Iraq
Cộng hoà Iraq | |||||
---|---|---|---|---|---|
الجمهورية العراقية (tiếng Ả Rập) Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah (tiếng Ả Rập) عیراق (tiếng Kurd) Komara Iraqê (tiếng Kurd) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
الله أَكْبَر (Allahu Akbar) (Tiếng Ả Rập: "Thượng Đế vĩ đại") |
|||||
Quốc ca | |||||
Mawtini¹ | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Jalal Talabani Haider al-Abadi |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Ả Rập, tiếng Kurd | ||||
Thủ đô | Baghdad² - بغداد |
||||
Thành phố lớn nhất | Baghdad | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 437.072 km² (hạng 57) | ||||
Diện tích nước | 1,1% % | ||||
Múi giờ | UTC+3 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
3 tháng 10, 1932 | Từ Anh | ||||
28 tháng 6, 2004 | Từ Chính quyền Lâm thời Iraq điều khiển bởi Hoa Kỳ | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 31.129.225 [1] người (hạng 39) | ||||
Mật độ | 62 người/km² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2003) | Tổng số: 38,790 tỉ Mỹ kim | ||||
HDI (2003) | không xếp hạng | ||||
Đơn vị tiền tệ | Dinar Iraq (IQD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .iq | ||||
¹ Quốc ca của người Kurd là Ey Reqib ² Thủ đô của Vùng tự trị Kurd là Arbil ³ Tôn giáo chính thức là đạo Hồi nhưng người dân được tự do tín ngưỡng |
Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc) - (tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah) - (tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Saudi, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông. Thủ đô Baghdad là trung tâm của đất nước này. Quốc gia này có dân số trong tổng số 36 triệu người, trong đó khoảng 97% theo đạo Hồi, chủ yếu là Shia, Sunni, và các nhóm Kurd.
Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng 58 km (36 mi) ở phía bắcVịnh Ba Tư và lãnh thổ bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, phần tận cùng phía tây bắc của dãy núi Zagrosm, và phần phía đông của hoang mạc Syria.[2] Hai sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của Iraq và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Các sông này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vùng đất này.
Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là lưỡng hà và được cho là nơi sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất. Vùng đất này cũng là nơi sinh ra nhiều nền văn minh kể từ thiên niên kỷ 6 TCN. Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử quốc gia này, Iraq từng là trung tâm của đế quốc Akkadian, Sumerian, Assyrian, và Babylon. Nó cũng là một phần của các đế quốc Median, Achaemenid, Hellenistic, Parthian, Sassanid, Roman, Rashidun, Umayyad, Abbasid, Mongol, Safavid, Afsharid, và Ottoman, và dưới sự kiểm soát của Anh là League of Nations mandate.[3]
Biên giới hiện đại của Iraq đã được phân định chủ yếu vào năm 1920 bởi các Hội Quốc khi Đế quốc Ottoman đã được chia cho theo Hiệp ước Sèvres. Iraq đã được đặt dưới thẩm quyền của Vương quốc Anh như là Nhiệm vụ của Anh Lưỡng Hà. Một chế độ quân chủ được thành lập vào năm 1921 và Vương quốc Iraq giành được độc lập từ Anh năm 1932. Năm 1958, chế độ quân chủ bị lật đổ và Cộng hòa Iraq đã được thành lập. Iraq được kiểm soát bởi của đảng Ba'ath từ năm 1968 cho đến năm 2003. Sau Cuộc xâm lược của Hoa Kỳ và lực lượng đa quốc gia, Saddam Hussein của đảng Ba'ath đã bị truất phế và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra. Sự hiện diện của Mỹ ở Iraq kết thúc năm 2011.[4] nhưng các cuộc nổi dậy ở Iraq tiếp tục diễn ra và tăng cường các máy bay chiến đấu từ nội chiến Syria đổ vào nước này.
Mục lục
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng đất màu mỡ Lưỡng Hà Châu nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris là nơi hình thành một số nền văn minh cổ đại trên thế giới như Sumer, Babylon, Assyria. Sau một thời gian dài là một bộ phận của Ba Tư, nó đã bị người Ả Rập xâm chiếm vào năm 637 và năm 762 Khalif đã được chuyển tới thành phố mới Bagdad (gần Babylon cổ). Thành phố này là trung tâm của thế giới Ả Rập cho đến khi bị sáp nhập vào Đế chế Ottoman năm 1534.
Năm 1915, quân đội Anh xâm chiếm Iraq và thiết lập chế độ thuộc địa theo sự phân chia của Hội Quốc Liên, chế độ này bị kết thúc bằng sự độc lập của Iraq năm 1932. Những người theo đường lối chủ nghĩa xã hội Ả Rập, đảng Ba'ath, đã giành quyền lãnh đạo vào năm 1968 và thiết lập một chế độ hà khắc, đặc biệt là sau khi Saddam Hussein lên nắm quyền năm 1979. Trong thập niên 1980 đã xảy ra Chiến tranh Iran-Iraq giữa Iraq và nước láng giềng Iran, được kết thúc năm 1988.
Sau khi Iraq tấn công Kuwait năm 1990 và Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 tiến hành bởi các lực lượng quốc tế nhằm đáp trả hành động xâm lược của Iraq thì Iraq đã bị cô lập trên trường quốc tế đến mùa xuân năm 2003 khi các quân đội Mỹ, Anh, Úc và Ba Lan tấn công vào Iraq bằng không quân, hải quân và lục quân sau khi Iraq không đồng ý cho các lực lượng quốc tế vào tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đảng Ba'ath và Saddam Hussein bị lật đổ vì sức kháng cự của quân đội Iraq hết sức yếu ớt.
Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
Bài đọc chính: Chính trị Iraq
Từ năm 1979 cho đến năm 2003 Iraq là một quốc gia độc tài, toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung trong tay đảng Ba'ath dưới sự lãnh đạo của tổng thống Saddam Hussein. Chính quyền này tự cho là dân chủ nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống gian dối cuối cùng Saddam Hussein đã nhận được 100% số phiếu bầu với 100% số phiếu được kiểm.
Nghị viện duy nhất của Iraq là Quốc hội hay Majlis al-Watani có 325 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Cũng giống như bầu cử tổng thống, không có ứng viên nào không phải là đảng viên đảng Ba'ath.
Iraq hiện nay (thời điểm 2004-2005) nằm dưới sự chiếm đóng của Mỹ sau Chiến tranh Iraq-Mỹ và liên quân làm tan rã đảng Ba'ath vào tháng 4 năm 2003. Tương lai chính trị của đất nước này hiện nay không chắc chắn do hàng loạt các cuộc tấn công của du kích quân vào quân đội Mỹ và liên quân làm cho hy vọng về sự ổn định hậu chiến trở nên mong manh. Cướp bóc tràn lan, tội phạm cũng như các vấn đề về hạ tầng cơ sở vẫn tiếp tục tàn phá đất nước này. Người đứng đầu quản lý dân sự của lực lượng chiếm đóng là ông L. Paul Bremer. Chính quyền lâm thời chỉ định hội đồng bộ trưởng và các chức vụ khác.
Tháng 11 năm 2003 Mỹ thông báo có kế hoạch trao trả quyền độc lập cho chính quyền lâm thời Iraq vào giữa năm 2004. Kế hoạch do Mỹ cam kết hỗ trợ (tiến hành tổ chức họp kín để bầu ra các chức vụ lãnh đạo) đã bị giáo chủ Ali al-Sistani phản đối. Kết quả của việc phản đối này là hàng loạt các cuộc biểu tình hòa bình phản đối kế hoạch kể trên. Sistani, giáo sĩ có uy tín nhất tại Iraq nói rằng kế hoạch này dễ bị biến tướng và chỉ tạo ra một chính quyền thân Mỹ mà không đại diện cho nhân dân. Mỹ đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc để giải quyết những bất đồng này.
Việc chuyển giao chủ quyền diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2004. Tổng thống tạm quyền là Sheikh Ghazi Mashal Ajil al-Yawer, và thủ tướng tạm quyền là Iyad Allawi.
Theo luật về điều hành Iraq trong giai đoạn chuyển tiếp (Hiến pháp tạm thời) ký tháng 3 năm 2004 thì việc điều hành đất nước do Hội đồng tổng thổng gồm 3 thành viên đảm nhiệm. Hệ thống bầu cử sẽ đảm bảo một cách có hiệu quả để đại diện cho ba sắc tộc chính ở Iraq đều có sự hiện diện. Hiến pháp công nhận các quyền tự do cơ bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hiệp hội và trên nhiều phương diện nó cởi mở hơn so với Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên có nhiều điểm gây tranh cãi như việc công nhận mọi đạo luật có hiệu lực kể từ ngày chuyển giao quyền lực không thể bãi bỏ hay sự không rõ ràng trong việc lực lượng liên quân có thể kiểm soát đất nước hay không cho dù có sự chuyển giao quyền lực. Lực lượng quân đội, cảnh sát Iraq hiện nay với trang thiết bị nghèo nàn khó có thể kiểm soát tình hình an ninh trong nước. Điều đó có nghĩa là liên quân sẽ còn ở Iraq trong nhiều năm tới.
Cuối tháng 1 năm 2005 người dân Iraq lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2003 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Với 48% số phiếu nhận được, liên minh của người Shi’ite đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử của Iraq. Liên minh của cộng đồng Kurd đứng thứ hai với 26% phiếu, theo công bố 13/2/2005 của Uỷ ban bầu cử. Sau bầu cử là cuộc chạy đua để thành lập một chính quyền mới với nhiều khó khăn, và đến tận 07/4 Tổng thống lâm thời mới của Iraq Jalal Talabani chính thức làm lễ tuyên thệ.
Các tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]
Bài đọc chính: Các tỉnh Iraq
Iraq được chia thành 18 tỉnh (tiếng Ả Rập: muhafazat, số ít muhafazah; tiếng Kurd: پاریزگه hay Pârizgah). Lúc thì gọi nó là "chế độ thống đốc," nhất là trong những văn kiện của chính phủ Iraq.
- Al Anbar
- Al Basrah
- Al Karbala
- Al Muthanna
- Al Qadisyah
- An Najaf
- Arbil
- As Sulaymaniyah
- At Ta'mim
- Babil
- Baghdad
- Dahuk
- Dhi Qar
- Diyala
- Maysan
- Ninawa
- Salah ad Din
- Wasit
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Bài đọc chính: Địa lý Iraq
Phần lớn đất đai Iraq là sa mạc, nhưng khu vực giữa hai con sông lớn Euphrates và Tigris là đất màu mỡ do hai con sông này bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ khoảng 60 triệu mét khối hàng năm. phía bắc đất nước là khu vực miền núi rộng lớn với đỉnh cao nhất là Haji Ibrahim cao 3,600 m. phía nam Iraq có bờ biển ngắn nhìn ra vịnh Ba Tư. Gần phía bờ biển và dọc theo Shatt al-Arab là những khu đầm lầy, tuy nhiên phần lớn khu vực này đã được cải tạo tưới tiêu những năm thập niên 1990.
Khí hậu phần lớn là khí hậu miền xa mạc với mùa đông ôn đới lạnh và mùa hè khô, nóng, ít mưa. Vùng núi phía bắc có mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có nhiều tuyết rơi có thể gây ngập lụt. Thủ đô Baghdad nằm ở phần trung tâm đất nước trên bờ sông Tigris. Các thành phố lớn khác như Basra ở phía nam, Mosul ở phía bắc. Iraq được coi là một trong số 15 quốc gia thuộc "cái nôi của nhân loại".[cần dẫn nguồn]
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước. Việc thiếu sự phát triển trong các lĩnh vực khác làm cho tỉ lệ thất nghiệp 18%–30% và kéo tụt GDP đầu người còn 4.000 USD.[5] Việc làm trong lĩnh vực công chiếm gần 60% số lao động toàn thời gian năm 2011.[6] Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu tạo ra rất ít việc làm.[6] Hiện tại Hiện nay chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn phụ nữ (ước tính cao nhất cho năm 2011 là 22%) tham gia vào lực lượng lao động.[6]
Trong thập niên 1980 các chi phí khổng lồ cho Chiến tranh Iraq-Iran do Saddam Hussein phát động cũng như các tổn thất nặng nề cho ngành khai thác dầu khí đã gây ra nhiều khó khăn về tài chính cho Iraq và chính quyền Saddam phải sử dụng các biện pháp bắt buộc như thực hiện chính sách tài chính buộc chặt, vay lãi, chậm trả nợ. Thiệt hại của Iraq do cuộc chiến tranh này gây ra ước độ 100 tỷ đô la Mỹ. Sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1988, xuất khẩu dầu mỏ của Iraq lại tăng lên do việc xây dựng các đường ống dẫn dầu mới và phục hồi của các cơ sở khai thác dầu.
Iraq xâm lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 với hậu quả là trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế cũng như tổn thất của chiến tranh vùng Vịnh do liên quân, đứng đầu là Mỹ, tiến hành tháng 1 năm 1991 đã làm suy giảm các hoạt động kinh tế của I-rắc. Chính sách sử dụng vũ lực cũng như các chi phí để duy trì an ninh của chính quyền Iraq đã làm cho nền kinh tế suy yếu.
Việc Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq thực thi chương trình "đổi dầu lấy lương thực" vào tháng 12 năm 1996 đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân Iraq. Trong sáu tháng giai đoạn đầu tiên của chương trình này Iraq được phép xuất khẩu một lượng giới hạn dầu mỏ để đổi lấy lương thực, thuốc men và một số nhu yếu phẩm khác.
Tháng 12 năm 1999 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này với một lượng đủ để đảm bảo các nhu cầu dân sự. Dầu mỏ đã được xuất khẩu nhiều hơn 3/4 sản lượng của thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên 28% thu nhập của Iraq từ xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này đã bị chiết trừ vào quỹ đền bù và dành cho các chi phí quản lý của Liên Hiệp Quốc. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2001 đã bị giảm mạnh do kinh tế thế giới đi xuống cũng như giá dầu mỏ giảm mạnh.
Kể từ sau sự kiện xâm chiếm Iraq vào 2003 đã có những cố gắng để đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi các hậu quả chiến tranh cũng như thế giới tội phạm tràn lan.
Dầu và năng lượng[sửa | sửa mã nguồn]
Với trữ lượng dầu 143,1 tỷ thùng (2,275×1010 m3) đã được xác định, Iraq xếp thứ 2 trên thế giới sau Ả Rập Saudi về trữ lượng dầu.[7][8] Sản lượng dầu đạt 3,4 triểu thùng/ngày vào tháng 12 năm 2012.[9] Iraq dự định tăng sản lượng đến 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2014.[10] Chỉ có khoảng 2.000 giếng dầu đã được khoan ở Iraq, so với khoảng 1 triệu giếng chỉ tính riêng ở Texas.[11] Iraq là một trong những nhà sáng lập của tổ chức OPEC.[12][13]
Tính đến năm 2010, mặc dù cải thiện an ninh và hàng tỷ đô la doanh thu dầu, Iraq vẫn tạo ra khoảng một nửa lượng điện cho nhu cầu của khách hàng, dẫn đến các cuộc biểu tình trong những tháng hè nóng bức.[14]
Ngày 14 tháng 3, 2014, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết sản lượng dầu của Iraq đã tăng nửa triệu thùng một ngày vào tháng Hai tới trung bình 3,6 triệu thùng một ngày. Đất nước này đã không được bơm nhiều dầu như thế nhiều kể từ năm 1979, khi Saddam Hussein lên nắm quyền.[15]
Dân số[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch sử dân số tính theo triệu dân | ||
---|---|---|
Năm | Dân số | ±% năm |
1878 | 20 | — |
1947 | 48 | +1.28% |
1957 | 63 | +2.76% |
1977 | 120 | +3.27% |
1987 | 163 | +3.11% |
1997 | 220 | +3.04% |
2009 | 316 | +3.06% |
Nguồn: [16][17][18] |
Theo ước tính tháng 4 năm 2009, tổng dân số Iraq là 31.234.000,[19] dân số năm 1878 chỉ khoảng 2 triệu người.[16] Chính phủ Iraq công bố dân số đạt 35 triểu do bùng nổ dân số sau chiến tranh.[20]
Khoảng 75% dân số Iraq là người Ả Rập[5], dân tộc người thiểu số chính là người Kurd (15%) sống tại khu vực miền bắc và đông bắc nước này. Nhũng dân tộc khác có thể kể đến là người Turkoman, Assyria, Iran, Lur, Armenia.[5] Khoảng 20.000 Người Ả Rập Marsh sống ở miền nam Iraq.[21] Iraq cũng có khoảng 2.500 người Chechen.[22] Miền nam Iraq bao gồm những người Iraq gốc Phi, một di sản của chế độ nô lệ thực hành thời Caliphate Hồi giáo bắt đầu trước Zanj Rebellion của thế kỷ thứ 9, và vai trò của Basra là một cổng chính.[23]
Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Iraq là một quốc gia theo đạo Hồi; Người theo đạo hồi chiếm khoảng 97% dân số,[5] bao gồm Shia và Sunni. Các nguồn tham khảo cho thấy khoảng 65% người theo đạo Hồi ở Iraq là Shia, và khoảng 35% là Sunni.[5][24] Người theo Sunni than phiền phải đối mặt với phân biệt đối xử trong gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Nouri al-Maliki từ chối điều này.[25] Người Iraq theo công giáo đã định cư ở vùng đất ngày nay là Iraq cách nay 2000 năm.[26] Người theo công giáo khoảng 1,4 triệu năm 1987.[27] người Assyria bản địa, hầu hết trong số họ là tín đồ của Chaldean Catholic Church, Giáo hội Đông phương Assyria và Giáo Hội Chính thống Syria chiếm hầu hết dân số Kitô giáo. Ước tính số lượng các Kitô hữu giảm từ 8-10% trong giữa thế kỷ 20 đến 5% trong năm 2008. Hơn một nửa số Kitô hữu Iraq đã trốn sang các nước láng giềng kể từ đầu chiến tranh, và số nhiều đã không quay trở lại, mặc dù một số di cư trở về quê hương Assyria truyền thống trong khu vực tự trị của người Kurd.[28][29]
Ngoài ra còn có các nhóm tôn giáo nhỏ của dân tộc thiểu số như Mandaean, Shabaks, Yarsan và Yezidi. Cộng đồng người Do Thái Iraq có số lượng khoảng 150.000 vào năm 1941, đã gần như hoàn toàn rời khỏi đất nước này.[30]
Iraq có hai nơi linh thiêng nhất trên thế giới trong nhóm Hồi giáo Shia là Najaf và Karbala.[31]
Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính, Tiếng Kurd được nói trong số khoảng 10–15% dân số, tiếng Azerbaijan,[32] tiếng Neo-Aramaic của Assyrian và các nhóm khác khoảng 5%.[5]
Trước cuộc xâm lược năm 2003, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Kể từ khi Hiến pháp Iraq được thông qua tháng 6 năm 2004, cả tiếng Ả Rập và Kurdish là hai ngôn ngữ chính thức,[33] trong khi Assyrian Neo-Aramaic và tiếng Turkmen (được gọi theo thứ tự là "Syriac" và "Turkmen" trong Hiến pháp) được công nhận là các ngôn ngữ địa phương.[34] Ngoài ra, bất kỳ vùng hay tỉnh có thể tuyên bố ngôn ngữ chính thức khác nếu phần lớn dân cư chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý.[35]
Theo Hiến pháp Iraq: "Tiếng Ả Rập và Kurd là 2 ngôn ngữ chính thức của Iraq. Để giáo dục trẻ em tiếng mẹ đẻ của chúng, như tiếng Turkmen, Syriac/Assyrian, và Armenian nên được bảo đảm trong cơ sở giáo dục của chính phủ theo hướng dẫn giáo dục, hoặc trong bất kỳ ngôn ngữ khác trong các cơ sở giáo dục tư nhân".[36]
Tị nạn[sửa | sửa mã nguồn]
Sự di tản của người Iraq bản địa đến các quốc gia khác được gọi là diaspora Iraq. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 2 triệu ngưới Iraq đã rời khỏi đất nước của họ sau sự xâm lược của lực lượng đa quốc gia vào Iraq năm 2003, chủ yếu sang Syria và Jordan.[37] Trung tâm Giám sát di tản nội bộ ước tính hiện có thêm 1,9 triệu người hiện đã di tản trong đất nước này.[38]
Năm 2007, U.N. nói rằng khoảng 40% tầng lớp trung lưu Iraq được tin là đã chạy trốn và hầu hết đang chạy trốn khỏi cuộc đàn áp có hệ thống và không có mong muốn quay trở lại.[39] Người tị nạn đang bị sa lầy trong nghèo đói như họ thường bị cấm làm việc tại nước họ đến.[40][41] Trong những năm gần đây diaspora có vẻ đã trở lại với an ninh được tăng cường; chính phủ Iraq tuyên bố có 46.000 người tị nạn đã tự trở về nhà của họ vào tháng 10 năm 2007.[42]
Đến năm 2011, gần 3 triệu người Iraq đã di tản, với 1,3 triệu trong lãnh thổ Iraq và 1,6 triệu đã ra nước láng giềng, chủ yếu là Jordan và Syria.[43] Hơn phân nửa người Iraq theo công giáo đã chạy trốn khỏi quốc gia này từ năm 2003.[44][45] Theo thống kê của cơ quan Di dân và Công dân Hoa Kỳ, 58.811 người Iraq đã được cấp quyền công dân Hoa Kỳ theo cơ chế tị nạn đến ngày 25 tháng 5, 2011.[46]
Để thoát khỏi cuộc nội chiến, hơn 160.000 người tị nạn Syria thuộc nhiều sắc tộc khác nhau đã chạy trốn đến Iraq từ năm 2012.[47] Sự gia tăng bạo lực trong cuộc nội chiến Syria đã làm cho số người Iraq trở về quê hương của họ từ Syria ngày càng tăng.[48]
Văn hoá[sửa | sửa mã nguồn]
Bài đọc chính: Văn hoá Iraq
Những vấn đề khác[sửa | sửa mã nguồn]
- Liên lạc viễn thông
- Vận tải
- Quân đội Iraq
- Chính sách đối ngoại của Iraq
- Danh sách các nhà vua Iraq
- Danh sách các tổng thống Iraq
- Danh sách các thủ tướng Iraq
- Vi phạm nhân quyền tại Iraq
- Danh sách các địa danh ở Iraq
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ “Declaration of Principles for a Long-Term Relationship of Cooperation and Friendship Between the Republic of Iraq and the United States of America”. 26 tháng 11 năm 2007.
- ^ “Top 10 Battles for the Control of Iraq”. Livescience.com. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
- ^ Basu, Moni (18 tháng 12 năm 2011). “Deadly Iraq war ends with exit of last U.S. troops”. CNN.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tência
- ^ a ă â “Unemployment Threatens Democracy in Iraq”. USAID Iraq. Tháng 1 năm 2011.
- ^ “World Proved Reserves of Oil and Natural Gas, Most Recent Estimates”. Energy Information Administration. 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Iraqi oil reserves estimated at 143B barrels”. CNN. 4 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Iraq’s flood of ‘cheap oil’ could rock world markets”. The Washington Times. 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.
- ^ “Iraq Opens New Oil Terminal”. Nuqudy English. 12 tháng 2 năm 2012.
- ^ “U.S. Electricity Imports from and Electricity Exports to Canada and Mexico Data for 2008”. Web.archive.org. 26 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Iraq facts and figures”. OPEC. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.
- ^ “OPEC Announces it Will Absorb The Increase in Iraq’s”. Iraqidinar123. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
- ^ “Iraqi Minister Resigns Over Electricity Shortages”. 22 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2010.
- ^ The Wall Street Journal(ngày 14 tháng 3 năm 2014) "Iraq's Oil Output Surges to Highest Level in Over 30 Years". The Wall Street Journal.
- ^ a ă Charles Philip Issawi (1988). The Fertile Crescent, 1800–1914: A Documentary Economic History. Oxford University Press. tr. 17. ISBN 978-0-19-504951-0.
- ^ “Population Census”. Central Organization for Statistics.
- ^ “Population Of Iraq For The Years 1977 – 2011 (000)”. Central Organization for Statistics.
- ^ “Iraq”. International Monetary Fund. Tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Iraqi population reaches about 35 million”. Aswat Al Iraq. 27 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
- ^ Sharp, Heather (ngày 3 tháng 3 năm 2003). “BBC News – Iraq's 'devastated' Marsh Arabs”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Chechens in the Middle East: Between Original and Host Cultures”. Belfer Center for Science and International Affairs. 18 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
- ^ Williams, Timothy (2 tháng 12 năm 2009). “In Iraq’s African Enclave, Color Is Plainly Seen”. The New York Times.
- ^ “Mapping the Global Muslim Population” (PDF). Pew Forum on Religion & Public Life. tr. 10. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Shias dominate Sunnis in the new Iraq”. CBC news World. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Iraqi Christians' long history”. BBC News. 1 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
- ^ “IRAQ: Christians live in fear of death squads”. IRIN Middle East. IRIN. Ngày 19 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
- ^ Assyria. UNPO (2008-03-25). Truy cập 2013-12-08.
- ^ Paul Schemm (15 tháng 5 năm 2009). “In Iraq, an Exodus of Christians”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2010.
- ^ Stone, Andrea (27 tháng 7 năm 2003). “Embattled Jewish community down to last survivors”. Usatoday.com. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2011.
- ^ On Point: The United States Army In Operation Iraqi Freedom – Page 265, Gregory Fontenot – 2004
- ^ Iraqi Constitution, Article 4
- ^ Iraqi Constitution, Article 4, 1st section
- ^ Iraqi Constitution, Article 4, 4th section
- ^ Iraqi Constitution, Article 4, 5th section
- ^ Iraqi Constitution. iraqinationality.gov.iq
- ^ “Warnings of Iraq refugee crisis”. BBC News. 22 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
- ^ “A displacement crisis”. Ngày 30 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
- ^ Lochhead, Carolyn (16 tháng 1 năm 2007). “40% of middle class believed to have fled crumbling nation”. The San Francisco Chronicle.
- ^ Leyne, Jon (24 tháng 1 năm 2007). “Doors closing on fleeing Iraqis”. BBC News. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Plight of Iraqi refugees worsens as Syria, Jordan impose restrictions”.
- ^ Black, Ian (22 tháng 11 năm 2007). “Iraqi refugees start to head home” (PDF). The Guardian (London). Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Will Iraq's 1.3 million refugees ever be able to go home?”. London: The Independent. Ngày 16 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Christian areas targeted in Baghdad attacks”. BBC. Ngày 10 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
- ^ Sabah, Zaid; Jervis, Rick (ngày 23 tháng 3 năm 2007). “Christians, targeted and suffering, flee Iraq”. USA Today.
- ^ “USCIS – Iraqi Refugee ProcessingFact Sheet”. Uscis.gov. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Demographic Data of Registered Population”. UNHCR.
- ^ “Iraqi refugees flee war-torn Syria and seek safety back home”. UNHCR. Ngày 18 tháng 6 năm 2013.
Liên kết bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Iraq |
- Indepth Analysis of the Gulf War
- Bush in Baghdad
- Iraq News
- On a Small Bridge in Iraq
- CIA information on Iraq
- Iraq.gov
Liên kết đến Ân xá Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
- Amnesty International Report on Iraq
- Iraq: Tribunal established without consultation
- Iraq: Amnesty International seeks clarification on house demolitions by US troops in Iraq
- Reconstruction must ensure the human rights of Iraqis
- Memorandum on concerns related to legislation introduced by the Coalition Provisional Authority
- Iraq: Forcible return of refugees and asylum-seekers is contrary to international law
|