàu thủy; miễn là bông, lúa nước, tàu thủy – tức là vật chất của tư bản – có cùng giá trị trao đổi với len, lúa mì, đường sắt mà nó bao gồm trước kia. Hình thức vật chất của tư bản có thể thay đổi liên tục, mà tư bản không hề biến chuyển chút nào.

Nhưng dù bất kì tư bản nào cũng là một tổng số hàng hóa, tức là giá trị trao đổi; thì không phải bất kì tổng số hàng hóa nào, hay là giá trị trao đổi nào, cũng là tư bản.

Bất kì tổng số giá trị trao đổi nào cũng là một giá trị trao đổi. Bất kì giá trị trao đổi nào cũng là một tổng số giá trị trao đổi. Ví dụ: một ngôi nhà trị giá 1000 đồng là một giá trị trao đổi 1000 đồng, một tờ giấy giá 1 xu là một tổng số giá trị trao đổi của 100 lần 1/100 xu. Các sản phẩm có thể đổi lấy sản phẩm khác đều là hàng hóa. Cái tỉ lệ xác định, theo đó chúng được trao đổi, chính là giá trị trao đổi của chúng, hoặc nếu biểu diễn bằng tiền thì đó là giá của chúng. Số lượng của những sản phẩm này cũng không thể có tác động gì đến tính chất của chúng là hàng hóa, đại diện cho một giá trị trao đổi, là một giá nhất định. Một cái cây dù lớn hay bé thì vẫn là cái cây. Lẽ nào ta có thể thay đổi tính chất của sắt – là hàng hóa, là giá trị trao đổi – bằng cách trao đổi chúng lấy những sản phẩm khác, dù là tính theo gram hay theo tạ? Tùy theo số lượng mà nó là một hàng hóa có giá trị lớn hay nhỏ, có giá cao hay thấp.

Làm thế nào mà một tổng số hàng hóa, một tổng số giá trị trao đổi, trở thành tư bản?

Vì với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập, tức là một lực lượng của một bộ phận xã hội, nó tự duy trì và lớn lên bằng cách trao đổi với sức lao động sống, trực tiếp.

Sự tồn tại của một giai cấp không sở hữu gì hết, ngoài năng lực lao động, là tiền đề cần thiết của tư bản.

Chính sự thống trị của lao động quá khứ, tích lũy, vật hóa với lao động sống, trực tiếp, đã biến lao động tích lũy thành tư bản.

Điểm cốt yếu của tư bản không phải là việc lao động tích lũy phục vụ lao động sống, như một phương tiện để tiến hành sản xuất mới; mà là việc lao động sống phục vụ lao động tích lũy, như một phương tiện để duy trì và tăng thêm giá trị trao đổi cho lao động tích lũy.

 

QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG LÀM THUÊ VÀ TƯ BẢN

Cái gì diễn ra trong sự trao đổi giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê?

Công nhân đổi lao động của mình lấy tư liệu sinh hoạt, nhà tư bản đổi tư liệu sinh hoạt của mình lấy lao động, lấy hoạt động sản xuất của công nhân; lấy cái sức sáng tạo mà nhờ đó, người lao động không chỉ bù lại cái đã tiêu dùng, mà còn đem lại cho lao động tích lũy một giá trị lớn hơn giá trị của nó trước kia. Công nhân nhận một phần tư liệu sinh hoạt của nhà tư bản. Anh ta lấy những tư liệu sinh hoạt ấy làm gì? Để tiêu dùng trực tiếp. Nhưng ngay khi tôi dùng những tư liệu sinh hoạt ấy, thì đối với tôi, chúng đã hoàn toàn biến mất; trừ khi tôi dùng khoảng thời gian có được nhờ sử dụng chúng, để tạo ra những tư liệu sinh hoạt mới, để tạo ra những giá trị mới bằng lao động của mình; nhằm thay cho những giá trị đã được sử dụng, và đã mất đi. Nhưng chính cái sức tái sản xuất cao quí đó lại bị công nhân đem cho nhà tư bản, để đổi lấy những tư liệu sinh hoạt mà anh ta nhận về. Do đó, với bản thân anh ta, sức tái sản xuất ấy đã mất đi rồi.

Hãy lấy một ví dụ. Một người làm công làm việc cả một ngày trên mảnh ruộng của chủ, để nhận được 1 đồng, còn chủ ruộng nhờ lao động ấy mà thu được 2 đồng. Người chủ không chỉ thu lại được số giá trị mà mình đã trả cho người làm công nhật, ông ta còn lấy được gấp đôi số đó. Vậy là ông ta đã tiêu dùng một cách sinh lợi, một cách sản xuất, 1 đồng mà mình trả cho người làm công nhật. Ông ta dùng 1 đồng đó để mua sức lao động của người làm công, sức lao động ấy tạo ra một giá trị gấp đôi, và 1 đồng biến thành 2 đồng. Ngược lại, người làm công nhật đem trao đổi sức sản xuất của mình, thành quả của sức lực đó thuộc về người chủ, để lấy 1 đồng; 1 đồng đó lại được anh ta trao đổi lấy những tư liệu sinh hoạt, để sử dụng trong một thời gian ngắn hoặc dài. Vậy là 1 đồng đó được tiêu dùng theo hai cách: với nhà tư bản là một cách tái sản xuất, vì 1 đồng đó được trao đổi lấy sức lao động, sức lực ấy lại tạo ra 2 đồng; còn với công nhân là một cách không sản xuất, vì 1 đồng đó được trao đổi lấy những tư liệu sinh hoạt, mà cái đó sẽ mất đi hẳn, và anh ta chỉ có lại được giá trị ấy bằng cách lặp lại sự trao đổi với người chủ. Như thế là tư bản giả định phải có lao động làm thuê, còn lao động làm thuê giả định phải có tư bản. Chúng qui định lẫn nhau, cái nọ tạo ra cái kia.

Có phải công nhân xưởng dệt vải bông chỉ làm ra vải bông? Không. Anh ta còn sản xuất ra tư bản. Anh ta tạo ra những giá trị, những giá trị này lại được dùng để thống trị lao động của anh ta, nhằm dùng lao động đó để tạo ra những giá trị mới.

Tư bản chỉ có thể sinh sôi nảy nở bằng cách trao đổi với sức lao động, và tạo ra lao động làm thuê. Sức lao động của công nhân làm thuê chỉ có thể trao đổi với tư bản nếu nó làm tăng thêm tư bản, làm mạnh thêm chính cái thế lực đang nô dịch nó. Vậy, sự tăng lên của tư bản có nghĩa là sự tăng lên của giai cấp vô sản, tức là giai cấp công nhân.

Và thế là giai cấp tư sản và các nhà kinh tế học của nó khẳng định rằng: lợi ích của nhà tư bản và của công nhân là một. Và thực tế là đúng thế! Nếu tư bản không thuê công nhân làm việc thì công nhân sẽ chết. Nếu tư bản không bóc lột sức lao động thì tư bản sẽ chết, mà muốn bóc lột sức lao động thì nó phải mua sức lao động. Tư bản dùng cho sản xuất – tức là tư bản sản xuất – càng tăng nhanh, công nghiệp càng phồn vinh, giai cấp tư sản càng giàu lên, việc kinh doanh càng phát đạt; thì nhà tư bản càng cần nhiều công nhân, và công nhân càng bán mình với giá cao.

Vậy, điều kiện tiên quyết của việc công nhân có được một đời sống chấp nhận được, đó là sự tăng lên càng nhanh càng tốt của tư bản sản xuất.

Nhưng sự tăng thêm của tư bản sản xuất là gì? Đó là việc lao động tích lũy có thêm quyền lực với lao động sống, là việc giai cấp tư sản có thêm quyền thống trị với giai cấp công nhân. Khi lao động làm thuê tạo ra của cải cho kẻ khác, thứ của cải thống trị nó, thù địch với nó, tức là tư bản; thì nó nhận được công ăn việc làm, tức là tư liệu sinh hoạt, với điều kiện là nó lại phải trở thành một bộ phận của tư bản, trở thành cái đòn bẩy, ném tư bản vào cuộc vận động mở rộng ngày càng nhanh.

Nói rằng “lợi ích của tư bản và của công nhân là một” thì chỉ có nghĩa là: tư bản và lao động làm thuê là hai mặt của cùng một quan hệ. Cái này qui định cái kia, cũng như kẻ cho vay và người đi vay qui định lẫn nhau.

Chừng nào công nhân làm thuê vẫn là công nhân làm thuê, thì số phận của anh ta còn do tư bản định đoạt. Cái lợi ích chung của công nhân và của nhà tư bản, mà người ta tán tụng, là như thế đấy.

1Nếu tư bản tăng lên thì khối lượng lao động làm thuê tăng lên, số công nhân làm thuê nhiều thêm; tóm lại là tư bản thống trị một khối người đông hơn.

Hãy giả định một trường hợp thuận lợi nhất: tư bản sản xuất tăng lên, lượng cầu về lao động cũng tăng. Do đó mà giá của lao động, tức là tiền lương, tăng lên.

Một ngôi nhà có thể lớn hoặc nhỏ, chừng nào những ngôi nhà xung quanh cũng nhỏ như thế, thì ngôi nhà ấy vẫn thỏa mãn mọi yêu cầu xã hội về nhà ở. Nhưng nếu có một tòa lâu đài mọc lên cạnh ngôi nhà nhỏ đó, thì ngôi nhà tụt xuống thành một túp lều. Lúc này, ngôi nhà nhỏ ấy nói lên rằng người chủ của nó có rất ít, hoặc hoàn toàn không có địa vị xã hội; và dù ngôi nhà nhỏ có lớn lên trong tiến trình của nền văn minh, mà tòa lâu đài bên cạnh cũng lớn lên với mức độ như vậy hoặc mạnh hơn, thì người sống trong ngôi nhà nhỏ sẽ thấy ngày càng khó chịu, không thỏa mãn và ngột ngạt trong bốn bức tường của mình.

Sự tăng lên đáng kể của tiền công giả định sự tăng lên nhanh chóng của tư bản sản xuất. Sự tăng lên nhanh chóng của tư bản sản xuất gây ra sự tăng lên nhanh chóng của của cải, sự xa hoa, những nhu cầu và hưởng thụ của xã hội. Vậy, dù sự hưởng thụ mà công nhân có thể có đã tăng lên, thì nó lại giảm đi khi so với sự hưởng thụ ngày càng tăng lên của nhà tư bản, mà công nhân không với tới được, và khi so với trình độ phát triển của xã hội nói chung. Những nhu cầu và hưởng thụ của chúng ta là do xã hội sinh ra, thế nên ta so sánh chúng với xã hội, chứ không phải với những vật phẩm để thỏa mãn chúng. Vì chúng có tính chất xã hội, nên chúng có tính chất tương đối.

Nhưng tiền lương nói chung không được qui định bởi lượng hàng hóa mà nó có thể đổi lấy. Còn có những yếu tố khác.

Cái mà công nhân trực tiếp nhận được từ sức lao động của mình là một số tiền nhất định. Có phải tiền lương chỉ do cái giá bằng tiền đó qui định hay không?

Vào thế kỉ XVI, sự lưu thông vàng bạc ở châu Âu tăng lên, do việc tìm ra ở châu Mĩ những mỏ giàu hơn và dễ khai thác hơn. Giá trị của vàng bạc vì thế mà hạ xuống so với các hàng hóa khác. Công nhân thì vẫn lĩnh cùng một lượng bạc như trước cho sức lao động của mình. Giá tiền của công việc của họ vẫn giữ nguyên, nhưng tiền lương của họ thì đã giảm, vì với cùng một lượng bạc ấy, họ trao đổi được một lượng hàng hóa khác ít hơn. Đó là một trong những điều kiện làm tăng thêm tư bản, khiến giai cấp tư sản nổi lên trong thế kỉ XVI.

Hãy lấy một trường hợp khác. Mùa đông năm 1847, do mất mùa nên giá của những tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất – lúa mì, thịt, bơ, pho-mát, v.v. – đã tăng vọt. Hãy giả định rằng công nhân vẫn nhận được cùng một số tiền như trước cho sức lao động của mình. Chẳng phải tiền lương của họ đã giảm đi hay sao? Tất nhiên là thế. Với cùng số tiền đó, họ trao đổi được ít bánh mì, thịt, v.v. hơn. Tiền lương của họ giảm, không phải vì giá trị của bạc giảm, mà vì giá trị của các tư liệu sinh hoạt đã tăng.

Sau cùng, hãy giả định là giá tiền của sức lao động thì giữ nguyên, trong khi tất cả những sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp đều giảm giá, do việc sử dụng máy móc mới, hoặc do được mùa, v.v. Lúc đó, với cùng một số tiền, công nhân có thể mua nhiều hàng hóa hơn, thuộc đủ các loại. Vậy là tiền lương của họ đã tăng, chỉ vì giá tiền của nó không thay đổi.

Thế là giá tiền của sức lao động, tức là tiền lương danh nghĩa, không khớp với tiền lương thực tế, tức là lượng hàng hóa thực sự có thể mua bằng tiền lương. Vậy, khi nói tới việc tăng giảm tiền lương, ta phải nhớ tới cả tiền lương thực tế, chứ không chỉ có giá tiền của sức lao động, hay là tiền lương danh nghĩa.

Nhưng cả tiền lương danh nghĩa – tức là số tiền mà công nhân có được khi bán mình cho nhà tư bản, lẫn tiền lương thực tế – tức là lượng hàng hóa mà anh ta có thể mua bằng số tiền đó, cũng chưa phải là tất cả những quan hệ bao hàm trong vấn đề tiền lương.

Trên hết, tiền lương còn được qui định bởi quan hệ của nó với tiền lãi, với lợi nhuận của nhà tư bản. Đó là tiền lương so sánh, tiền lương tương đối.

Tiền lương thực tế biểu hiện giá của sức lao động, trong quan hệ với giá của các hàng hóa khác; mặt khác, tiền lương tương đối biểu hiện cái phần mà lao động trực tiếp thu được từ giá trị mới mà nó tạo ra, so với phần mà lao động tích lũy thu được.


Chú thích của người dịch

1 Phần này đăng trên số báo 267, ra ngày 8 tháng Tư. Trong bài báo gốc có ghi “Köln, ngày 7 tháng Tư”.

NGUYÊN TẮC CHUNG QUYẾT ĐỊNH SỰ TĂNG GIẢM
CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI NHUẬN

Ở trên, ta từng nói: “Tiền lương không phải là phần của anh công nhân trong cái sản phẩm mà anh ta làm ra. Tiền lương là một phần hàng hóa có sẵn, được nhà tư bản dùng để mua một lượng sức lao động sản xuất nhất định”. Nhưng nhà tư bản phải thu lại số tiền lương đấy, bằng cách lấy từ số tiền bán sản phẩm do công nhân làm ra; ông ta còn phải thu lại sao cho theo lệ thường, ông ta có được một số dư so với chi phí sản xuất mà mình bỏ ra, tức là ông ta phải thu được lợi nhuận.

Với nhà tư bản, giá bán hàng hóa do công nhân sản xuất ra được chia thành 3 phần:
Một là phần để bù lại giá của nguyên liệu mà ông ta đã chi ra, và bù lại hao mòn của công cụ, máy móc, và các phương tiện lao động khác, cũng do ông ta ứng trước;
Hai là phần để bù lại số tiền lương mà nhà tư bản bỏ ra;
Ba là số dư còn lại, tức là lợi nhuận của nhà tư bản.

Trong khi phần 1 chỉ bù lại các giá trị đã có từ trước, thì rõ ràng là hai phần kia đều do cái giá trị mới, do lao động của công nhân tạo ra, và được thêm vào giá trị của nguyên liệu. Và theo ý nghĩa này, để so sánh chúng với nhau, ta có thể coi cả tiền lương và lợi nhuận là những phần trong sản phẩm do công nhân làm ra.

Tiền lương thực tế có thể vẫn giữ nguyên, thậm chí là tăng, nhưng tiền lương tương đối lại giảm. Ví dụ, hãy giả định rằng giá của mọi tư liệu sinh hoạt đều giảm đi 2/3, còn tiền lương hàng ngày chỉ giảm đi 1/3, chẳng hạn từ 3 đồng xuống còn 2 đồng. Dù với 2 đồng bây giờ, công nhân có thể mua nhiều hàng hóa hơn so với 3 đồng trước kia, nhưng tiền lương của anh ta đã giảm xuống, trong mối tương quan với lợi nhuận của nhà tư bản. Lợi nhuận của nhà tư bản – ví dụ nhà công nghiệp – đã tăng thêm 1 đồng, tức là số giá trị trao đổi mà ông ta trả cho công nhân càng ít, thì công nhân càng phải làm ra nhiều giá trị trao đổi hơn trước. Phần của tư bản đã tăng lên so với phần của lao động. Sự phân phối của cải xã hội giữa tư bản và lao động càng trở nên không đồng đều. Với cùng một lượng tư bản, nhà tư bản thống trị được một lượng lao động lớn hơn. Quyền lợi của giai cấp các nhà tư bản với giai cấp công nhân đã tăng lên, địa vị xã hội của công nhân trở nên thấp kém hơn, bị đẩy xuống thêm một cấp so với nhà tư bản.

Vậy thì qui luật chung nào quyết định sự tăng giảm của tiền lương và lợi nhuận, trong mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau?

Chúng tỉ lệ nghịch với nhau. Phần của tư bản (lợi nhuận) tăng lên bao nhiêu, thì phần của lao động (tiền lương) giảm xuống bấy nhiêu, và ngược lại. Lợi nhuận tăng theo mức giảm của tiền lương, và giảm theo mức tăng của tiền lương.

Người ta có thể cãi rằng: nhà tư bản kiếm lời được nhờ việc trao đổi sản phẩm của mình với người khác một cách có lợi, hay là lượng cầu cho hàng hóa của ông ta tăng lên (do tìm ra thị trường mới hoặc do nhu cầu ở thị trường cũ nhất thời tăng lên, v.v.); vì thế, lợi nhuận của nhà tư bản này có thể tăng lên do lợi dụng những kẻ khác, mà không phụ thuộc vào sự tăng giảm tiền lương, hay giá trị trao đổi của sức lao động; hoặc là nhà tư bản có thêm lợi nhuận vì cải tiến công cụ lao động, khai thác năng lượng tự nhiên theo phương pháp mới, v.v.

Trước hết, phải thừa nhận rằng kết quả thì vẫn vậy, dù cách thức để đạt được kết quả thì ngược lại. Đúng là lợi nhuận đã tăng không phải vì tiền lương giảm, nhưng tiền lương đã giảm vì lợi nhuận tăng. Với cùng một lượng lao động của kẻ khác, nhà tư bản đã có được một lượng giá trị trao đổi lớn hơn, mà không phải trả thêm tiền cho lao động; tức là lao động được trả rẻ hơn so với thu nhập ròng mà nhà tư bản lấy về.

Thêm nữa, phải nhớ rằng: dù có những dao động trong giá của các hàng hóa, thì giá trung bình của mỗi hàng hóa, cái tỉ lệ mà nó được trao đổi với các hàng hóa khác, vẫn được qui định bởi chi phí sản xuất ra nó. Những việc lừa dối và lợi dụng lẫn nhau giữa các nhà tư bản tất nhiên sẽ bù trừ cho nhau. Sự cải tiến máy móc, việc sử dụng năng lượng tự nhiên theo cách mới để phục vụ sản xuất, có thể giúp làm ra nhiều sản phẩm hơn trong một khoảng thời gian nhất định, với cùng một lượng lao động và tư bản; nhưng nó hoàn toàn không tạo ra một lượng giá trị trao đổi lớn hơn. Nếu nhờ việc dùng máy kéo sợi, trong một giờ tôi làm được lượng sợi nhiều gấp đôi trước kia, ví dụ 100 cân thay vì 50 cân; thì cuối cùng, khi trao đổi 100 cân sợi ấy, tôi cũng không nhận được nhiều hàng hóa hơn so với khi trao đổi 50 cân sợi trước đây; vì chi phí sản xuất đã giảm đi một nửa, hay là vì với cùng chi phí như vậy, tôi đã làm ra nhiều gấp đôi sản phẩm.

Cuối cùng, dù giai cấp các nhà tư bản – trong một nước hay trên thị trường thế giới – có phân chia thu nhập ròng cho nhau theo tỉ lệ nào đi nữa, thì tổng số thu nhập ròng ấy vẫn chỉ là cái lượng mà lao động trực tiếp đã thêm vào lao động tích lũy. Thế nên tổng số ấy tăng lên theo cùng tỉ lệ với việc lao động làm tăng tư bản, tức là trùng với tỉ lệ tăng của lợi nhuận so với tiền lương.

LỢI ÍCH CỦA TƯ BẢN VÀ LAO ĐỘNG LÀM THUÊ
LÀ HOÀN TOÀN ĐỐI LẬP –
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG TƯ BẢN SẢN XUẤT VỚI TIỀN LƯƠNG

Vậy, ta thấy rằng, ngay cả khi đứng trong quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, thì lợi ích của chúng vẫn đối lập hẳn với nhau.

Tư bản tăng nhanh đồng nghĩa với lợi nhuận tăng nhanh. Lợi nhuận chỉ tăng nhanh khi mà giá của lao động, tức là tiền lương tương đối, giảm xuống cũng nhanh như thế. Tiền lương tương đối có thể giảm, ngay cả khi tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa (tức là giá trị bằng tiền của lao động) đều tăng, chỉ cần tiền lương thực tế không tăng cùng tỉ lệ với lợi nhuận. Ví dụ, nếu trong những năm kinh doanh thuận lợi, tiền lương tăng 5%, còn lợi nhuận tăng 30%, thế thì tiền lương so sánh tương đối không tăng mà giảm.

Vậy, nếu thu nhập của công nhân tăng lên cùng với sự tăng nhanh tư bản, thì cùng lúc đó, cái vực thẳm xã hội giữa công nhân và nhà tư bản cũng rộng ra; quyền lực của tư bản với lao động, sự lệ thuộc của lao động vào tư bản, đều tăng lên.

Nói rằng “công nhân quan tâm đến sự tăng nhanh tư bản” thì chỉ có nghĩa là: công nhân càng làm tăng của cải của nhà tư bản, thì những mảnh vụn mà anh ta nhận được càng to hơn, số công nhân sẽ đông hơn, đám đông nô lệ phụ thuộc vào nhà tư bản cũng nhiều lên.

Vậy ta thấy rằng:

Ngay cả hoàn cảnh thuận lợi nhất cho công nhân, tức là tư bản tăng nhanh hết sức, cũng không xóa bỏ sự đối lập về lợi ích giữa công nhân và nhà tư bản, dù nó có cải thiện đời sống vật chất của công nhân đến mức nào đi nữa. Lợi nhuận và tiền lương vẫn tỉ lệ nghịch với nhau như trước.

Nếu tư bản tăng nhanh thì tiền lương có thể tăng, nhưng lợi nhuận của nhà tư bản lại tăng lên vô cùng nhanh hơn. Địa vị vật chất của công nhân khá lên, nhưng cái giá phải trả là địa vị xã hội của anh ta hạ xuống. Vực thẳm xã hội ngăn cách anh ta và nhà tư bản lại rộng ra.

Cuối cùng:

Nói rằng “điều kiện thuận lợi nhất cho lao động làm thuê là sự tăng nhanh hết sức của tư bản sản xuất” thì cũng như nói rằng: giai cấp công nhân càng tăng lên, và càng làm mạnh thêm cái thế lực thù địch với nó, tức là của cải của kẻ khác đang thống trị giai cấp ấy; thì nó càng có điều kiện thuận lợi để lại lao động, để tăng thêm của cải của giai cấp tư sản, để tăng cường thế lực của tư bản; do đó mà chấp nhận việc tự rèn cho mình những xiềng xích bằng vàng, để giai cấp tư sản dắt mình đi theo.

1Sự tăng lên của tư bản sản xuất và sự tăng lên của tiền lương – có thật là chúng gắn bó với nhau, không thể tách rời, như các nhà kinh tế học tư sản khẳng định? Ta không nên tin lời họ. Ta không thể tin họ, ngay cả khi họ nói là tư bản càng béo tốt thì nô lệ của chúng càng được chăm chút. Giai cấp tư sản quá sáng suốt, quá chi li tính toán; nó không thể chia sẻ cái thành kiến của tên chúa phong kiến, kẻ thường phô trương sự hào nhoáng của đoàn tùy tùng của mình. Những điều kiện tồn tại của giai cấp tư sản buộc nó phải chi li.

Vì vậy ta phải nghiên cứu kĩ hơn vấn đề sau đây:

Sự tăng tư bản sản xuất ảnh hưởng tới tiền lương như thế nào?

Nếu toàn bộ tư bản sản xuất trong xã hội tư sản tăng lên, thì lao động được tích lũy theo nhiều mặt hơn. Tư bản cá nhân tăng lên, cả về số lượng và qui mô. Số lượng tư bản cá nhân tăng lên thì cạnh tranh giữa các nhà tư bản cũng tăng. Sự tăng qui mô của tư bản cho phép đưa các đạo quân công nhân hùng hậu hơn, với những công cụ chiến tranh to lớn hơn, vào chiến trường công nghiệp.

Một nhà tư bản có thể loại kẻ khác khỏi vòng chiến đấu, và chiếm lấy tư bản của kẻ đó, chỉ với việc bán rẻ hơn. Để có thể bán rẻ hơn mà không phá sản, thì ông ta phải sản xuất rẻ hơn, tức là phải tăng sức sản xuất của lao động lên hết mức.

Nhưng trên hết, sức sản xuất của lao động tăng lên là nhờ phân công lao động kĩ hơn, áp dụng máy móc nhiều hơn, và luôn cải tiến máy móc đó. Đạo quân công nhân – trong đó lao động được phân công – mà càng lớn, qui mô sử dụng máy móc mà càng lớn; thì chi phí sản xuất càng giảm đi một cách tương đối, lao động càng có năng suất. Do đó mà có sự ganh đua toàn diện giữa các nhà tư bản, để tăng cường phân công lao động, tăng cường máy móc, và sử dụng hai cái đó trên qui mô lớn nhất có thể.

Bây giờ, nếu nhờ việc phân công lao động tốt hơn, nhờ sử dụng và cải tiến các máy móc mới, nhờ việc khai thác các năng lượng tự nhiên tốt hơn và nhiều hơn; một nhà tư bản có thể dùng cùng một lượng lao động (là tích lũy hay trực tiếp thì cũng thế) mà sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn so với những kẻ cạnh tranh, ví dụ như sản xuất 1 met vải lanh trong khoảng thời gian bằng với thời gian những kẻ kia làm ra nửa met; khi đó, nhà tư bản ấy sẽ làm gì?

Ông ta có thể bán nửa met vải lanh theo giá cũ trên thị trường, nhưng thế thì không loại được đối thủ ra khỏi vòng chiến, hay mở rộng được thị trường của mình. Trong khi đó, nhu cầu thị trường của ông ta sẽ tăng lên cùng với mức tăng sức sản xuất. Thực tế là những phương tiện sản xuất mạnh hơn và đắt hơn – mà ông ta có được – cho phép ông ta bán hàng rẻ hơn, nhưng nó cũng buộc ông ta phải bán nhiều hàng hơn, phải kiểm soát được một thị trường vô cùng lớn hơn cho hàng hóa của mình; do đó, nhà tư bản ấy sẽ bán nửa met vải lanh với giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh.

Nhưng nhà tư bản sẽ không bán 1 met vải lanh bằng với mức giá mà những người kia bán nửa met, dù chi phí sản xuất ra 1 met của ông ta không nhiều hơn chi phí sản xuất ra nửa met của người khác. Nếu không làm thế thì ông ta sẽ không thu được lợi nhuận thêm nào cả, mà chỉ bù lại được chi phí sản xuất thôi. Ông ta có thể vẫn kiếm về nhiều thu nhập hơn, nhưng là vì ông ta sử dụng nhiều tư bản hơn, chứ không phải vì tư bản của ông ta tạo ra nhiều lợi nhuận hơn các tư bản khác. Vả lại, ông ta vẫn đạt được mục tiêu của mình, nếu bán hàng hóa của mình với giá chỉ thấp hơn vài % so với các đối thủ. Ông ta loại họ khỏi vòng chiến, ít ra cũng chiếm lấy một phần thị trường của họ, bằng cách hạ giá.

Cuối cùng, hãy nhớ là giá thông thường luôn thấp hơn hoặc cao hơn chi phí sản xuất, tùy theo việc bán hàng hóa diễn ra trong thời kì công nghiệp thuận lợi hay không. Tùy theo giá thị trường của 1 met vải lanh đứng cao hơn hay thấp hơn chi phí sản xuất cũ, mà số % nhà tư bản kiếm được trội hơn chi phí sản xuất thực của mình – do việc sử dụng phương tiện sản xuất mới có năng suất cao hơn – sẽ biến đổi.

Nhưng đặc quyền của nhà tư bản của chúng ta sẽ không kéo dài. Các nhà tư bản cạnh tranh với ông ta cũng sẽ sử dụng những máy móc ấy, cách phân công lao động ấy, trên một qui mô như thế hoặc thậm chí lớn hơn. Và cuối cùng, những cải tiến đó sẽ trở nên phổ biến đến mức, giá của vải lanh sẽ không chỉ thấp hơn chi phí sản xuất cũ, mà còn thấp hơn cả chi phí sản xuất mới.

Vậy là trong quan hệ với nhau, các nhà tư bản lại thấy mình ở vào đúng cái tình thế trước khi áp dụng các phương tiện sản xuất mới; và nếu trước đây, họ có thể bán số sản phẩm nhiều gấp đôi, với giá cũ; thì bây giờ, họ buộc phải bán số sản phẩm nhiều gấp đôi ấy, với giá thấp hơn giá cũ. Khi chạm đến cái mức mới, tức là chi phí sản xuất mới, thì cuộc chiến giành ưu thế trên thị trường diễn ra lại từ đầu. Phân công lao động hơn nữa, sử dụng máy móc hơn nữa, và áp dụng các biện pháp đó trên qui mô lớn hơn nữa. Và cạnh tranh một lần nữa đem lại chính cái phản ứng tương tự với kết quả đó.


Chú thích của người dịch

1 Phần này đăng trên số báo 269, ra ngày 11 tháng Tư. Trong bài báo gốc có ghi “Köln, ngày 10 tháng Tư”.

 

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH GIỮA CÁC NHÀ TƯ BẢN
TỚI GIAI CẤP CÁC NHÀ TƯ BẢN,
GIAI CẤP TRUNG GIAN, VÀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Thế là ta đã thấy: làm thế nào mà phương thức sản xuất và tư liệu sản xuất luôn được mở rộng và cách mạng hóa; làm thế nào mà sự phân công lao động nhất thiết kéo theo sự phân công lao động kĩ hơn, việc sử dụng máy móc nhất thiết kéo theo việc dùng máy móc nhiều hơn, sự sản xuất trên qui mô lớn nhất thiết kéo theo sự sản xuất trên qui mô còn lớn hơn.

Đó là cái qui luật luôn đánh bật nền sản xuất tư bản ra khỏi quĩ đạo cũ, và bắt tư bản phải tăng hơn nữa sức sản xuất của lao động, vì trước đó nó đã tăng sức sản xuất của lao động rồi; qui luật đó không cho tư bản nghỉ ngơi chút nào, và luôn thét vào tai nó: “Tiến lên! Tiến lên!”.

Chính qui luật đó sẽ tất yếu san bằng giá của hàng hóa cho ngang với mức chi phí sản xuất, trong khuôn khổ những biến động chu kì của thương mại.

Dù nhà tư bản có dùng những phương tiện sản xuất mạnh đến thế nào, thì cạnh tranh cũng sẽ làm cho các phương tiện ấy trở thành phổ biến; và khi nó đã phổ biến, thì kết quả duy nhất của sức sản xuất cao hơn của tư bản của ông ta sẽ là: ông ta phải bán một số sản phẩm nhiều gấp 10, 20, 100 lần trước kia, với giá như cũ. Nhưng vì ông ta phải tìm một thị trường, có lẽ là 1000 lần lớn hơn, để bù lại việc hạ giá bằng cách bán nhiều hàng; vì giờ đây, việc bán được nhiều hàng hơn là cần thiết, không chỉ để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, mà còn để bù lại chi phí sản xuất (bản thân các phương tiện sản xuất cũng ngày càng đắt lên, như ta đã thấy); và việc bán ra hàng loạt ấy không chỉ là vấn đề sống còn với ông ta, mà còn với cả các đối thủ của ông ta; nên cuộc đấu tranh xưa cũ lại nổ ra, khốc liệt hơn, vì các tư liệu sản xuất mới được phát minh có năng suất cao hơn. Thế nên sự phân công lao động và sử dụng máy móc sẽ lại diễn ra trên một qui mô vô cùng lớn hơn.

Dù các phương tiện sản xuất mới được sử dụng có mạnh đến thế nào, thì cạnh tranh vẫn cố cướp khỏi tay tư bản những quả ngọt bằng vàng của sức mạnh ấy, bằng cách hạ giá của hàng hóa xuống ngang với chi phí sản xuất; cùng với việc sản xuất rẻ đi, tức là việc sản xuất được nhiều hơn với cùng một lượng lao động, thì cạnh tranh cũng làm cho việc sản xuất rẻ hơn, và bán một lượng hàng hóa nhiều hơn với giá thấp hơn, trở thành một qui luật không thể chống lại. Vậy là nhà tư bản chẳng thu được gì từ những nỗ lực của mình, trừ việc buộc phải bán một lượng sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động; tóm lại là những điều kiện làm tăng giá trị của tư bản của ông ta trở nên khó khăn hơn. Vì thế, trong khi cạnh tranh, bằng cái qui luật của nó về chi phí sản xuất, luôn đuổi theo nhà tư bản, và biến mọi vũ khí mà ông ta làm ra để chống lại các đối thủ thành những thứ chống lại chính ông ta; thì nhà tư bản luôn tìm cách chiến thắng cạnh tranh, bằng cách không ngừng sử dụng các máy móc mới và phân công lao động kĩ hơn; những việc đó tốn kém hơn, nhưng cho phép nhà tư bản sản xuất rẻ hơn, thay vì đợi đến khi cạnh tranh làm cho các biện pháp ấy trở nên lỗi thời.

Bây giờ, nếu hình dung rằng cái tình hình sôi động ấy lan ra toàn bộ thị trường thế giới, thì ta sẽ hiểu được làm thế nào mà sự lớn lên, tích lũy và tập trung của tư bản lại kéo theo sự phân công lao động ngày càng kĩ, việc cải tiến máy móc cũ và sử dụng máy móc mới ngày càng nhiều; một quá trình diễn ra liên tục, gấp rút, sôi động, và trên một qui mô ngày càng lớn.

Nhưng các điều kiện ấy, gắn liền với sự tăng tư bản sản xuất, tác động tới việc qui định tiền lương như thế nào?

Sự phân công lao động mạnh hơn cho phép một công nhân có thể thực hiện công việc của 5, 10, 20 người; cạnh tranh giữa công nhân do đó mà tăng lên 5, 10, 20 lần. Công nhân cạnh tranh với nhau không chỉ bằng cách bán mình rẻ hơn người khác, mà còn bằng cách: một người làm công việc của 5, 10, 20 người; và chính sự phân công lao động, do tư bản thực hiện và thường xuyên cải tiến, đã buộc công nhân phải cạnh tranh với nhau theo cách đó.

Hơn nữa, sự phân công lao động càng tăng thì lao động càng trở nên đơn giản. Sự khéo léo đặc biệt của công nhân thì mất hết giá trị. Anh ta trở thành một sức sản xuất đơn giản, đơn điệu, không có năng lực đặc biệt gì về thể chất hay trí tuệ. Lao động của anh ta trở thành việc mà ai cũng làm được, vì thế mà những kẻ cạnh tranh dồn ép anh ta từ tứ phía. Hơn nữa, hãy nhớ rằng công việc mà càng đơn giản và dễ học thì càng tốn ít chi phí sản xuất; và tiền lương càng thấp, vì cũng như giá của mọi hàng hóa khác, nó cũng được qui định bởi chi phí sản xuất.

Vậy, lao động mà càng làm cho người ta ít thích thú, càng trở nên đáng tởm, thì cạnh tranh càng lớn, và tiền lương càng giảm.

Công nhân tìm cách giữ vững tổng tiền lương của mình bằng việc lao động nhiều hơn: làm nhiều giờ hơn, hoặc sản xuất nhiều hơn trong cùng một giờ. Vậy là bị sự nghèo túng thúc ép, anh ta lại khiến những hậu quả tai hại của sự phân công lao động tăng lên gấp bội. Kết quả là càng làm việc nhiều thì anh ta càng nhận được ít tiền lương. Nguyên nhân đơn giản là thế này: càng làm việc nhiều thì anh ta càng cạnh tranh mạnh với các đồng nghiệp, càng buộc họ phải cạnh tranh với anh ta, và đẩy họ vào điều kiện khốn khổ như anh ta; thế nên rút cục, với tư cách một thành viên của giai cấp công nhân, anh ta cạnh tranh với chính mình.

Máy móc cũng tạo ra tác động như thế, nhưng trên qui mô lớn hơn nhiều. Nó thay những công nhân khéo léo bằng những người ít khéo léo, thay đàn ông bằng đàn bà, thay người lớn bằng trẻ em; ở đâu mà máy móc mới được dùng thì nó ném hàng đống công nhân ra đường, ở đâu mà máy móc được cải tiến và có năng suất cao hơn thì nó loại trừ từng nhóm công nhân một.

Ta vừa phác thảo sơ qua những nét lớn của cuộc chiến công nghiệp giữa các nhà tư bản với nhau. Cuộc chiến này có điểm đặc biệt là sự thắng thua tùy vào việc thải hồi, chứ không phải việc tuyển thêm, đạo quân công nhân. Các tướng lĩnh, tức là các nhà tư bản, ganh đua xem ai loại bỏ được nhiều quân nhân công nghiệp nhất.

Thực ra, các nhà kinh tế học nói với ta là: các công nhân đã trở thành thừa do máy móc, có thể kiếm được việc làm trong các ngành mới.

Họ không dám quả quyết thẳng ra rằng chính các công nhân bị sa thải sẽ có việc làm trong các ngành lao động mới. Sự thật đã lớn tiếng bác bỏ lời nói dối đó. Nói đúng ra thì họ chỉ khẳng định là công ăn việc làm mới chỉ tồn tại với các bộ phận khác của giai cấp công nhân; ví dụ, nhóm công nhân trẻ tuổi, sắp bước vào các ngành công nghiệp đang suy thoái. Dĩ nhiên, đó là niềm an ủi lớn với các công nhân thất nghiệp. Các ngài tư bản sẽ không thiếu thịt và máu tươi để bóc lột – cứ để những kẻ đã chết chôn xác chết của chúng. Điều an ủi đó dường như dành cho các nhà tư bản hơn là các công nhân của họ. Nếu toàn bộ giai cấp những người làm thuê bị máy móc tiêu diệt hết, thì thật đáng sợ cho tư bản, vì không có lao động làm thuê thì tư bản không còn là tư bản nữa!

Nhưng thậm chí nếu ta giả định rằng những công nhân trực tiếp bị thất nghiệp vì máy móc, và toàn bộ thế hệ trẻ đang hi vọng có việc làm trong ngành công nghiệp đó, đều tìm được công việc mới; thì liệu ta có thể tin rằng công việc mới này cũng có mức lương cao như công việc đã mất? Nếu có, thì điều đó mâu thuẫn với các qui luật kinh tế chính trị. Ta đã thấy làm thế nào mà công nghiệp hiện đại luôn có xu hướng thay thế các công việc phức tạp, cao cấp bằng các công việc đơn giản, cấp thấp hơn.

Vậy thì cái khối công nhân, bị máy móc ném ra khỏi một ngành sản xuất, làm sao mà tìm được việc làm ở các ngành khác, trừ khi họ chấp nhận một mức lương thấp hơn?

Một ngoại lệ của qui luật này đã được viện dẫn, cụ thể đó là các công nhân làm trong ngành sản xuất ra chính máy móc. Người ta nói rằng: vì công nghiệp đòi hỏi và tiêu thụ ngày càng nhiều máy móc, nên số máy móc tất yếu phải tăng, vì thế mà việc chế tạo máy móc tăng lên, do đó mà số công nhân trong ngành chế tạo máy tăng lên; mà công nhân ngành đó lại còn là những người lành nghề, có học thức.

Kể từ năm 1840, lời khẳng định này – trước đó thì chỉ đúng một nửa – cũng chẳng còn vẻ gì là sự thật, những máy móc đa dạng nhất cũng đã được dùng trong ngành chế tạo máy, với một qui mô rộng rãi như trong ngành sản xuất sợi bông; so với những máy móc rất hoàn thiện đó, thì các công nhân trong ngành này chỉ có thể đóng vai những cái máy rất không hoàn thiện mà thôi.

Nhưng thay cho một người đàn ông bị máy móc loại ra, thì công xưởng có thể đem lại việc làm cho ba trẻ em và một phụ nữ! Nhưng chẳng phải tiền lương của người đàn ông trước kia cũng đủ để nuôi ba đứa con và người vợ hay sao? Chẳng phải tiền lương tối thiểu là đủ để duy trì và tăng thêm nòi giống hay sao? Vậy thì những câu nói mà giai cấp tư sản yêu thích ấy chứng minh cái gì? Chỉ một điều: giờ đây, để nuôi sống một gia đình công nhân, thì phải có số công nhân gấp 4 lần trước kia.

Hãy tóm tắt: tư bản sản xuất càng tăng thì sự phân công lao động và sử dụng máy móc càng tăng; sự phân công lao động và sử dụng máy móc càng tăng, thì cạnh tranh giữa công nhân càng tăng, và tiền lương của họ càng giảm.

Hơn nữa, giai cấp công nhân cũng được bổ sung từ những tầng lớp cao hơn trong xã hội; rất nhiều người kinh doanh và người thực lợi nhỏ rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản, vì họ chẳng làm được gì khác ngoài việc giơ tay ra xin việc, bên cạnh những cánh tay của công nhân. Cái rừng cánh tay giơ lên xin việc ngày càng rậm rạp, còn bản thân những cánh tay ấy thì ngày càng gầy gò.

Rõ ràng là các nhà công nghiệp nhỏ không tồn tại nổi, trong một cuộc đấu tranh mà điều kiện đầu tiên để thành công là sản xuất trên qui mô ngày càng lớn; nghĩa là phải làm một nhà công nghiệp lớn, chứ hoàn toàn không thể làm một nhà công nghiệp nhỏ.

Khối lượng và số lượng của tư bản càng tăng thì lợi tức của nó càng giảm, thế nên người thực lợi nhỏ cũng mất khả năng sống nhờ vào lợi tức của mình; họ phải nhảy vào công nghiệp, tham gia hàng ngũ các nhà công nghiệp nhỏ, làm tăng con số những kẻ sắp gia nhập giai cấp vô sản. Những cái đó cũng không cần giải thích thêm.

Cuối cùng, do tiến trình đã mô tả ở trên, các nhà tư bản càng bị buộc phải khai thác các tư liệu sản xuất khổng lồ hiện có, trên một qui mô ngày càng lớn, và do đó phải tận dụng mọi đòn bẩy tín dụng; thì những cú động đất công nghiệp càng tăng, trong đó, giới thương mại chỉ có thể tự cứu mình bằng cách đem biếu một phần tài sản, sản phẩm, thậm chí cả những sức sản xuất của chúng, cho những vị thần địa ngục; tóm lại là các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng. Khủng hoảng ngày càng thường xuyên và dữ dội chỉ là vì: lượng sản phẩm ngày càng tăng, nhu cầu mở rộng thị trường ngày càng lớn, thì thị trường thế giới ngày càng thu hẹp, và ngày càng có ít thị trường mới để bóc lột; vì mỗi cuộc khủng hoảng trước đã kéo theo những thị trường mới, hoặc ít được khai thác, vào nền thương nghiệp thế giới.

Nhưng tư bản không chỉ sống trên lưng lao động. Như một tên chủ nô quí tộc và dã man, nó mang theo xác các nô lệ của mình xuống mồ; đó là hàng đoàn công nhân bị diệt vong, trong mỗi kì khủng hoảng.

Vậy ta thấy rằng: nếu tư bản tăng nhanh thì cạnh tranh giữa công nhân lại tăng lên vô cùng nhanh hơn, tức là công ăn việc làm và tư liệu sinh hoạt của giai cấp công nhân càng giảm mạnh; thế nhưng sự tăng nhanh của tư bản lại là điều kiện thuận lợi nhất cho lao động làm thuê1.


Chú thích của người dịch

1 Trong bài báo gốc, cuối đoạn này là chữ “còn tiếp”.

 

 

 

 

 

 

Chủ nghĩa xã hội – Trả lời những câu hỏi thông thường

Brandon Madsen, Socialist Alternative (CWI ở Mỹ)-31/01/2012 – Dịch- Socialistvn

Original English article: http://www.socialistworld.net/doc/5554

 

Với sự nổi lên của phong trào Chiếm đóng (Occupy), sự phản kháng lại trật tự chính trị và kinh tế hiện tại đã thành xu thế chủ đạo. Thật khó mà tưởng tượng hình ảnh người phụ nữ quấn khăn rằn trên bìa tạp chí Thời đại (Time) – đại diện cho “Người biểu tình”, là “nhân vật của năm” – lại có nhiều điều tốt đẹp để nói về chủ nghĩa tư bản, và sự xuất hiện khắp nơi của chiếc mặt nạ Guy Fawkes – được biết đến nhiều nhờ bộ phim “V for Vendetta” – đã nhấn mạnh cho sự lan truyền rộng rãi của tư tưởng cách mạng.

Tuy nhiên, sự ủng hộ đang lên cho sự thay đổi hệ thống hiện tại vẫn chưa được đáp ứng bởi những cuộc đối thoại công khai về mô hình nào sẽ là của một hệ thống thay thế. Một cuộc thăm dò ý kiến mới ở Mỹ vào ngày 28/12/2011 đã cho thấy những người dưới 30 tuổi hoặc là người da đen dễ ủng hộ chủ nghĩa xã hội (CNXH) hơn là chủ nghĩa tư bản (CNTB), nhưng điều này không đồng nghĩa với việc hiểu rõ thế nào là CNXH hoặc làm sao để nền kinh tế và chính trị của CNXH có thể hoạt động. Chúng tôi đưa ra bài viết trả lời cho những câu hỏi thường gặp để đóng góp cho cuộc thảo luận trên.

 Nền kinh tế XHCN sẽ hoạt động như thế nào ?

 Trong CNTB, những tổ chức với lượng của cải kết xù được tập trung lại (tập đoàn) vận hành nền kinh tế, bóc lột người lao động để tăng cường của cải riêng của chúng. Điểm cốt yếu của kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là sự lật ngược mối quan hệ này lại, với người lao động vận hành nền kinh tế, tối ưu hóa của cải và năng suất lao động của xã hội để làm giàu cho cuộc sống của họ. Để làm được điều này chúng ta cần đặt của cải của những ngân hàng, tập đoàn lớn nhất dưới nền sở hữu công và sự giám sát dân chủ.

Tạo việc làm cho những người mất việc và tái cơ cấu đầu tư, việc làm hướng về những ưu tiên xã hội như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, năng lượng sạch v.v… – sẽ đem tới một sức đẩy lớn cho năng suất lao động và của cải trong xã hội. Sự vạch kế hoạch mang tính dân chủ của nền kinh tế sẽ đảm bảo cho mọi người có việc làm với mức lương tốt, chăm sóc sức khỏe chất lượng và giáo dục miễn phí ở mọi cấp độ. Nó sẽ không dùng lại ở những điều cơ bản mà chúng ta còn có thể đầu tư vào phát triển con người với âm nhạc, văn học, phim, thời trang và tất cả những hình thức phát triển văn hóa khác.

Nền kinh tế như thế cần lên kế hoạch một cách rõ ràng, điều này cũng đã đúng phần lớn ngay cả dưới chế độ CNTB. Những tập đoàn lớn hơn quy mô của cả một quốc gia có thể đưa ra kế hoạch về mức độ sản xuất, sự mở rộng phân phối, hệ thống giá cả v.v… mà không đổ vỡ nên không có lý gì người lao động lại không làm được điều tương tự.

Điều khác biệt là sự vạch kế hoạch trong CNTB thường đứt đoạn, không hoàn chỉnh và thiếu dân chủ, với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận cho các công ty. Với CNXH, ta có thể cấu trúc lại khối tài sản của thế giới với cái nhìn toàn cảnh bao quát nền kinh tế, với mục tiêu là phục vụ nhu cầu của con người, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện cho việc con người được giải phóng

Hệ thống kinh tế XHCN phải là hệ thống thống nhất toàn cầu. Đây cũng là trạng thái đã đạt được của CNTB, chúng ta đang sống trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Ngay hiện tại, toàn cầu hóa trên cơ sở CNTB đồng nghĩa với sự bóc lột dã man những nền kinh tế yếu hơn và cuộc chạy đua để đẩy đời sống của công nhân khắp mọi nơi xuống thấp hơn nữa. Trong XHCN, sự thống nhất kinh tế toàn cầu sẽ là một phần trong kế hoạch giúp làm giàu cuộc sống của nhân loại ở cấp độ toàn cầu.

Một nền kinh tế XHCN sẽ quản lý môi trường một cách hoàn toàn khác. Ngày nay, những công ty không hề quan tâm về chi phí môi trường vì họ có thể đẩy nó cho quần chúng gánh chịu. Chi phí gắng với sự ô nhiễm không khí và nước uống là thật nhưng nó không hề xuất hiện trên trên bản quyết toán của Monsanto( một tập đoàn đa quốc gia về sinh học nông nghiệp). Đấy là lý do không có tập đoàn nào sẽ thực hiện những việc cần thiết để cứu môi trường trên cơ sở của nguyên tắc “thị trường tự do”.

Sự vạch kế hoạch mang tính dân chủ của nền kinh tế sẽ triệt tiêu động lực lợi nhuận đằng sau sự đùn đẩy trách nhiệm với chi phí ô nhiễm. Thay vào đó tính hiệu quả, sự bền vững môi trường và nhu cầu cơ bản của con người sẽ là những nguyên tắc cốt lõi của những quyết định kinh tế. Thay vì những phương pháp không thỏa đáng như bóng đèn tiết kiệm điện hay chương trình tái chế, một nền kinh tế XHCN có thể đầu tư vào sự xem xét lại toàn bộ quá trình sản xuất mọi thứ, tối ưu hóa công nghệ xanh cho sự bền vững môi trường và tạo ra hàng triệu việc làm trong quá trình đó.

Nền dân chủ XHCN sẽ hoạt động như thế nào?

Như hầu hết chúng ta biết, “dân chủ” chỉ tương đương với bầu cử một lần trong vòng vài năm để những chính trị gia tham quyền và giàu có sẽ đưa ra mọi quyết định. Đương nhiên là việc này không có tính dân chủ gì cả khi mà cả quá trình trở nên thối nát bởi tiền bạc của các tập đoàn.

Ngược lại, nền dân chủ XHCN diễn ra ngày qua ngày, tuần qua tuần trong mọi nơi làm việc, trường học và cộng đồng. Công nhân sẽ thay phiên trong công việc quản lý, những người quản lý chịu sự khống chế bởi quyền bãi miễn (phế bỏ quyền hạn bởi quyết định của số đông) và thay thế bất cứ khi nào người công nhân thấy hợp lý. Mọi quyết định đều có thể bị phủ quyết bởi phiếu bầu đa số.

Chương trình giảng dạy và chính sách giáo dục sẽ được thực hiện dưới sự đồng ý của phụ huynh, giáo viên và học sinh thay vì được áp đặt từ trên xuống bởi những nhà quản lý quan liêu từ xa. Những hội đồng ở khu dân cư sẽ quyết định ai sẽ có và không có quản lý trật tự và sẽ chỉ ra những việc cần ưu tiên ở địa phương cho những viên chức được bầu.

Tất cả các nguồn đầu tư và quyết sách về kinh tế phải được quyết định một cách dân chủ. Những hội đồng ở nơi làm việc và dân cư sẽ bầu ra những đại diện cho những hội đồng địa phương và vùng miền để những hội đồng này được mở rộng một cách đại chúng, để sau đó sẽ bầu ra hội đồng cấp quốc gia. Những đại diện được bầu sẽ không có những đặc ân hay lương bổng vượt cao mức ở khu vực mà họ đại diện và tất cả nằm dưới quyền bãi miễn tức thời.

Để làm cho quá trình ra quyết định một cách dân chủ dễ dàng, nên có một khoảng thời gian dành riêng ra trong thời gian biểu làm việc và học tập cho những cuộc thảo luận và hội họp. Với của cải được tạo ra tăng lên, thời gian làm việc sẽ ngắn lại mà không ảnh hưởng đến lương bổng để mọi người dành thời gian và năng lượng tham gia vào chính trị và theo đuổi những mục tiêu của cuộc đời ngoài công việc và trường học.

 Liệu một thiểu số quan liêu sẽ lại lên chiếm quyền?

Sẽ không có một chút nghi ngờ gì khi nói rằng trong những bước đầu của một xã hội XHCN, cuộc đấu tranh chống những phần tử cơ hội tham địa vị và sự tham nhũng ngay trong hệ thống là điều cần thiết. Những tàn dư độc hại về tư tưởng thừa hưởng từ hàng thế kỷ của sự cai trị giai cấp không thể biến đi trong chốc lát. Tuy nhiên, bằng cách thiết lập nền công hữu đối với nguồn lực sản xuất, loại bỏ đặc quyền và tạo nên cơ cấu đi từ dưới lên của sự quản lý và kiểm soát mang tính dân chủ sẽ tạo nên những vật cản to lớn cho sự nổi lên và chiếm quyền của những phần tử mầm mống quan liêu.

Ví dụ chính gây nên sự sợ hãi về sự chiếm quyền của quan liêu là khi Stalin thâu tóm quyền lực ở Liên Xô chỉ vài năm sau cuộc cách mạng vô sản Nga năm 1917. Sự thoái hóa đầy bi kịch của cách mạng Nga là điều mà những người Marxist đã vật lộn trong hàng loạt cuốn sách. Kết luận cơ bản được hỗ trợ bởi những phân tích lịch sử nghiêm túc cho rằng sự thoái hóa này vừa không tự nhiên vừa không phải là không thể tránh khỏi mà là một kết quả của những trường hợp đặc thù.

Nước Nga thuộc những nước nghèo nhất trên thế giới ở thời điểm của cuộc cách mạng, và còn bị tàn phá nặng nề hơn khi những tên tư bản thống trị bị phế truất cùng quân đội của 21 nước cố gắng lấy lại quyền lực từ phong trào dân chủ của công nhân, kết quả là một cuộc nội chiến đẫm máu. Mặc dù cách mạng đã diễn ra khắp châu Âu, đáng kể nhất là ở Đức, nhưng đều đã thất bại, để lại nước Nga nghèo đói, tuyệt vọng và đơn độc.

Đây không phải mà mảnh đất lành để xây dựng CNXH. Điều căn bản của CNXH là sự sung túc đầy đủ nhưng nước Nga đã không có điều đó. Trong trường hợp này, cấu trúc dân chủ trong các Soviets (hội đồng của công nhân) đã ngừng hoạt động. Ai sẽ muốn đến họp bàn chính trị nếu không biết bữa ăn tiếp theo ra sao?

Đó là sự thiếu vắng sức mạnh của công nhân từ dưới lên, cộng với sự cô lập và đói nghèo của đất nước đã sinh ra sự quan liêu hóa trong xã hội Nga và sự nổi lên của Stalin như là kẻ cầm đầu độc đoán của bộ máy. Ngay cả điều đó cũng không phải là sự phát triển tự nhiên. Stalin đã phải bắt giam, thủ tiêu, lưu đày hoặc ép buộc phục tùng theo nghĩa đen hàng triệu người mà tội lỗi duy nhất của họ là trung thành với những nguyên tắc dân chủ của cách mạng năm 1917

Kinh nghiệm này cho thấy sự cần thiết phải nuôi dưỡng cuộc đấu tranh cho CNXH như là một phong trào toàn cầu. Bởi vì sự tước đoạt tài nguyên của chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới, một số nước sẽ thiếu đi nền tảng kinh tế bền vững cho CNXH và sẽ phải giao thương và nhận sự giúp đỡ từ các nước giàu có hơn. Nếu như nước Nga được hợp sức bởi một cuộc cách mạng thành công dù chỉ ở một nước như Đức chẳng hạn thì lịch sử đã diễn ra theo chiều hướng rất khác.

Chẳng phải sẽ dễ hơn sao nếu chỉ cải tạo CNTB ?

Đáng tiếc là trái với những số liệu chính thống, lịch sử của CNTB không phải là một quá trình không ngừng tiến đến những đỉnh cao mới của dân chủ và thịnh vượng. Thay vào đó, mỗi sự cải cách nghiêm túc cần sự đấu tranh của quần chúng và thường làm cho hệ thống này lung lay đến tận gốc rễ.

Cải cách không phải được ban cho bởi lòng tốt của những chính trị gia đầy thiện ý, mà là những sự nhượng bộ miễn cưỡng để làm dịu hoặc phân tán những phong trào nổi dậy của người lao động khao khát sự thay đổi thực sự. Cho dù đó là quyền công dân cơ bản, những ngày nghỉ cuối tuần hoặc quyền được tổ chức trong các công đoàn thì tất cả đều cần một cuộc chiến toàn lực chống lại thứ lôgic lợi nhuận là trên hết của CNTB, trong quá trình đó vô số người vô tội đã bị thủ tiêu bởi một số ít nắm quyền khi chúng liều lĩnh đạp chết cuộc đấu tranh của họ.

Trong CNTB, những cải cách từng phần không phải là vĩnh viễn, không phải là gốc rễ để bám víu vào. Như chúng ta đã thấy trong vài thập kỉ gần đây, bọn tư bản và những chính trị gia của chúng sẽ lấy đi những cải cách nếu như chúng nghĩ việc đó có thể thực hiện dễ dàng.

Những chương trình xã hội mà người dân đã chiến đấu trầy vi tróc vẩy đã bị gỡ bỏ hoặc đục khoét thông qua cắt giảm ngân sách. Sau khi đã gần như hủy diệt những công đoàn ở khu vực tư nhân – nơi mà tỉ lệ gia nhập công đoàn ít hơn 7% – chính trị gia chịu sự điều khiển của các tập đoàn kinh tế từ nước này đến nước khác đang tấn công khu vực công, nơi mà hơn 1/3 công nhân vẫn thuộc công đoàn.

Một nền tảng vững chắc cho những cải cách lâu dài đòi hỏi người lao động phải tước bỏ quyền lực chính trị khỏi những nhà tư bản và sử dụng nó: đó là lật đổ CNTB và xây dựng CNXH. Không có một con đường nào khác, cuộc đấu tranh cho những cải cách và và cuộc đấu tranh cho sự tiến lên XHCN chỉ là một.

CNXH có vẻ rất hay về mặt lý thuyết, nhưng nó có thực tế không ?

Hằng số duy nhất trong lịch sử là sự thay đổi liên tục. Từ những quốc gia dựa trên nô lệ cổ xưa cho đến chế độ của các lãnh chúa phong kiến và rồi hệ thống tư bản toàn cầu như hiện nay, con người đã liên tục lật đổ những hệ thống cũ sau khi nó trở thành vật cản cho sự phát triển tiến bộ. Tư tưởng không thực tế và viển vông nhất là tin rằng những vấn đề như chiến tranh, đói nghèo và sự hủy diệt môi trường sẽ được giải quyết trên cơ sở của CNTB.

Mặc dù CNXH mang tính thực tế nhưng nó lại không phải là điều tất yếu. Hết lần này đến lần khác, CNTB chìm trong những cơn khủng hoảng đã ép buộc công nhân và quần chúng bị đàn áp hướng đến sự trỗi dậy mang tính cách mạng. Một vài cuộc nổi dậy đã diễn ra năm ngoái mà nổi bật nhất là ở Tunisia và Ai Cập. Nhưng trong khi nhiều cuộc cách mạng đã thành công trong việc lật đổ những chính quyền, chỉ rất ít đã đạt được thay đổi mang tính hệ thống. CNTB sẽ luôn tìm cách trở lại để đè đầu cưỡi cổ công nhân, giới trẻ và người nghèo nếu chúng ta thất bại trong việc thay thế nó với một hệ thống tốt đẹp hơn.

Đó là khi những người Xã hội lên tiếng: Chúng tôi coi trọng việc nghiên cứu lịch sử, cả những thất bại và thành công của những cuộc cách mạng và phong trào quần chúng. Chúng tôi mong muốn truyền bá những bài học này rộng rãi để những cuộc cách mạng trong tương lai có thể thành công trong việc xây dựng CNXH. Đó không có nghĩa là chỉ đọc nhiều sách. Đó phải được hiểu là tích cực trong hoạt động xây dựng và tiếp cận những phong trào hiện đang có và táo bạo đưa vào tư tưởng XHCN trong khi khiêm tốn học tập từ mọi người trong cuộc đấu tranh để cùng tìm ra con đường tiến lên phía trước.

Nói không với nợ ! Nói không với thắt lưng buộc bụng ! Nói không với sự đe dọa

Fight austerity !

Bản gốc tiếng Anh – Original English version: http://www.socialistworld.net/doc/5573

Tuyên bố chung của những phân nhóm thuộc CWI ở Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len, Ý và Tây Ban Nha

9/2/2012 – Cuộc đấu tranh trên trường quốc tế có thể chấm dứt nền độc tài của thị trường-  Socialistvn đã dịch

 

Trong năm 2012, những chính phủ tư bản phụng sự cho thị trường giữ trong tay sự đau khổ và bất hạnh nhiều hơn trước. Nó có nghĩa là cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng lún sâu và cuộc chiến đang được tiến hành chống lại cuộc sống và tương lai của người lao động. Trên tất cả, đó là sự cố gắng thúc ép một chương trình thắt lưng buộc bụng – hiệp ước “Nén chặt tài chính” – đã được thông qua bởi những nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU). Cuộc tổng đình công 48 giờ đồng hồ mới nhất ở Hi Lạp vào ngày 10 và 11 tháng 2 mở ra những cuộc chạm trán giai cấp khổng lồ của cuộc chiến này. Chúng tôi, những nhóm của CWI (Ủy ban Công nhân Quốc tế) ở Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len, Ý và Tây Ban Nha được sự hỗ trợ bởi các phân nhóm CWI khác ở châu Âu bao gồm cả ở Pháp và Đức mong muốn đưa ra lời tuyên bố để trả lời cho cuộc chiến tranh giai cấp nhằm vào người lao động và giới trẻ ở đất nước chúng tôi, trả lời cho sự hăm dọa của thị trường và EU cùng sự phản pháo lại những lời lẽ như “thần chú” rằng: không có một con đường nào khác ngoài sự đầu hàng hèn nhát trước thị trường và những tay giữ nợ.

Tại châu Âu, nơi đang là tâm chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế, công nhân và giới trẻ bị tấn công bởi tầng tầng lớp lớp của cơn khủng hoảng và đối mặt với tương lai mờ mịt hơn. Trong vùng “ngoại vi” của Eurozone (Vùng lãnh thổ dùng đồng tiền chung Euro) cụ thể là Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len, Ý và Tây Ban Nha – một bức tranh toàn cảnh được hợp thành bởi thất nghiệp, đặc biệt là ở giới trẻ, cuộc suy thoái kéo dài và sự bần cùng hóa mạnh mẽ.

Những chính sách thắt lưng buộc bụng, sinh ra từ sự cương quyết bắt người lao động phải trả giá cho cuộc khủng hoảng chỉ làm kiệt quệ thêm nền kinh tế.

Những chính phủ “thân thị trường” mới, như là Đảng Bình dân ở Tây Ban Nha và một chính phủ của những kẻ kĩ trị (chuyên gia về khoa học – ở đây là khoa học kinh tế, tài chính – ND) bị bọn đầu cơ của thị trường đặt lên vai nhân dân ở Ý và Hi Lạp, đã thất bại thảm hại trong việc đảo ngược lại những xu hướng này.

Chúng ta thấy sự tất yếu của một dịch bệnh, với sự đóng băng ở Ý và Tây Ban Nha bởi thị trường nợ. Điều này đi kèm với sự mở rộng của cuộc khủng hoảng nợ để lan sang những quốc gia “trung tâm”, kể cả nước Pháp đang dần mất đánh giá tín nhiệm “AAA” (Mức độ tín nhiệm về nợ cao nhất- ND) cùng với Áo, nước có tài sản dính tới cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Âu như Hungary và Rumani.  Tất cả điều này đều cho thấy kết quả có thể xảy ra của một cơn bão tài chính khiến đồng Euro không thể sống sót trong trạng thái hiện tại.

Tống cổ khỏi đồng Eurro?

 

Chúng ta phải đối mặt với sự trở lại của chương trình nghị sự theo kiểu thực dân rõ ràng của phía những thế lực đế quốc mạnh hơn ở châu Âu, cụ thể là tư bản Đức, cùng với sự ngoan ngoãn lệ thuộc của giai cấp thống trị ở những quốc gia kinh tế yếu hơn. Đề xuất gây xúc phạm của chính quyền Đức đòi thủ tiêu sự kiểm soát ngân sách ở Hi Lạp thay vì sắp đặt một ủy viên để giám sát chính sách kinh tế ở đó là một ví dụ

 

Một trong những tính chất của giai đoạn khủng hoảng hiện tại là những “chúa tể” của hệ thống tư bản sẵn sàng bỏ qua những “tiêu chuẩn” dân chủ, nền độc tài của các ngân hàng và tập đoàn càng được phơi bày rõ hơn. Chính trị gia và các chính phủ bảo vệ hệ thống thối nát của chủ nghĩa tư bản (CNTB), giam hãm chính họ trong vai trò những con rối thực thi chính sách độc đoán của thị trường và Bộ ba (Troika – Liên minh châu Âu EU, ngân hàng trung ương châu Âu ECB và quỹ tiền tệ quốc tế IMF). Hiệp ước liên chính phủ được thông qua tại hội nghị cấp cao châu Âu gần đây nhất bảo vệ về mặt pháp luật đối với sự thống trị của chính sách thắt lưng buộc bụng là minh chứng rõ nhất cho điều này.

 

Sự cố gắng liều lĩnh của những nhà lãnh đạo tư bản, đặc biệt ở Ai Len, trong việc né tránh một cuộc trưng cầu ý dân trong vấn đề này đã thể hiện rõ lối tiếp cận phản dân chủ, áp đặt ý chí của CNTB toàn cầu. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, như là Hi Lạp dưới quyền thủ tướng Papandreou vào mùa thu này, chúng ta có thể thấy chính phủ tư bản có thể lợi dụng những cuộc trưng cầu ý dân, dựng nên những chiến dịch đe dọa, gây sợ hãi xung quanh cái “thảm họa có thể xảy ra” của sự sụp đổ kinh tế theo sau sự phủ quyết.

Xét đến cùng, chỉ có thể dựa vào sự huy động sức mạnh của công nhân và giới trẻ, được vũ trang bởi một lựa chọn thay thế những kế hoạch thảm họa của CNTB. Tuy nhiên, chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyền phủ quyết của người dân thông qua những cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức đầy đủ tính dân chủ về sự thanh toán các khoản nợ, cắt giảm xã hội. Chúng tôi cùng với hàng triệu người trẻ tuổi và công nhân sẽ đòi hỏi một tiếng nói về những thỏa thuận thắt lưng buộc bụng thông qua trưng cầu ý dân, trong đó chúng tôi sẽ tán thành một phiếu bầu nói Không rõ ràng, không mơ hồ.

Chống lại kích động sợ hãi và sự đe dọa

 

2011 đã chứng kiến sự tham gia của quần chúng lao động vào bối cảnh chính trị ở hàng loạt các quốc gia châu Âu. Ở Hi Lạp chứng kiến 7 cuộc  tổng đình công (bao gồm 2 cuộc kéo dài 48 giờ) trong năm 2011, thêm vào đó là 7 cuộc nữa trong năm 2010, trong khi đó năm 2012 bắt đầu với một làn sóng tổng đình công đầu tháng 2, được thông báo nhanh chóng sau khi những đảng phái cầm quyền thảo luận những biện pháp tàn bạo mới. Điều này thể hiện sự giận dữ tột cùng và sự cương quyết tranh đấu của công nhân Hi Lạp khi đối mặt với tình huống nguy cấp. Ở Bồ Đào Nha đã xuất hiện tổng đình công vào tháng 11 và Ý trải qua những làn sóng của đình công và biểu tình. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sự xuất hiện bùng nổ của phong trào “Indignados” (Nhân dân phẫn nộ), biểu lộ rõ sự giận dữ nhằm vào nền độc tài của bọn ngân hàng. Sự xuống đường của quần chúng ở Bucharest và những thành phố khác đã hạ bệ chính quyền Rumani trong tuần rồi.

Sự phản ứng của hê thống chính trị hiện tại cùng với sự leo thang đàn áp chính trị đã và đang là một chiến dịch kích động sợ hãi và đe dọa, khi mà viễn cảnh sự tách khỏi đồng Euro và EU được sửa soạn trên đầu người lao động như một chiếc máy chém, đánh trúng vào sự sợ hãi chính đáng của người lao động. Trên cơ sở vẫn tuân thủ những hạn chế của hệ thống CNTB, sự tách khỏi đồng Euro của một số quốc gia sẽ chắc chắn châm ngòi cho một thời kì khủng hoảng trầm trọng hơn của nền kinh tế khu vực đồng Euro, với gia tăng thất nghiệp, đói nghèo và bần cùng, ảnh hưởng tới hàng triệu người lao động, trên hết là những nước “ngoại biên” – Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len, Ý và Tây Ban Nha.

Bởi vậy, giai cấp lao động và những phong trào xã hội, với sự hỗ trợ của các đảng cánh tả lớn tại quốc gia đó có nhiệm vụ vạch ra một chương trình vượt qua cuộc khủng hoảng, thách thức và vượt ra khỏi những khuôn khổ và lô-gíc của khu vực đồng Euro và hệ thống thị trường hiện tại.

Điều này phải bắt đầu với sự từ chối rõ ràng việc trả các khoản nợ công cho bè lũ tham lam của thị trường và các nhà nước, cũng như đối với những thể chế tài chính như ECB(Ngân hang trung ương châu Âu). Những khoản nợ khổng lồ này là kết quả của sự tích trữ, đầu cơ tư bản, sự quản lý tệ hại đầy tội ác và chủ nghĩa gia đình trị của những chính phủ nối tiếp nhau theo chủ nghĩa tự do mới, kể cả những đảng phái mạo danh “xã hội chủ nghĩa” ở Tây Ban Nha, Hi Lạp, Bồ Đào Nha và những nơi khác, tất cả được nhân lên nhiều lần bởi số tiền để cứu nhiều ngân hang. Tất cả đều không phải là trách nhiệm của nhân dân.

Một mặt, những nguồn đầu tư chính đáng của người lao động, như quỹ lương hưu, phải được bảo vệ, mặt khác, sự dẫn xuất nguồn tài nguyên của xã hội để trả cho gánh nặng tội lỗi này phải bị phản đối kịch liệt. Vượt ra ngoài những lý luận điên khùng của số ít những kẻ cai trị, thừa hành mệnh lệnh của Bộ ba(ECB, EU, IMF), những tài nguyên này có thể được dùng để tạo ra hàng triệu việc làm, tạo dựng một hệ thống phúc lợi xứng đáng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục công, cùng với đó là tổ chức sản xuất kinh tế có hiệu quả thông qua những chương trình đầu tư công khổng lồ. Trên cơ sở đó, quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng và tài chính, cũng như các ngành kinh tế then chốt đặt dưới sự kiểm soát và quản lý mang tính dân chủ của người lao động. Một kế hoạch khẩn cấp có thể được đề xuất để tạo ra hàng loạt việc làm và phục hồi mức sống. Từ đó chúng ta sẽ thấy những chính sách XHCN thật sự được đặt vào đúng chỗ là sự khởi đầu cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản đặt lên vai quần chúng lao động và người thất nghiệp.

Chúng ta được bảo rằng những biện pháp đó sẽ dẫn tới nhiều quốc gia bị loại trừ khỏi khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, dưới sự công kích dữ dội của chính sách thắt lưng buộc bụng và con đường cùng mà các nền kinh tế yếu hơn bị các cường quốc dồn vào, những kết cục như là vỡ nợ và bị tống ra khỏi đồng Euro hiện ra gần như chắc chắn! Đó là sự thật, trên cơ sở sự tiếp tục của CNTB và ở ngoài đồng Euro, cơn ác mộng của nhân dân lao động sẽ tiếp diễn hoặc còn tệ hơn  khi mà đồng tiền mất giá đồng nghĩa với cắt giảm mức sống và tiết kiệm dưới sự tấn công của CNTB Hi Lạp, mặc dù mang tiếng là “độc lập” khỏi khối EU. Nhưng con đường tránh khỏi thảm họa kinh tế cho giai cấp lao động chính là không thể chấp nhận thêm những tấn công nhắm vào quyền lợi và điều kiện sống để rồi cũng sẽ bị đá ra khỏi châu Âu sau đó. Từ quan điểm của bọn tư bản, sự lựa chọn mà chúng ta đang phải đối sẽ là: a) giữ chân trong EU và chấp nhận sự hủy diệt hoàn toàn nền phúc lợi xã hội hoặc b) thoát khỏi đồng Euro và đối mặt với sự cô lập về kinh tế, xuống dốc thê thảm về mức sống và cả sự đói nghèo không thể lường nổi.

Người dân lao động của châu Âu dù sao cũng còn một lựa chọn thứ 3: điều này bắt đầu việc tổ chức để bảo vệ điều kiện sống, quyền lợi của công nhân và chấm dứt với CNTB. Điều này cần phải được lan rộng để đoàn kết nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Sự đoàn kết của công nhân các nước Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và Ai Len để đảo ngược thỏa thuận “cứu trợ” mục ruỗng và chính sách thắt lưng buộc bụng là một bức cần thiết hướng đến việc xây dựng một sự thay đổi.

Chúng tôi đương nhiên là không chia sẻ quan điểm mang tính quốc gia hẹp hòi của những người ủng hộ rời bỏ đồng Euro như là một giải pháp. Sự căng thẳng giữa các quốc gia leo thang theo cuộc khủng hoảng, đặc biệt thấy rõ trong hàng tràng những lời lẽ tuyên truyền chống Hi Lạp, được phun ra bởi những đại diện của CNTB ở Đức, Pháp, Áo và nhiều quốc gia khác, đưa tới sự gia tăng nguy hiểm những cảm tính chia rẽ và mang tính dân tộc chủ nghĩa. Những cảm tính này có thể bị đám cực hữu nham hiểm hay những lực lượng dân túy lợi dụng. Cùng với sự thiếu vắng sự đại diện về chính trị của cánh tả cho người lao động, có thể dẫn tới những kết quả nguy hiểm như đã thấy ở Hungary, Áo và một số nơi khác.

Và đương nhiên, chúng tôi sẽ không bao giờ mong đợi những chính phủ phục vụ cho giai cấp thống trị đồng ý, chứ đừng nói tới thực thi, những chính sách mà chúng tôi chủ trương. Con đường thoát khỏi khủng hoảng chỉ có thể được thực hiện dựa trên những cơ sở của một phong trào chống tư bản quốc tế, với đường lối rõ ràng và một chính phủ đại diện và phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động.

Để đối mặt với sự tách ra khỏi đồng Euro, đầu tiên, một chính phủ của nhân dân lao động có thể thực thi một chương trình khẩn cấp bao gồm kiểm soát nhà nước đối với xuất và nhậu khẩu và sự áp đặt của kiểm soát tư bản để tránh “cuộc di chuyển” tư bản bởi những chủ tư sản và công ty đa quốc gia đói khát lợi nhuận, đặt nó dưới sự kiểm soát dân chủ của những đại diện được bầu ra. Những biện pháp như thế phải được nhân rộng và đấu tranh xuyên khắp lục địa.

Trên cơ sở đó, sự hợp nhất chính đáng của nền kinh tế và xã hội châu Âu, thứ mà chính những chính sách của những chính phủ cho giới chủ và hệ thống CNTB đã cản trở, sẽ tạo được những bước tiến.

Trên cơ sở một sự kêu gọi đến toàn thể những đồng minh của giai cấp công nhân Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và Ai Len và cả ở những nền kinh tế phát triển then chốt như Đức, Pháp và Anh v.v…, cuộc đấu tranh sẽ giành được sự ủng hộ mạnh mẽ và nhanh chóng khắp châu Âu

Những quốc gia bị tống ra khỏi EU thành lập một liên bang dựa trên cơ sở XHCN, có thể bắt đầu với sự vạch kế hoạch dân chủ mang tầm quốc tế và tái cơ cấu nền kinh tế như là một phần trong cuộc đấu tranh cho một liên bang XHCN của những nhà nước công nhân độc lập ở châu Âu, trên cơ sở tự do và công bằng.

Sự lựa chọn thay thế của những người Quốc tế để chấm dứt sự khốn cùng của khủng hoảng

 

Rất nhiều ngày hành động quốc tế đã được tổ chức trong năm qua, và đã cho thấy thoáng qua sức mạnh hùng vĩ mà công nhân và giới trẻ được huy động xuyên biên giới có thể giải phóng. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2011, phong trào Indignados(nhân dân phẫn nộ) / phong trào Occupy (chiếm đóng) đã đưa hàng triệu người xuống đường trên thế giới. Liên minh các công đoàn châu Âu (TUC) đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, cuộc mới nhất được lên kế hoạch là ngày 29 tháng 2, điều này có nhiều tiềm năng để huy động lực lượng, nhưng biểu tình tượng trưng là chưa đủ. Chúng tôi ủng hộ xây dựng thêm những những sự khởi xướng như vậy, hướng tới cuộc tổng đình công 24 giờ xuyên châu Âu. Những cuộc biểu tình trong nước ở Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và Ai Len nên được phối hợp để cùng lúc thể hiện sự đối lập với những thỏa thuận cứu trợ tài chính cho ngân hàng và chính sách thắt lưng buộc bụng, như là một sự bày tỏ mạnh mẽ tinh thần đoàn kết và sức mạnh.

 

Tuy nhiên, chúng ta đã thấy từ biểu hiện của lãnh đạo TUC châu Âu ở nước họ rằng mục đích của họ không phải là lãnh đạo một cuộc đấu tranh nghiêm túc đến tận cùng để chống lại cuộc khủng hoảng của tư bản. Đáng thương thay, giai cấp lao động ở nhiều quốc gia đối mặt với cuộc khủng hoảng với hàng ngũ lãnh đạo công đoàn không xứng đáng với vị trí của mình, những người đã khước từ một cách có hệ thống sự huy động sức mạnh toàn thể của số đông để chống lại những đợt tấn công của thị trường.

Công nhân và giới trẻ ở Hi Lạp và Bồ Đào Nha đã cho thấy những dấu hiệu thể hiện bằng cách nào mà sức ép của quần chúng và sự tổ chức từ phía dưới lên có hiệu quả như thế nào để đẩy tầng lớp lãnh đạo như thế đến hành động cụ thể. Ủy ban công nhân thế giới (CWI) đấu tranh cho sự chuyển hóa dân chủ của các công đoàn, cho sự xây dựng sự đối lập cánh tả, cho sự thay thế những chức vụ lãnh đạo hữu khuynh bằng những người có tâm huyết đấu tranh chịu trách nhiệm và được kiểm soát bởi những thành viên công đoàn, được trả mức lương trung bình so với các thành viên. Những cuộc tổng đình công sắp tới sẽ phải được xây dựng và kiểm soát dân chủ từ dưới lên thông qua những cuộc họp quần chúng tại chỗ làm việc, trong cộng đồng dân cư và trong những ủy ban hành động, để đảm bảo rằng những cuộc đấu tranh sẽ đạt được hiệu quả và không bị bán đứng từ phía lãnh đạo bên trên.

Chúng tôi tự tin là nếu được vũ trang bởi những tổ chức và chính sách như trên, một sự lựa chọn thay thế tích cực sẽ được phổ biến và tranh đấu. Nhưng một điều cốt yếu của quá trình này phải là sự rèn luyện những tổ chức chính trị quần chúng, được kiểm soát bởi quản đại đa số là công nhân, giới trẻ và người nghèo, để xây dựng sự ủng hộ và vận động cho một sự lựa chọn thay thế những sự cắt giảm hiện tại và CNTB. Một phong trào mới như vậy của cánh tả phải có khả năng dẫn hướng cho sự giận dữ của những con người cảm thấy ghê tởm trước hệ thống chính trị đã được thiết lập để xây dựng những lực lượng hoàn toàn tách biệt với những lực lượng đã phản bội họ.

Hãy gia nhập CWI trong công cuộc mang công nhân và giới trẻ lại với nhau xung quanh quan điểm này.

Chúng tôi đòi hỏi:

 

  • Chấm dứt nền độc tài của 1% dân số! Cho nền dân chủ thực sự ngay bây giờ! Quyền quyết định là của công nhân và những người mất việc làm, không phải của thị trường

 

  • Nói không với ngõ cụt của chính sách thắt lưng buộc bụng! Cho sự đầu tư mạnh mẽ vào việc làm, nhà ở, giáo dục và xã hội thay vì cắt giảm! Chấm dứt ác mộng của thất nghiệp trong giới trẻ!

 

  • Một giải pháp dựa trên sự đấu tranh quốc tế! Cho những cuộc tổng đình công được phối hợp! Hướng tới một cuộc tổng đình công 24 giờ toàn châu Âu!

 

  • Những công đoàn mang tính dân chủ và tính đấu tranh! Xây dựng cuộc đấu tranh từ dưới lên thông qua những cuộc tập họp và những ủy ban hành động! Xây dựng những công cụ đấu tranh cánh tả cho quần chúng lao động và giới trẻ!

 

  • Từ chối sự tống tiền của Bộ ba(ECB, IMF và EU) và của thị trường! Chỉ có cuộc đấu tranh của quần chúng mới có thể chống lại xiềng xích của chính sách thắt lưng buộc bụng! Nói không với những chính phủ “kĩ trị” phản dân chủ! Trưng cầu dân ý về những kế hoạch thắt lưng buộc bụng mới của EU!

 

  • Cho một châu Âu của công nhân! Phản đối châu Âu TBCN! Đấu tranh cho một liên bang XHCN của những quốc gia tự do và độc lập trên toàn châu Âu!

Socialismo Revolucionario (CWI ở Bồ Đào Nha)

ControCorrente (những người ủng hộ CWI ở Ý)

Socialist Party (CWI ở Ai Len)

Xekinima (CWI ở Hi Lạp)

Socialismo Revolucionario (CWI ở Tây Ban Nha)