Kyōto (thành phố)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Kyoto)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thành phố Kyōto
京都市. Kyōto shi
—  Đô thị quốc gia  —
Lá cờ Thành phố Kyōto
Lá cờ
Vị trí của Thành phố Kyōto ở  Phủ Kyōto
Vị trí của Thành phố Kyōto ở Phủ Kyōto
Thành phố Kyōto ở Nhật Bản
Thành phố Kyōto
 
Tọa độ: 35°1′B 135°46′Đ / 35,017°B 135,767°Đ / 35.017; 135.767Tọa độ: 35°1′B 135°46′Đ / 35,017°B 135,767°Đ / 35.017; 135.767
Quốc gia Nhật Bản
Vùng Kansai
Tỉnh Phủ Kyōto
Chính quyền
 - Thị trưởng Kadokawa Daisaku (門川大作)
Diện tích
 - Tổng cộng 827,90 km² (319,7 mi²)
Dân số (tháng 4 năm 2008)
 - Tổng cộng 1.465.917
 - Mật độ 1.779/km² (4.607,6/mi²)
Biểu tượng
- Cây Weeping Willow, Japanese Maple and Katsura
- Hoa TRà, Azalea and Anh đào
Điện thoại 075-222-3111
Địa chỉ 488 Teramachi-Oike, Nakagyō-ku, Kyōto-shi, Kyōto-fu
604-8571
Website: City of Kyoto
Di sản thế giới
Di sản văn hóa cổ đô Kyoto
Vị trí
Vùng† châu Á và châu Đại Dương
Quốc gia  Nhật Bản
Công nhận
Năm công nhận 1994  (Kỳ họp thứ 18)
Dạng Văn hóa
Tiêu chuẩn ii, iv
Tham khảo 688
Chú thích
Kyoto vào mùa thu
Thành phố Kyoto nhìn từ Chùa Kiyomizu-dera

Thành phố Kyōto (tiếng Nhật: 京都市 Kyōto-shi; Hán-Việt: Kinh Đô thị) là một thành phố tỉnh lỵ của phủ Kyōto, Nhật Bản. Thành phố có dân số hơn 1,5 triệu người và là một phần chính của vùng đô thị Kansai. Thành phố này trước kia là kinh đô của Nhật Bản.

Lịch sử[sửa]

Qua các hiện vật khảo cổ, khoa học đã khẳng định loài người đã định cư ở khu vực Kyoto từ 10.000 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên, chứng tích về các sinh hoạt của con người trước thế kỷ 6 không có nhiều. Vào thế kỷ 8 để tránh ảnh hưởng của giới tăng lữ Phật Giáo xen vào quốc sự, Nhật Hoàng đã chọn dời đô đến khu vực Kyoto ngày nay để tạo khoảng cách với các trung tâm Phật Giáo đương thời.

Thành phố mới đó, bấy giờ mang tên Heiankyō (平安京, Bình An Kinh), trở thành kinh đô Nhật Bản năm 794. Sau đó, thành phố được đổi tên thành Kyoto (Kinh Đô). Kyoto giữ địa vị là kinh đô của Nhật Bản cho đến thế kỷ 19 khi được triều đình dời về Edo (Giang Hộ) năm 1868 vào triều Minh Trị duy tân. (Cho đến nay nhiều người Nhật vẫn cho rằng Kyoto là thủ đô chính thống- Xem bài Thủ đô của Nhật Bản.)

Khi Edo được đổi tên thành Tokyo (Đông Kinh) thì Kyoto được gọi là Saikyo (西京 Saikyō; Tây Kinh) trong một thời gian ngắn. Người phương Tây trước đây gọi tên thành phố này là Meaco hay Miako (都 miyako, có nghĩa "đô").

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã xem xét khả năng ném bom nguyên tử xuống Kyoto để buộc Nhật Bản kết thúc cuộc chiến nhưng cuối cùng Washington đã chọn HiroshimaNagasaki thay vì Kyoto vì không nỡ phá hủy "vẻ đẹp của thành phố" này (Xem Các cuộc ném bom Hiroshima và Nagasaki). Kyoto là thành phố lớn duy nhất của Nhật Bản vẫn còn các tòa nhà thời trước Chiến tranh thế giới thứ hai như tòa thị chính truyền thống machiya. Tuy nhiên, sự hiện đại hóa đang dần phá vỡ Kyoto truyền thống, như Nhà ga Kyoto. Kyoto trở thành thành phố được mệnh danh bởi sắc lệnh chính phủ ngày 1 tháng 9 năm 1956. Kyoto là nơi đăng cai tổ chức hội nghị và đã ra Nghị định thư Kyoto về khí nhà kính năm 1997.

Địa lý[sửa]

Mùa thu ở Kyoto hấp dẫn hàng đoàn khách du lịch đến những ngôi đền như vầy

Thành phố ban đầu được bố trí theo địa lý cổ truyền của Trung Hoa, theo hình mẫu của kinh đô Tràng An (ngày nay là Tây An). Cung điện hoàng gia nhìn về phía Nam, do đó Ukyō (phần bên phải của kinh đô) nằm ở phía Tây trong lúc Sakyō (phần bên trái) nằm ở phía Đông. Các phố ở các phường ngày nay Nakagyō, ShimogyōKamigyō vẫn theo kiểu bố trí này.

Ngày nay, quận kinh doanh chính nằm ở phía Nam của Cung điện hoàng gia cổ, với khu vực phía Bắc thưa dân hơn và vẫn còn nhiều mảng xanh. Các khu vực xung quanh không tuân theo kiểu bố trí như trung tâm thành phố. Kyoto được bao bọc ba bên xung quanh bởi các núi Higashiyama, Kitayama và Nishiyama, với độ cao chỉ khoảng 1000 m dưới mực nước biển. Các ngọn núi này đã mang đến mùa Hè nóng và mùa Đông lạnh.

Các khu hành chính[sửa]

The Golden Pavilion is the best known temple in Kyoto and probably in Japan
Torii form an archway at Fushimi Inari Shrine
Một nhà sư xin đồ cúng dường gần sông KatsuraArashiyama

Kyoto có 11 khu hành chính (行政区 gyōseiku):

Dân số[sửa]

Năm 2008, thành phố có khoảng 1.464.990 dân và mật độ dân số là 1775 người trên mỗi km². Diện tích là 827,90 km².

Văn hóa[sửa]

From top left: Tō-ji, Gion Matsuri in modern Kyoto, Fushimi Inari-taisha, Kyoto Imperial Palace, Kiyomizu-dera, Kinkaku-ji, Ponto-chō and Maiko, Ginkaku-ji, Cityscape from Higashiyama and Kyoto Tower

Mặc dù bị tàn phá bởi chiến tranh, hỏa hoạn và động đất trong suốt 11 thế kỷ là thủ đô nhưng Kyoto vẫn không bị tàn phá bởi bom lửa trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Với 2000 ngôi đền đạo Phật và đền Thần đạo, cũng như các cung điện, vườn thượng uyển và các công trình kiến trúc còn nguyên vẹn, Kyoto là một trong những thành phố được bảo tồn tốt nhất của Nhật Bản. Trong số các ngôi đền nổi tiếng của Kyoto phải kể đến Kiyomizu-dera, một ngôi đền bằng gỗ nằm trên loạt móng cọc gỗ cắm trên sườn núi dốc; Kinkaku-ji, ngôi đền được dát vàng; Ginkaku-ji, ngôi đền được dát bạc; Ryōan-ji, nổi tiếng về khu vườn đá. Đền Heian Jingū là một đền Shinto đánh dấu thời kỳ hoàng gia (xây dựng năm 1895) và kỷ niệm vị Hoàng đế đầu tiên và cuối cùng đóng đô tại Kyoto. Có 3 địa điểm đặc biệt liên quan đến Hoàng gia ở Kyoto, đó là Cung điện Hoàng gia Kyoto, nơi ở của các vị Thiên hoàng Nhật trong nhiều thế kỷ; biệt thự Hoàng gia Katsura, một trong những công trình kiến trúc cầu kỳ nhất nước Nhật; và biệt thự Hoàng gia Shugaku-in, một trong những khu vườn Nhật đẹp nhất.

Geisha tiếp khách tại khu Gion

Các địa điểm đáng chú ý khác ở quanh Kyoto gồm có Arashiyama và khu hồ đẹp như tranh vẽ, khu GionPontochō nơi hoạt động của các Geisha, đường đi dạo Philosopher, và các kênh đào chạy dọc theo các con phố cổ.

Các công trình lịch sử của cố đô Kyoto được UNESCO liệt kê trong thành các Di sản Thế giới. Chúng gồm các ngôi đền Kamo (Kami và Shimo), Kinkakuji, Kyō-ō-Gokokuji (Tō-ji), Kiyomizu-dera, Daigo-ji, Ninna-ji, Saihō-ji (Kokedera), Tenryū-ji, Rokuon-ji (Kinkaku-ji), Jishō-ji (Ginkaku-ji), Ryōan-ji, Hongan-ji, Kōzan-jilâu đài Nijo, chủ yếu được xây dựng bởi các tướng quan thời. Các công trình khác nằm bên ngoài thành phố cũng được liệt kê trong danh sách.

Kyoto cũng nổi tiếng về các món ăn truyền thống và cách nấu nướng phong phú. Các nghi lễ đặc biệt của Kyoto như một thành phố xa biển và là nơi có nhiều đền thờ Phật tạo ra sự phát triển của các loại rau quả khác nhau rất đặc biệt của vùng Kyoto (京野菜 kyōyasai).

Ngành công nghiệp truyền hình và điện ảnh của Nhật cũng có trung tâm ở Kyoto. Rất nhiều jidaigeki, phim hành động samurai được quay tại Toei Uzumasa Eigamura [1].

Kinh tế[sửa]

Ngành du lịch là cơ sở chính của kinh tế Kyoto. Du khách đến tham quan cảnh đẹp và di sản văn hóa của Kyoto. Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ. Thành phố Kyoto là trung tâm sản xuất áo kimono. Công nghiệp nặng chủ yếu là sản xuất hàng điện tử, đây là nơi đóng trụ sở của các hãng Nintendo, OMRON, Kyocera, và Murata Machinery. Hãng Wacoal lớn cũng hoạt động ở đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành công nghệ cao cũng không kịp nhịp suy giảm của công nghiệp truyền thống. Sản lượng công nghiệp của Kyoto đã giảm sút khá nhiều và giảm sút so với các thành phố Nhật Bản.

Đại học cao đẳng[sửa]

Campus Plaza Kyoto

Có 37 viện và trường đại học ở Kyoto. Kyoto là một trong những trung tâm học thuật của Nhật Bản. 3 trường đại học nổi tiếng lớn nhất là Đại học Doshisha, Đại học KyotoĐại học Ritsumeikan. Trong số đó, Đại học Kyoto được xem là một trong những đại học hàng đầu Nhật Bản với nhiều người đoạt giải Nobel như Yukawa Hideki.

Kyoto có một mạng lưới giáo dục bậc cao duy nhất, đó là Liên hiệp các trường đại học của Kyoto, bao gồm 3 trường đại học quốc gia, 5 trường thuộc tỉnh và thành phố, và 41 trường tư thục, cùng với 4 tổ chức khác của thành phố. Liên hiệp không cấp bằng mà cung cấp các khóa học từng phần của bằng cấp tại các trường thành viên.

Giao thông[sửa]

Khung cảnh bên trong Sanzen'in

Nhà ga Kyoto là đầu mối giao thông của thành phố. Là nhà ga lớn thứ nhì của Nhật, cao 15 tầng, nó bao gồm một trung tâm mua sắm lớn, khách sạn, rạp chiếu phim và siêu thị Isetan. Tuyến đường tàu cao tốc Tōkaidō Shinkansen (xem bên dưới) cũng như tất cả các tuyến đường tàu địa phương đều được kết nối tại đây.

Hệ thống tàu điện ngầm và mạng lưới xe buýt thành phố của Kyoto có phạm vi rất rộng. Các tuyến đường tàu tư nhân cũng hoạt động trong phạm vi thành phố. Khách du lịch cũng thường xuyên tham gia giao thông trên các tuyến xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc đi taxi. Xe buýt vận hành trên tất cả các tuyến đường trong thành phố, đặc biệt tại các nơi không có tàu điện. Xe buýt ở Kyoto có thông báo bằng tiếng Anh đi kèm với bảng điện tử báo hiệu điểm dừng tại các bến đỗ có ghi tên dùng ký tự La tinh.

Hầu hết các xe buýt trong thành phố đều có mức giá cố định: 220 yên/người lớn và 110 yên/trẻ em 6-12 tuổi. Bên cạnh đó còn có vé đi không giới hạn 1 ngày trong thành phố (500 yên/người lớn và 250 yên/trẻ em) hay vé kết hợp giữa tàu và xe buýt (1200 yên/người lớn và 600 yên/trẻ em). Hình thức vé này đặc biệt tiện dụng cho việc đi tham quan nhiều địa điểm khác nhau trong 1 ngày của du khách. Trung tâm thông tin xe buýt ở ngay bên ngoài nhà ga trung tâm phụ trách việc bán vé. Công ty vận tải của thành phố cũng phân phát các tờ rơi rất hữu ích, gọi là "Bus Navi". Tờ rơi này bao gồm bản đồ các tuyến đường đi của xe buýt tới hầu hết các địa điểm du lịch cùng với giá vé. Khách du lịch có thể dễ dàng lấy tờ rơi này tại các trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng ở trước cửa các nhà ga chính.

Tuyến tàu điện cao tốc Tōkaidō Shinkansen phục vụ vận chuyển hành khách giữa Kyoto với NagoyaTokyo (theo một hướng) và vùng Osaka cũng như các địa điểm khác ở phía tây (theo hướng ngược lại). Tàu Tōkaidō Shinkansen đi từ nhà ga trung tâm Kyoto đến nhà ga trung tâm Tokyo mất khoảng 140 phút. Một đường khác dẫn đến Kyoto là qua sân bay quốc tế Kansai. Tuyến tàu nhanh Haruka Express đưa hành khách từ sân bay tới nhà ga Kyoto trong vòng 72 phút. Ngoài ra cũng có các tuyến tàu khác như JR, Keihan, Hankyu hay Kintetsu và các tuyến khác dẫn đến Kyoto cũng như các thành phố lân cận trong vùng Kansai.

Ngoài ra, đi xe đạp cũng là một cách đi lại phổ biến trong thành phố, thậm chí nó còn như một văn hóa đi xe đạp của cố đô Kyoto. Địa hình và phạm vi của thành phố cũng phù hợp cho việc đi lại bằng xe đạp.

Lễ hội[sửa]

Các lễ hội là một phần trong các ngày nghỉ trong năm ở Kyoto.

Đầu tiên là lễ hội Aoi Matsuri được tổ chức vào 15 tháng 5, còn gọi là lễ hội Kamo. Đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất Kyoto. Hai tháng sau (14 tháng 7 đến 17 tháng 7) là lễ hội Gion Matsuri, lễ hội lớn nhất ở Kyoto. Kyoto kỷ niệm lễ hội Bon với Gozan Okuribi, lửa được thắp sáng trên núi để dẫn đường cho các linh hồn tìm đường về nhà (16 tháng 8). Lễ hội ngày 22 tháng 10 Jidai Matsuri là lễ hội kỷ niệm quá khứ vinh quang của Kyoto với các cuộc diễu binh của khoảng 2000 người trong các trang phục từ thời kỳ Heian cho đến thời kỳ Minh Trị.

Thể thao[sửa]

Trong môn bóng đá, Kyoto có đại diện là Kyoto Purple Sanga who rose to J. League's Division 1 in 2005. With the popularity of the nearby Hanshin Tigers, Kyoto chưa từng có đội bóng nào tham dự giải Bóng chày chuyên nghiệp Nhật Bản, though the Tigers play several neutral-site games at Kyoto's Nishi Kyogoku stadium every year.

Bên cạnh đó, các đội bóng chày của các trường trung học ở Kyoto cũng khá mạnh, cùng với Heian và Toba tạo nên đội quân hùng mạnh tại giải thi đấu hàng năm được tổ chức tại sân vận động Koshien, Nishinomiya gần Osaka.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]