Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông
Cửu Long thuộc
Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố
Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách
Cần Thơ 62 km.
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long[2].
Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn
200 năm nay. Vào thế kỷ
XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của
Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh
Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang. Năm
1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm
1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh
Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm
1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh
Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm
1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.
Tên gọi Sóc Trăng do từ
Srok Kh'leang của tiếng
Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃ្លាំង) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua.
Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều
Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)[4]
Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh
An Giang nhà Nguyễn như sau: "
... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người
Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này
- published: 09 Oct 2015
- views: 4508